VNREBATES

Tin tức forex: Dầu tiếp tục đà phục hồi

28.02.2019, 20:01 9 phút đọc

Số liệu bảng lương phi nông nghiệp tốt hơn kỳ vọng công bố hôm thứ Sáu tuần trước đã thúc đẩy mạnh mẽ USD. Điều chỉnh tăng đối với các số liệu của tháng trước đó và sự gia tăng của thu nhập bình quân theo giờ xác nhận rằng thị trường lao động đang củng cố

Tin tức forex: Dầu tiếp tục đà phục hồiTuần này, tiêu điểm sẽ là cuộc họp chính sách tiền tệ của Riksbank và công bố báo cáo lạm phát hàng quý của Ngân hàng Trung ương Anh, cả hai đều diễn ra vào thứ Năm. Liệu Thụy Điển có là ngân hàng trung ương tiếp theo thực hiện nới lỏng chính sách? Ngược lại, số liệu khả quan từ quốc gia này trong thời gian gần đây gợi ý sự cải thiện trong nền kinh tế vào cuối năm ngoái, theo quan điểm của chúng tôi. Chúng tôi mong rằng các yếu tố cơ bản cải thiện có thể trút bỏ áp lực cho Riksbank trong việc triển khai các biện pháp bổ sung, ít nhất là vào lúc này. Thậm chí chỉ cần giữ vững cũng có thể có lợi cho SEK trong bối cảnh các cuộc chiến tiền tệ hiện đang diễn ra. Về phần Ngân hàng Trung ương Anh, 2 nhà hoạch định chính sách, những người đã bỏ phiếu nâng lãi suất trong tháng trước, đã bỏ phiếu giữ nguyên lãi suất cùng với các thành viên khác vì rủi ro lạm phát thấp kéo dài gia tăng. Báo cáo lạm phát tháng 11 đã cảnh báo rằng lạm phát có thể được kỳ vọng giảm xuống dưới ngưỡng 1%. Lần này, họ có thể nói rằng lạm phát thậm chí có thể chuyển thành âm trong vòng một vài tháng tới. Việc đó có thể đẩy kỳ vọng nâng lãi suất ra xa hơn và làm suy yếu đồng bảng Anh.

Chủ đề trên thị trường forex hiện nay là các cuộc chiến tiền tệ gián tiếp. Tuần trước, là lượt của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), ngân hàng đã cắt giảm lãi suất đối với dự trữ của ngân hàng. Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) cũng đã cắt giảm lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vì lạm phát thấp hơn và tỷ giá hối đoái bị định giá quá cao. Đây là một trong những ví dụ rõ ràng nhất về “cuộc chiến tiền tệ”.
 

Thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản cho tháng 12 vượt xa kỳ vọng khi thâm hụt thương mại thu hẹp hơn mong đợi. Xuất khẩu tăng 19% hàng năm trong khi nhập khẩu chỉ tăng 6,7% khi giá trị nhập khẩu dầu thô giảm 22% hàng năm. Hơn nữa, thu nhập từ đầu tư tiếp tục gia tăng khi đồng yên yếu hơn cải thiện giá trị được tính bằng đồng yên của luồng ngoại tệ chảy vào. Tài khoản vãng lai đã đạt thặng dư kể từ tháng 4 năm ngoái trên cơ sở điều chỉnh theo mùa. Việc này có thể có nghĩa là sự ổn định nhất định vào lúc này, trừ khi và cho đến khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản quyết định về một vòng các các biện pháp nới lỏng khác.

Thặng dư thương mại của Trung Quốc chạm mức kỷ lục trong tháng 1, nhưng đó là tin xấu cho các đồng tiền yết giá bởi vì động lực đằng sau sự tăng vọt này là sự sụt giảm mạnh trong nhập khẩu (-20% hàng năm), không phải là sự gia tăng trong xuất khẩu khi mà xuất khẩu đã giảm 3,2% hàng năm. Giá hàng hóa sụt giảm, nhu cầu trong nước suy yếu và xuất khẩu giảm xuống đều góp phần vào sự sụt giảm của nhập khẩu. Sự kết hợp này đã tạo ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho các nhà chức trách trong việc đặt mục tiêu vào tỷ giá hối đoái vì thặng dư kỷ lục thường sẽ có nghĩa là áp lực tăng đối với CNY, nhưng xuất khẩu giảm biện hộ cho điều ngược lại. Phản ứng có thể sẽ là có thêm kích thích kinh tế, chẳng hạn như cắt giảm lãi suất hoặc RRR. Mặt khác, nếu Trung Quốc tiếp tục chịu đựng hoặc thậm chí khuyến khích giảm giá CNY, việc đó sẽ làm tăng mối đe dọa giảm phát mà các quốc gia khác đang phải đối mặt và tăng cường cuộc chiến tiền tệ toàn cầu.
 

Số liệu bảng lương phi nông nghiệp tốt hơn kỳ vọng công bố hôm thứ Sáu tuần trước đã thúc đẩy mạnh mẽ USD. Điều chỉnh tăng đối với các số liệu của tháng trước đó và sự gia tăng của thu nhập bình quân theo giờ xác nhận rằng thị trường lao động đang củng cố. Lãi suất ngụ ý đối với hợp đồng kỳ hạn dài hạn hơn đối với quỹ của Fed đã tăng vọt 20 điểm cơ bản khi các nhà đầu tư hiện đang được thuyết phục rằng trên thực tế Fed sẽ bắt đầu chuẩn hóa lãi suất trong năm nay. Sự khác biệt về chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục đẩy đồng đô la lên cao hơn, theo quan điểm của tôi.

