VNREBATES

5 kinh nghiệm quan trọng của trader mới sau năm đầu giao dịch

18.07.2022, 11:17 5 phút đọc

Có thể nói giai đoạn mới giao dịch là giai đoạn vô cùng đặc biệt với một trader. Đây là giai đoạn sẽ quyết định xem liệu bạn có phù hợp và có đủ khả năng để tiếp tục công việc này hay không. Bên cạnh những thách thức, trong năm đầu tiên giao dịch, trader mới sẽ rút ra được những bài học vô cùng đắt giá. Nếu họ vận dụng tốt những bài học này, họ sẽ tiến nhanh và xa hơn trong những giai đoạn sau của sự nghiệp giao dịch.

Bài viết này mình sẽ nêu ra 5 kinh nghiệm trader mới thường rút ra được sau một quãng thời gian giao dịch Forex.

1. Tuân thủ theo đúng kế hoạch giao dịch

Vậy như thế nào là một kế hoạch giao dịch?

Kế hoạch giao dịch về là một list các quy tắc hướng dẫn các trader giao dịch. Nó đặt ra các điều kiện để các trader tuân theo như tìm điểm Entry, SL, TP, xác định khối lượng,… Kế hoạch giao dịch giúp các trader tập trung hơn và kỷ luật tốt hơn.

Nếu áp dụng tốt, chúng có thể mang lại lợi thế cho anh em, giúp chúng ta lấy lại được lợi thế khi gặp phải chuỗi giao dịch thua lỗ.

Trên kinh nghiệm của mình, cách để bám sát kế hoạch giao dịch đó chính là ghi nhật ký giao dịch hàng ngày. Khi chúng ta ghi nhật ký giao dịch, vào cuối tuần, khi nhìn lại chúng ta sẽ thấy được hiệu suất của kế hoạch giao dịch và tinh chỉnh chúng để ngày càng hoàn thiện hơn.

2. Kinh nghiệm trader mới rút ra: Hãy kiên nhẫn khi giao dịch

Thực sự mà nói, các kiến thức về trading như phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản, forex, crypto,… Tất cả những kiến thức đó đều rất dễ học và chúng ta có thể tích lũy hàng ngày theo thời gian.

Điều khó khăn nhất đối với các trader đó chính là làm sao để kiên nhẫn và kỷ luật để đưa ra các quyết định giao dịch tốt nhất.

Sự kiên nhẫn trong giao dịch Forex là khi chúng ta kiên nhẫn chờ đợi các cơ hội giao dịch tốt, chờ đợi giá chạm Entry, SL, TP. Thời gian đầu khi mình vừa bắt đầu trading, mình rất hay vào lệnh Market, tuy nhiên sau một thời gian giao dịch, mình nhìn lại thì thấy rằng, khi bản thân mình vào lệnh Market mình rất hay thua lỗ, tỷ lệ thắng rất thấp, vì vậy một trong các quy tắc giao dịch của mình là không vào lệnh market. Các bạn có thể tham khảo nó nhé.

Kiên nhẫn trong trading

Nhẫn để thành công

3. Luyện tập cách quản lý rủi ro

Ranh giới giữa một trader và một con bạc rất mong manh. Mà ranh giới đó chính là quản lý rủi ro. Đây là kinh nghiệm trader mới rút ra được sau khi giao dịch và gặp phải thua lỗ lớn.

Tài liệu về quản lý rủi ro, các bạn có thể tham khảo trong khóa học của VnRebates.

Quản lý rủi ro giúp chúng ta kiếm lợi nhuận trong dài hạn. Tránh để xảy ra thua lỗ lớn trong tương lai.

Hãy học cách tính toán khối lượng giao dịch trước khi vào lệnh và xác định chính xác số tiền SẼ MẤT nếu lệnh đó chạm SL. Nếu anh em chấp nhận với khoản tiền sẽ mất đó và cảm thấy thoải mái thì anh em có thể vào lệnh. Còn nếu không thoải mái, anh em hãy giảm số tiền đó xuống đến khi nào cảm thấy thoải mái thì thôi.

Quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro là điều quan trọng nhất nếu muốn chiến thắng ở đường dài

4. Giao dịch theo những gì bạn “thấy” chứ không phải giao dịch theo những gì bạn “nghĩ”

“Giao dịch những gì bạn thấy chứ không phải những gì bạn nghĩ” là cách giúp bạn giữ được sự khách quan trong giao dịch. Không bị cuốn theo cảm xúc. Đây là kinh nghiêm trader mới thường rút ra sau một thời gian giao dịch.

Anh em có thể tham khảo những cách dưới đây để luyện tập:

  1. Xác định xu hướng hiện tại của khung thời gian giao dịch. Thị trường đang trong xu hướng tăng hay xu hướng giảm? Thị trường có tạo được đỉnh đáy thấp hơn hay đỉnh đáy cao hơn không? Giá đang nằm về phía nào của các đường trung bình trên khung thời gian giao dịch?
  2. Có xuất hiện hành động giá nào phù hợp với hệ thống giao dịch của bạn không?
  3. Khi anh em thấy lệnh của mình sắp chạm TP, anh em hãy tự hỏi bản thân để tìm những điểm để bảo vệ khoản lợi nhuận này. Hãy dời SL về Entry nếu bạn muốn an toàn, còn không hãy đặt ở những đỉnh đáy cũ vừa hình thành. Xác định điểm SL khi xu hướng bị đảo chiều.
  4. Hãy điều chỉnh khối lượng giao dịch nếu thấy thị trường biến động mạnh.
  5. Khi bạn thấy thị trường đang ở trạng thái quá mua thì đã đến lúc tìm cách thoát khỏi các vị trí mua  và ngược lại, khi bạn thấy thị trường đang ở trạng thái quá bán thì đó là lúc bạn nên tìm cơ hội mua lên với mức giá thấp hoặc chốt những lệnh bán của bạn.
  6. Hãy nhìn vào kế hoạch giao dịch của bạn và bám sát kế hoạch giao dịch đó. 

5. Học cách tự giao dịch và không muốn phụ thuộc vào các tín hiệu Forex

Mỗi trader đều có hành trình giao dịch của riêng bản thân mình. Trading là một công việc rất cô đơn.

Hiện nay, với sự phát triển của Internet, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy các trader thường xuyên khoe lợi nhuận trên mạng XH và chèo kéo chúng ta vào các nhóm tín hiệu,…

Khi vừa bắt đầu giao dịch, chúng ta rất tin tưởng các tín hiệu đó. Tuy nhiên, sau một thời gian giao dịch, chúng ta đều nhận ra rằng, chúng ta không thể phụ thuộc mãi vào chúng.

Anh em không nên tự so sánh bản thân mình với người khác. Chúng ta chỉ cần tốt hơn bản thân 1% mỗi ngày là đủ.

Hãy dành thời gian để đánh giá các chiến lược giao dịch hiện có và xem liệu chúng có phù hợp với tính cách giao dịch của bản thân hay không. Những gì hiệu quả với người khác có thể không phù hợp với mình.

Anh em hãy tập trung vào việc cải thiện hiệu suất giao dịch của bản thân thay vì xem xét các trader khác đang hoạt động như thế nào. Hãy tập trung vào quá trình chứ không phải là lợi nhuận.

Những lời cuối

Hãy nhớ rằng, giống như những công việc cần sự tập trung và nỗ lực cao khác, giao dịch Forex đòi hỏi anh em phải tập trung và cải thiện, nâng cao chất lượng từng ngày. Hãy cố gắng học hỏi, phát triển bản thân tốt hơn 1% mỗi ngày để biến trading trở thành một “NGHỀ” kiếm thêm thu nhập cho anh em nhé.

Chúc anh em có một ngày mới tốt lành và giao dịch thành công.

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.