VNREBATES

Tin tức forex: Lao động Mỹ không cần vội được tăng lương

28.02.2019, 20:01 8 phút đọc

Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sụt giảm không gây nhiều áp lực đối với các công ty Mỹ trong việc tăng tiền lương. Chỉ số chi phí việc làm (ECI), một thước đo chi phí tiền lương và phụ cấp được áp dụng rộng rãi đã tăng 0,6% hàng quý trong quý 4, ở tốc độ chậm hơn so với mức 0,7% hàng quý trong quý 3

Tin tức forex: Lao động Mỹ không cần vội được tăng lươngQua đêm, chỉ số PMI sản xuất chính thức của Trung Quốc theo HSBC đã giảm xuống mức 49.7, ngay bên dưới số liệu sơ bộ 49.8 và dưới dự báo không đổi. Số liệu này được công bố chỉ một ngày sau khi chỉ số PMI chính thức cho tháng 1 cũng đã tiến vào vùng thu hẹp, lần đầu tiên kể từ tháng 9/2012. Việc này có thể gây áp lực lên Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc trong việc tiếp tục nới lỏng. Trong một động thái bất ngờ trong tháng 11 năm ngoái, Ngân hàng này đã cắt giảm lãi suất chính thức lần đầu tiên trong khoảng thời gian hơn 2 năm để hỗ trợ tăng trưởng. Lần này, chúng ta có thể chứng kiến sự kết hợp của việc cắt giảm lãi suất và cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) để đưa thêm thanh khoản vào nền kinh tế. Động thái đó có thể có lợi cho NZD và AUD.

Các chủ sử dụng lao động Mỹ thấy không cần phải vội vàng tăng lương. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sụt giảm không gây nhiều áp lực đối với các công ty Mỹ trong việc tăng tiền lương. Chỉ số chi phí việc làm (ECI), một thước đo chi phí tiền lương và phụ cấp được áp dụng rộng rãi đã tăng 0,6% hàng quý trong quý 4, ở tốc độ chậm hơn so với mức 0,7% hàng quý trong quý 3 và khớp với kỳ vọng. Việc này khiến cho tốc độ hàng năm không đổi ở mức 2,2%, dưới mức tăng lương trung bình ở khoảng 3,5% cho giai đoạn 2001-2007 một khoảng xa. Thêm vào đó, ước tính thứ 1 về GDP của Mỹ đã cho thấy rằng nền kinh tế này đã giảm tốc trong quý 4, nằm dưới kỳ vọng và sụt giảm so với tốc độ nhanh nhất trong 11 năm trong quý 3. Tăng trưởng đã bị kéo xuống bởi chi tiêu kinh doanh yếu hơn, sụt giảm trong chi tiêu của chính phủ liên bang và xuất khẩu ròng. Tuy nhiên, chi tiêu tiêu dùng đã tăng lên mức cao nhất kể từ trước cuộc khủng hoảng tài chính, chủ yếu được thúc đẩy bởi giá dầu rẻ hơn. Niềm tin tiêu dùng gia tăng có thể đưa tốc độ tăng trưởng lên cao hơn trong năm 2015, nhưng thời tiết xấu gần đây có thể một lần nữa làm giảm phần nào sức mạnh đang được củng cố đó. Hơn nữa, ước tính thứ 1 về chỉ số PCE cơ bản cũng đã cho thấy tình trạng giảm tốc. Nhìn chung, có ít số liệu trong số những số liệu này có thể buộc Fed thay đổi quan điểm của mình về lãi suất, nhưng tốc độ mở rộng thấp hơn dự báo có thể đẩy lùi kỳ vọng nâng lãi suất thêm đôi chút.
 

Các ngày còn lại của tuần, mặc dù báo cáo việc làm của Mỹ được công bố vào thứ Sáu sẽ là tiêu điểm, nhưng như thường lệ, có một số số liệu quan trọng được công bố trước báo cáo này. Vào thứ Ba, Ngân hàng Dự trữ Australia sẽ tổ chức cuộc họp chính sách. Việc gần đây Ngân hàng Dự trữ New Zealand có động thái thay đổi chính sách và chỉ số CPI cho quý 4 của Australia giảm xuống dưới khoảng mục tiêu cũng đã gây áp lực lên RBA trong việc nới lỏng chính sách. Áp lực đối với việc cắt giảm lãi suất thêm 25 điểm cơ bản đang hình thành, nhưng thay vào đó chúng tôi cho rằng Ngân hàng này có nhiều khả năng sẽ chỉ chuyển sang khuynh hướng nới lỏng. Mặc dù các nhà đầu tư có thể thất vọng trước việc không có cắt giảm lãi suất, mà việc này có vẻ là một suy nghĩ phổ biến trong thời gian gần đây, nhưng việc chuyển sang khuynh hướng nới lỏng và dấu hiệu về việc cắt giảm lãi suất tại cuộc họp trong tương lai có thể chứng tỏ đủ để tiếp tục làm suy yếu đồng tiền của nước này.
 