Giá dầu đã tiếp tục gia tăng vào thứ Sáu tuần trước và trong phiên sáng nay, giá đã tăng lên so với mức mở cửa phiên thứ Sáu. Một dấu hiệu của xu hướng này đó là giá dầu có vẻ đã tách riêng khỏi đồng đô la – đồng đô la đã phục hồi mạnh sau số liệu bảng lương công bố hôm thứ Sáu, nhưng giá dầu thô đã tiếp tục tăng điểm. Việc này gợi ý rằng các nhà đầu cơ và quỹ tự bảo hiểm sẽ cắt giảm vị thế ngắn của họ. Có vẻ như rằng những người bán, những người đã đưa giá từ mức 60 USD/thùng xuống mức 40 USD/thùng không phải là các nhà kinh doanh dầu mà thay vào đó là các nhà đầu cơ. Khi họ đóng hết vị thế của mình, giá sẽ quay trở lại trạng thái cũ. Giá dầu có thể phục hồi thêm nếu họ tiếp tục cắt giảm vị thế ngắn.
 

Các ngày còn lại của tuần: Thứ Ba, tại Anh, sản lượng công nghiệp cho tháng 12 sẽ được công bố. Tại Mỹ, kết quả Khảo sát về Số việc làm còn trống và Mức luân chuyển lao động (JOLTS) sẽ làm sáng tỏ thêm bức tranh thị trường lao động của Mỹ. Chúng ta sẽ nhận được chỉ số CPI và PPI của Trung Quốc cho tháng 1. Theo dự báo, chỉ số CPI và PPI sẽ sụt giảm đôi chút, gợi ý rằng đợt cắt giảm lãi suất khác có thể cần thiết ngoài đợt cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc được tiến hành vào thứ Tư tuần trước.
 

Thứ Tư, số liệu GDP của Na Uy cho quý 4 dự kiến tiếp tục không đổi so với quý 3. Xét đến mức giá dầu thấp trong hiện tại so với các quý trước đó, chúng tôi sẽ theo dõi xem liệu việc giá dầu sụt giảm có tác động tới tốc độ tăng trưởng của quốc gia này không.
 

Thứ Năm là ngày của Ngân hàng Trung ương, như đã đề cập ở trên. Chúng ta cũng sẽ nhận được doanh số bán lẻ của Mỹ cho tháng 1. Giá xăng dầu sụt giảm có thể khiến số liệu tổng thể giảm xuống, nhưng doanh số trừ ô tô và xăng dầu sẽ tăng, chỉ ra rằng quý này đã có sự khởi đầu mạnh mẽ.
 

Vào thứ Sáu, số liệu GDP sơ bộ cho quý 4 năm ngoái của Pháp, Đức và toàn bộ Eurozone sẽ được công bố. GDP sơ bộ cho quý 4 của Eurozone dự kiến tiếp tục không đổi so với quý 3, trong khi các số liệu được công bố từ Đức, nền kinh tế mạnh nhất Châu Âu có thể cho thấy rằng nền kinh tế nước này đã mở rộng nhẹ so với quý 3.
 

Tiêu điểm hôm nay: Trong ngày giao dịch vàng tại Châu Âu, cán cân thương mại của Đức cho tháng 12 sẽ được công bố.
 

Từ Canađa, chúng ta sẽ nhận được số liệu về số nhà ở xây mới cho tháng 1.
 

Chỉ số các điều kiện thị trường lao động của Mỹ cho tháng 1 cũng sẽ được công bố. Chỉ số hàng tháng này được rút ra từ một loạt số liệu nhằm đưa ra sự hiểu biết tốt hơn về các điều kiện việc làm nói chung. Nó nhằm mục tiêu tạo ra một thước đo chung để đánh giá liệu thị trường lao động có cải thiện trên diện rộng hay không. Trong tháng 12, chỉ số này được công bố ở mức 6.1, vì vậy một số liệu trên mức đó, sau báo cáo việc làm vững chắc công bố hôm thứ Sáu, sẽ gia tăng các dấu hiệu về thị trường lao động cải thiện và có lẽ sẽ đẩy giá đô la lên cao hơn.

Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ sẽ công bố số liệu tiền gửi không kỳ hạn hàng tuần của mình, mà số liệu này có thể cho biết liệu Ngân hàng này có can thiệp vào thị trường ngoại hối trong tuần kết thúc vào ngày mùng 6/2 hay không. Tiền gửi không kỳ hạn đã tiếp tục tăng lên trong tuần trước đó, gia tăng các dấu hiệu cho thấy rằng ngân hàng trung ương này đã can thiệp nhằm làm suy yếu CHF kể từ khi hủy bỏ mức giá sàn của đồng tiền này so với đồng euro. Các dấu hiệu về sự can thiệp tiếp theo có thể làm suy yếu CHF phần nào.
 

Cập nhật liên tục tin tức forex.
Nguồn: Vnrebates.net
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.