VNREBATES

26 Quy tắc giúp newbie trader xây dựng nền tảng giao dịch vững chắc

18.07.2022, 15:57 10 phút đọc

Xây dựng một nền tảng vững chắc với những quy tắc giao dịch nhất định về hệ thống giao dịch, quản lý rủi ro và tâm lý giao dịch được đúc kết từ các trader thành công là việc tối cần thiết đối với các trader mới.

Là 1 trader, để đưa ra các quyết định giao dịch tốt nhất tại bất kỳ thời điểm nào anh em cần tuân theo các quy tắc nhất định. Đặc biệt là các anh em newbie còn đang “mò mẫm tìm đường” thay vì “manh động” thì nên bắt đầu xây dựng một nền tảng nguyên tắc vững chắc để vừa kiếm được lời từ thị trường vừa tránh được rủi ro cháy tài khoản. Nhà muốn xây được cao thì cái móng phải vững chắc cái đã!

Nhìn chung, các quy tắc giao dịch chính đều xoay quanh 3 lĩnh vực cốt lõi đối với một trader: Phương pháp hay hệ thống giao dịch, quản lý rủi ro và tâm lý giao dịch.

Dưới đây là 26 quy tắc mà mình nghĩ là cần thiết cho các trader mới để bắt đầu với một nền tảng vững chắc và đi vào con đường giao dịch có lãi hoặc đưa các trader từng thất bại trở lại con đường đúng đắn.

quy tac

Quy tắc giúp newbie trader xây dựng nền tảng giao dịch vững chắc

Phương pháp và chiến lược giao dịch

  1. Quy tắc đầu tiên trước khi anh em bắt đầu giao dịch là anh em phải học cách tạo ra một hệ thống giao dịch có lợi thế.
  2. Nếu không có một kế hoạch giao dịch đầy đủ với các quy tắc về vào lệnh, thoát lệnh và quản lý rủi ro, hãy ngừng giao dịch cho đến khi tạo một kế hoạch giao dịch.
  3. Hãy trade theo kế hoạch, hệ thống, tín hiệu của anh em, biểu đồ và hành động giá (Price Action), chứ không phải theo ý kiến, thành kiến ​​hoặc dự đoán của riêng anh em.
  4. Đừng bao giờ trade bất cứ thứ gì mà anh em chưa hiểu nằm lòng được nó. Trước khi bắt tay vào bất kỳ hình thức trading nào như hợp đồng tương lai, Forex, tiền điện tử hay quyền chọn (Option) hãy thực sự nắm được rủi ro cũng như cách thức hoạt động của chúng.
  5. Giao dịch theo xu hướng trong khung thời gian giao dịch của anh em.
  6. Giao dịch theo những gì đang xảy ra không phải những gì anh em nghĩ sẽ xảy ra.
  7. Tạo lập các tín hiệu để tối ưu hóa lợi nhuận đối với các hoạt động vào lệnh hay thoát lệnh.
  8. Quản lý giao dịch dựa trên tỷ lệ risk/reward
  9. Trong xu hướng tăng, hãy tìm kiếm các tín hiệu mua nằm ngoài xu hướng giảm hoặc tìm kiếm các tín hiệu bán.
  10. Chỉ giao dịch khi anh em có lợi thế.

Xem thêm: Chia sẻ cách quản lý rủi ro và quản lý vốn trong Forex

Quản lý rủi ro

  1. Không bao giờ để mất nhiều hơn 1% tổng số vốn giao dịch của anh em trong một giao dịch.

Quy tắc này không phải nói suông đâu anh em bởi ít nhất có 2 trader lừng danh đã áp dụng chung quy tắc này đó.

“Quy tắc đầu tiên mà tôi thực hiện là: Không bao giờ mạo hiểm hơn 1% tổng số vốn đối với bất kỳ giao dịch nào.”  – Larry Hite

“Tôi luôn cố gắng để không mạo hiểm hơn 1% danh mục đầu tư của mình trong một giao dịch.” – Bruce Kovner

Một trong những bài học quan trọng nhất mà một trader phải tuân theo để đảm bảo thành công lâu dài, đó là không bao giờ mạo hiểm quá 1% tài khoản giao dịch của mình cho bất kỳ giao dịch nào.

Điều này không có nghĩa là anh em chỉ giao dịch với 1% vốn tài khoản của mình, đó là kích thước vị thế không phải rủi ro cho mỗi giao dịch. Không bao giờ mất nhiều hơn 1% trên một giao dịch có nghĩa là anh em cần điều chỉnh mức cắt lỗ và kích thước vị thế dựa trên sự biến động của cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, quyền chọn hoặc hợp đồng tương lai của anh em, để nhỡ mà anh em vào lệnh sai, số vốn thua lỗ tối đa chỉ là 1%.

Điều này gần như loại bỏ nguy cơ thổi bay tài khoản của anh em trong trường hợp dính phải một chuỗi giao dịch thua lỗ.

Xem thêm: Làm thế nào để đặt Stop Loss và Take Profit thật xuất sắc

  1. Xác định kích thước vị thế phù hợp

Kích thước vị thế cho các giao dịch của anh em nên được xác định theo chiến lược quản lý rủi ro ở trên là không mạo hiểm quá 1% số vốn cho bất kỳ giao dịch nào.

Ví dụ:

Anh em đang trade với tài khoản 100.000 USD và không muốn mạo hiểm quá 1.000 USD cho mỗi giao dịch thua lỗ. Khi đó, mức cắt lỗ phải bắt đầu ở mức giá mà anh em biết mình đã sai và quay trở lại việc xác định kích thước vị thế.

