VNREBATES

Chiến lược quản lý vốn dành cho newbie

24.03.2024, 08:28 7 phút đọc

Rõ ràng, những anh em nào giao dịch đủ lâu trên thị trường cũng sẽ hiểu được rằng: hệ thống giao dịch chỉ có một, nhưng quản lý vốn, và quản lý vị thế luôn sẽ phụ thuộc vào nhiều hoàn cảnh, nhiều kịch bản thị trường khác nhau. Chưa kể, càng giao dịch lâu, chúng ta càng hiểu rõ tầm quan trọng của quản lý vốn và công việc giao dịch.

Xem thêm:

Tầm quan trọng của quản lý vốn

Tầm quan trọng của quản lý vốn và công việc giao dịch.

Tầm quan trọng của quản lý vốn và công việc giao dịch.

Đôi khi, chúng ta làm rất tốt công việc của mình và có những chuỗi thắng liên tiếp, nhưng đôi khi chúng ta cũng thất bại. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giao dịch của chúng ta rất đa dạng, cả khách quan lẫn chủ quan. Là một nhà giao dịch, bạn hoàn toàn có thể có một ngày giao dịch tồi tệ, hoặc một tuần tồi tệ. Điều kiện thị trường có thể không tối ưu cho phong cách giao dịch của bạn hoặc phương pháp của bạn cần được tinh chỉnh để phù hợp với thị trường.

Bởi vì hiệu suất của bạn không bao giờ được đảm bảo, nên bạn phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Nhiều nhà giao dịch không thích nghĩ về những giai đoạn khó khăn tiềm ẩn, nhưng bạn cần phải ép buộc bản thân đối mặt những điều bạn không muốn thấy và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tồn tại và thành công trên thị trường. Dưới đây là một số điều về quản lý tiền mà chúng ta cần phải thực hiện, nếu muốn thành công:

Bạn có thể có một chiến lược giao dịch tồi, nhưng nếu bạn quản lý tiền tốt, bạn vẫn có thể kiếm tiền. Nếu bạn quản lý tiền kém, thì chiến lược giao dịch có tốt đến đâu cũng không quan trọng, cuối cùng thì bạn cũng sẽ thua. Bạn phải có một kỹ thuật quản lý tiền thật tốt nếu bạn thực sự muốn giao dịch bằng cách ném phi tiêu vào bảng!

Để quản lý tiền thật tốt, trước hết, bạn phải dựa trên số vốn trong tài khoản của mình. Ngoài ra, hãy xem xét sự biến động của giá và số tiền bạn muốn mạo hiểm vào bất kỳ vị thế nào. Đừng mạo hiểm nhiều hơn một vài phần trăm cho bất kỳ vị thế nào.

Bạn phải xem xét quy mô vốn của mình. Bạn muốn bỏ vào thị trường bao nhiêu phần trăm? Vào thời điểm thuận lợi, bạn có thể mạo hiểm nhiều hơn. Vào thời điểm không thuận lợi, hãy thu bớt tiền mặt và hạn chế vào lệnh hoặc cắt giảm khối lượng. Hãy có một số tiền dự trữ, sẽ có những thời điểm như chiến tranh, dịch bệnh, vì vậy chúng ta cần giữ một khoản dự trữ để bảo vệ”.

Mặc dù mỗi một nhà giao dịch cụ thể có thể chọn cách quản lý tiền khác nhau, nhưng điều quan trọng là bạn nên hạn chế số vốn mà bạn mạo hiểm trong một giao dịch nhất định.

Nhiều nhà giao dịch có thể sử dụng mức giới hạn rủi ro ở mức 1-3%, nhưng không có quy tắc cứng nhắc nào cho con số này. Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh, nâng nó lên khi bạn cảm thấy thị trường thuận lợi và giảm nó xuống khi điều kiện thị trường thay đổi hoặc chiến lược giao dịch không hiệu quả. Trong bức tranh tổng thể, bạn sẽ có nhiều lợi nhuận hơn nếu làm vậy.

Sau đây xin giới thiệu với các bạn một chiến lược quản lý vốn khá hay dành cho newbie.

Chiến lược quản lý vốn dành cho newbie

Trong quá trình trading trong các bạn đã có ai chưa khi nào nổi MÁU ĐIÊN dẫn đến cháy tài khoản chưa? Phân tích kỹ thuật để tìm được đểm Entry đẹp, Stoploss tối ưu là quan trọng nhưng yếu tố sống còn để tồn tại được trên thị trường lại là quản lý vốn. (Quan điểm riêng của tác giả chính là hãy sống trước đã rồi mới tính đến việc thưởng thức cuộc đời, vì dù đời đắng cay hay ngọt bùi chúng ta vẫn phải sống)

Tác giả xin phép không nghiên cứu sâu về các phương pháp khác, chỉ xin phép bổ sung phương pháp mà bản thân đã từng áp dụng rất ổn để giúp cho những bạn mới tham gia thị trường có tâm lý tốt hơn trong quá trình giao dịch.