Thứ Tư, chỉ số PMI chính thức khu vực dịch vụ cho các quốc gia mà chúng ta đã nhận được số liệu sản xuất vào thứ Hai sẽ được công bố. Tại Mỹ, chúng ta sẽ nhận được báo cáo của ADP như thường lệ 2 ngày trước công bố NFP. Báo cáo ADP dự kiến sẽ cho thấy rằng số việc làm gia tăng được trong tháng 1 sẽ sụt giảm so với tháng 12.
 

Thứ Năm, Ngân hàng Trung ương Anh sẽ nhóm họp để quyết định về lãi suất chính sách. Có ít khả năng là họ sẽ thay đổi lãi suất, đặc biệt là sau khi 2 nhà hoạch định chính sách, những người đã bỏ phiếu nâng lãi suất, đã hủy bỏ yêu cầu của họ tại cuộc họp gần đây nhất trước tình trạng lạm phát sụt giảm. Do đó, tác động trên thị trường giao dịch forex sẽ rất nhỏ, như thường lệ. Tuy nhiên, sẽ rất thú vị để theo dõi biên bản cuộc họp khi nó được công bố vào ngày 18/2 vì nó có thể cho thấy Ngân hàng này sẽ hành động như thế nào nếu sau cùng lạm phát chuyển thành âm.
 

Vào thứ Sáu, sự kiện quan trọng sẽ là số liệu bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ cho tháng 1. Thị trường dự báo số bảng lương sẽ gia tăng 231.000, giảm so với mức 252.000 trong tháng 12. Bất chấp kỳ vọng về sự sụt giảm trong số bảng lương tháng 1, số liệu này vẫn sẽ cho thấy rằng nền kinh tế Mỹ đã gia tăng được ít nhất 200.000 việc làm trong 12 tháng liên tiếp. Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp được dự báo tiếp tục không đổi ở mức 5,6%, trong khi thu nhập bình quân hàng giờ dự kiến tăng đôi chút trên cơ sở hàng năm. Những số liệu đó sẽ nhất quán với quan điểm tin tưởng hơn của FOMC về thị trường việc làm. Trong tuyên bố sau cuộc họp diễn ra vào tuần trước, Ủy ban này đã nhắc đến cụm từ “gia tăng việc làm mạnh mẽ” và “tốc độ tăng trưởng ổn định”, do đó, một số liệu mạnh mẽ nữa sẽ hỗ trợ đồng đô la.
 

Tỷ lệ thất nghiệp của Canađa cho tháng 1 cũng sẽ được công bố.
 

Tiêu điểm hôm nay: Tại Châu Âu, chúng ta sẽ nhận được số liệu PMI sản xuất cho tháng 1 từ một vài quốc gia Châu Âu, bao gồm Anh, và số liệu chính thức cho toàn bộ khu vực Eurozone. Chỉ số PMI sản xuất của Anh được ước tính tăng nhẹ lên mức 52.8 từ mức 52.5. Như thường lệ, dự báo chính thức cho số liệu của Pháp, Đức và Eurozone sẽ giống với ước tính sơ bộ.
 

Tại Mỹ, thu nhập cá nhân và chi tiêu cá nhân cho tháng 12 cũng đến hạn công bố. Thu nhập cá nhân dự kiến tăng ở tốc độ chậm hơn so với tháng 11, trong khi chi tiêu cá nhân dự kiến giảm so với tháng trước đó. Tốc độ hàng năm của chỉ số giảm phát PCE và chỉ số PCE cơ bản của quốc gia này được dự báo giảm đôi chút, khớp với ước tính thứ 1 về chỉ số PCE cơ bản cho quý 4 trong số liệu GDP công bố vào thứ Sáu. Chỉ số PMI sản xuất chính thức theo Markit và chỉ số sản xuất theo ISM đều cho tháng 1 cũng sẽ được công bố. T

Từ Canađa, chỉ số PMI sản xuất theo RBC cho tháng 1 dự kiến sẽ được công bố. Thị trường forex không chú ý nhiều đến số liệu này và quan tâm hơn đến chỉ số PMI sản xuất theo Ivey, mà số liệu này sẽ được công bố vào thứ Tư, do đó, không có dự báo nào sẵn có.
 

Cập nhật liên tục tin tức forex.

Nguồn: Vnrebates.net

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.