Nếu ngưỡng hỗ trợ ở giao dịch của anh em là $100 đối với việc vào lệnh và anh em thiết lập cắt lỗ tại $100, khi đó anh em có thể trader 200 cổ phiếu với mức cắt lỗ tại ngưỡng giá $100. Khi đó 200 x $105 = $21.000 là kích thước vị thế cho 200 cổ phiếu. Con số này là khoảng 20 % tổng số vốn của anh em với mức cắt lỗ 5%, tương ứng với 1% thua lỗ trên tổng số vốn giao dịch.

  1. Đừng bao giờ “tất tay – all in” vào một giao dịch duy nhất

“Đầu cơ không quá 10% giá trị ròng của anh em. Chấp nhận mức rủi ro không quá 1% tài khoản của anh em đối với mỗi giao dịch. Điều này có xu hướng giữ cho các biến động trong tài khoản giao dịch ở mức thấp, so với tài sản ròng. Điều này cần thiết vì những biến động lớn có thể thu hút nhiều cảm xúc và dẫn đến những câu chuyện drama.”Ed Seykota

  1. Tránh rủi ro cháy tài khoản (Risk of Ruin)

Risk of Ruin (ROR) đề cập đến số vốn mà anh em sẵn sàng chịu rủi ro trước khi buộc phải dừng giao dịch. ROR được xem là “ngưỡng cửa tử thần” trong giới trading. Do đó, công việc của anh em là phải tránh chạm đến mức ROR này và phải tính được khả năng chạm tới mức này là bao nhiêu. Hiểu đơn giản nhất, rủi ro cho mỗi lệnh hoặc mỗi ngày càng cao, ROR hay nguy cơ cháy tài khoản càng lớn.

Tuy nhiên, ROR không phải lúc nào cũng có nghĩa là mất tất cả vốn giao dịch của anh em, điểm phá vỡ cá nhân được xác định bởi ngưỡng chịu đựng rủi ro cá nhân của chính anh em. Một trader có thể bị cháy tài khoản sau khi 50% Drawdown từ đỉnh vốn chủ sở hữu trong khi những người khác có thể bỏ cuộc ngay khi số vốn giảm 20%. Những người khác sẽ lấy lại năng lượng và không bao giờ bỏ việc cho đến khi họ thành công.

  1. Một hệ thống giao dịch đa dạng có thể hạn chế rủi ro đối với chỉ một lớp tài sản
  2. Tỷ lệ Risk/Reward

Kỳ vọng reward của anh em đối với một lệnh giao dịch phải luôn là bội số của rủi ro khi đặt lệnh cắt lỗ. Rủi ro 1 đô la để kiếm 3 đô la trở lên là một chiến lược quản lý rủi ro tốt hơn là mạo hiểm nhiều để kiếm một ít. Lợi nhuận phải xứng đáng với mức rủi ro mà anh em chịu đựng.

  1. Tránh thua lỗ lớn, chúng là nguyên nhân số một khiến giao dịch không có lãi

Dưới đây là một ví dụ về các đường cong vốn chủ sở hữu khác nhau với cùng tỷ lệ phần trăm chiến thắng nhưng dựa trên các kích thước thắng và thua khác nhau. Ngoài ra, điều gì xảy ra với 10 thua lỗ liên tiếp dựa trên tỷ lệ % rủi ro/vốn cao hơn.

Tâm lý giao dịch

  1. Đừng bao giờ trade khối lượng quá lớn đến mức khiến anh em hay mất ăn mất ngủ hay phải theo dõi từng nhịp giá dù không phải là một day trader. 
  2. Mỗi giao dịch chỉ nên là 1 trong 100 giao dịch tiếp theo của anh em và không tác động đến cảm xúc hay bản ngã của mình.
  3. Thay vì chìm đắm và ám ảnh rằng bản thân đã có nhận thức muộn màng về thị trường thì anh em hãy tập trung và tuân theo kế hoạch giao dịch của mình ở thời điểm hiện tại.
  4. Giao dịch xong rồi thì hãy cho qua, tiếp tục tập trung vào giao dịch tiếp theo.
  5. Hãy nhìn nhận thua lỗ chính là bài học và đó là học phí mà anh em phải trả, thay vì nghĩ đó là thất bại.
  6. Nếu anh em tuyệt đối tuân theo kế hoạch giao dịch của mình, thì thua lỗ chỉ là một phần trên hành trình thành công. Hãy suy nghĩ về mục tiêu dài hạn.
  7. Anh em cần xác định kích thước vị thế phù hợp, không quá lớn để ảnh hưởng đến cảm xúc, khiến anh em mất tập trung mà xao nhãng khỏi kế hoạch của mình.
  8. Đừng có tâm lý “trả thù” giao dịch như cố gắng vay mượn, rồi nhồi lệnh với hy vọng gỡ gạc những khoản thua lỗ. Bám sát kế hoạch giao dịch của mình bất kể đường cong vốn chủ sở hữu của mình như thế nào.
  9. Các tín hiệu để vào lệnh phải dựa trên hành động giá chứ không phải đến từ sự tham lam, nỗi sợ hãi hay cái tôi của anh em.

Xem thêm: 7 cuốn sách tâm lý giao dịch hay nhất gối đầu giường của mọi Trader thành công

Lời cuối

Dù các quy tắc để thiết lập chiến lược giao dịch hiệu quả, quản lý rủi ro hiệu quả hay kiểm soát tốt được cảm xúc lẫn bản ngã của chính mình thì đều quan trọng như nhau.

Theo thời gian với kinh nghiệm thực chiến với thành công và thất bại của chính mình, các trader sẽ tiếp tục mở rộng chi tiết và đi vào chiều sâu hơn những quy tắc này.

Chúc các anh em giao dịch thành công!

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

 

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.