Chúng ta bắt đầu với số vốn 200usd trong tài khoản.

Đầu tiên là mở 2 ID tài khoản (Tài khoản 1 – TK1; Tài khoản 2 – TK2) với đòn bẩy sàn là tối đa, trong đó TK1 là tài khoản giữ tiền, TK2 là tài khoản sẽ giao dịch.

Nạp 200usd vào TK1 và từ TK1 chuyển 15usd vào TK2 (15usd là số tiền tối đa mà chúng ta chấp nhận thua lỗ trong 1 ngày giao dịch).

Tiếp theo thì chia 15usd ra thành 3 lệnh/ngày (Risk mỗi lệnh 5usd/SL).

Công việc cuối cùng là chờ đợi giá về tới những vùng POI theo phương pháp SMC mà chúng ta đã phân tích để timing vào lệnh, hiểu đơn giản là dù vùng POI đó có đẹp đến đâu thì cũng chỉ có thể vào risk 5usd, chỉ khác là Stoploss càng tối ưu thì số Lot sẽ được đẩy lên và ngược lại.

Chiến lược quản lý vốn dành cho newbie

Chiến lược quản lý vốn dành cho newbie

Tổng kết 1 ngày giao dịch: (khuyến nghị nên chờ kèo có Takeprofit tối thiểu là R3 hoặc đỉnh/đáy cũ > R3, nếu không phải là R3 theo phân tích thì không nên vào).

– Loss 3 lệnh mất full 15usd ==> TÂM LÝ rất xấu => nghỉ giao dịch.

– Loss 2 lệnh, win 1 lệnh => +R1

– Loss 1 lệnh, win 2 lệnh => +R5

– Win 3 lệnh => ta giỏi quá.

Thua thì ngày mai các bạn sẽ chuyển 15usd vào còn thắng thì rút chuyển phần lời sang TK1 hoặc đặt lệnh rút để có cảm giác được tiêu tiền thị trường. (theo tác giả thì nếu win 2 lệnh đầu thì nên thoát máy)

Các ưu nhược điểm khi dùng cách QLV này.

–  Ưu điểm:

+ Tâm lý thoải mái hơn rất nhiều khi biết trước là nếu thua full cũng chỉ mất 15usd thay vì có thể nhiều hơn hoặc cháy tài khoản.

+ Khắc chế tối đa MÁU ĐIÊN nổi lên khi thua lệnh, muốn nhảy vào đánh lớn để trả thù thị trường.

+ Ngay cả khi chúng ta không giỏi phân tích kỹ thuật (giỏi vẫn chết như thường) thì ít nhất là không cháy tài khoản trong đêm như các chuyên gia được, muốn cháy được tài khoản 200usd thì cần mất 13 ngày giao dịch và thua full các lệnh.

+  Phù hợp đánh Scalping và intraday

+  Phù hợp với AE mới và TK không lớn.

– Nhược điểm:

+  Mất time đầu ngày mở trang web sàn để làm công tác chuyển tiền liên thông giữa các tài khoản.

+  Không phù hợp khi giao dịch Swing (do lâu được ăn).

Vài điều rút ra khi áp dụng cách quản lý vốn này:

Tin mình đi, nếu các bạn áp dụng triệt để cách quản lý vốn này thì sẽ thấy rõ 2 điều:

+ Thứ nhất nếu thuận (tức là tỉ lệ thắng nhiều hơn bại) thì chỉ cần sau 2 tuần đã thấy kết quả màu hồng ngay thôi, tài khoản nhỏ sinh lời nhỏ, khi này hãy ngĩ đến việc bơm số tiền lớn vào tài khoản để giao dịch. (tài khoản nhỏ mà còn không giữ được thì tài khoản lớn làm sao mà không cháy?)

+ Nếu ngược, tức là làm theo nhưng tài khoản cứ hào mòn dần cho tới (=Zero) thì cũng là lúc nên dừng lại để xem lại phương pháp giao dịch đang sai ở đâu hoặc là bản thân không phù hợp với bộ môn này để còn kịp thời quay xe, không nên nạp thêm vào tài khoản khi chưa tìm ra nguyên nhân thua liên tục như vậy.

Chúc các bạn Newbie áp dụng thành công.

–  Các bạn trader pro đã có cách quản lý vốn riêng và vận hành hiệu quả rồi thì cũng xin đừng chê cười nhé, vì đây có thể xem là “HẠ SÁCH PHẢI DÙNG ĐỂ GIỮ TIỀN”, như các đạo hữu hay gọi là “trò mèo” thay vì tiêu tiền ở túi áo thì tiêu tiền ở túi quần mà bản chất vẫn là tiền của mình.

Sở dĩ phải dùng cách nhỏ giọt 2 tài khoản như thế này để mục đích hạn chế việc mất kiểm soát tâm lý, thường thì sau 2 lệnh thua thì lệnh 3 lệnh 4 sẽ có SL bằng cả tài khoản luôn (Các bạn ngẫm điều này xem mình đã từng mắc vào chưa?)

Nguồn: TradingView

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.