VNREBATES

Bản tin Forex: Báo cáo việc làm NFP Hoa Kỳ, RBNZ tăng lãi suất

05.10.2021, 09:27 10 phút đọc

Bản tin việc làm NFP của Hoa kỳ và việc ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) quyết định tăng lãi suất vào tháng tới là tâm điểm có thể khuấy động thị trường trong tuần này. Ngoài ra, cuộc họp của liên minh OPEC+ và một số bản phát hành ở khu vực Eurozone cũng là những những dự liệu kinh tế có thể ảnh hưởng đến thị trường Forex hiện tại.

Ngay khi các ngân hàng trung ương cho rằng đây là thời điểm an toàn bắt đầu kết thúc các chương trình kích thích kinh tế, các tín hiệu cảnh báo đang tràn ngập khắp các thị trường trong bối cảnh lo ngại tăng trưởng chậm lại ở các nền kinh tế lớn. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, các nhà hoạch định chính sách dự kiến ​​sẽ kiên trì trên con đường bình thường hóa chính sách tiền tệ.

Cụ thể, báo cáo việc làm NFP tháng 9 có khả năng sẽ bật đèn xanh cho Fed bắt đầu hành động vào tháng 11, trong khi Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) sẽ sớm khởi động lộ trình tăng lãi suất vốn đã được phát tín hiệu.

Trong khi đó, giá dầu hiện đang ở mức cao nhất trong ba năm qua, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất dầu không thuộc OPEC – OPEC + sẽ chịu áp lực bơm thêm dầu vào cuộc họp hàng tháng.

NFP

Báo cáo việc làm NFP tháng 9 của Hoa Kỳ sẽ là tâm điểm của thị trường trong tuần này

RBNZ sẽ tăng lãi suất nhưng rủi ro giảm giá được dự báo cho đồng kiwi NZD

Nền kinh tế New Zealand có thể đã ghi nhận sự phục hồi nhanh chóng nhưng chính sự không chắc chắn về triển vọng phục hồi đã tăng lên kể từ khi quốc gia này rơi vào tình trạng bế tắc trong tháng 8 do sự bùng phát cục bộ của biến thể Delta. RBNZ đã trì hoãn việc tăng lãi suất tại cuộc họp tháng 8 sau thông báo về lệnh phong tỏa của chính phủ, nhưng các nhà hoạch định chính sách cũng cho rằng việc thắt chặt chính sách tiền tệ vẫn nằm trong chương trình nghị sự.

Tuy nhiên, mặc dù việc phong tỏa mới nhất ban đầu được cho là sẽ không gây ra sự sụt giảm quá nghiêm trọng về sản lượng kinh tế, nhưng việc mở cửa lại hoàn toàn có thể mất vài tuần nếu không nói là phải vài tháng nữa, làm tăng triển vọng về GDP sẽ bị “bóp chặt”. Các ca nhiễm Covid đã tăng đột biến trở lại trong những ngày gần đây, cho thấy khó khăn trong việc ngăn chặn sự lây lan của biến thể Delta bất chấp chiến lược zero-Covid mà New Zealand đang theo đuổi.

Ngân hàng dự trữ New Zealand có thể sẽ tăng lãi suất vào tháng 10 này

Theo đó, phe mua đã giảm bớt kỳ vọng về đợt tăng lãi suất 50 điểm cơ bản (bps) vào ngày thứ Tư tới và rất có thể RBNZ sẽ nâng tỷ giá tiền mặt chính thức (OCR) với mức tăng nhỏ hơn từ 25 điểm cơ bản đến 0,50%. Tuy nhiên, trừ khi các nhà hoạch định chính sách của RBNZ có những động thái tăng lãi suất quyết liệt hơn trong tương lai, thì đồng đô la New Zealand (NZD) có thể không có nhiều động lực, đặc biệt là trong bối cảnh hiện tại khi lợi suất trái phiếu của Mỹ cũng đang tăng.

Giải tỏa lo lắng cho Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA)

Phía bên kia Biển Tasman, đồng đô la Úc (AUD) có khả năng sẽ ít biến động hơn đồng kiwi NZD do RBA dự kiến ​​sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp vào thứ Ba tới. Tại Australia, các ca nhiễm Covid hàng ngày vẫn ở mức cao kỷ lục nhưng với tỷ lệ tiêm chủng đang tăng lên ấn tượng, chính phủ đang gây sức ép buộc các nhà chức trách của các tiểu bang phải dỡ bỏ một số hạn chế.  

Nhưng phong tỏa không phải là rủi ro lớn duy nhất mà nền kinh tế Úc đang phải đối mặt lúc này. Rủi ro từ sự suy thoái ngày càng sâu sắc ở Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất của Úc – là một đám mây khác đang treo lơ lửng trên nền kinh tế của xứ sở chuột túi này.

RBA sẽ có vẻ kém lạc quan hơn về sự phục hồi nhanh chóng, vì vậy các nhà đầu tư sẽ chú ý đến một giọng điệu thận trọng hơn trong tuyên bố của Ngân hàng Trung ương này. Tuy nhiên, với việc ngân hàng Trung ương này sẽ không tiến hành review toàn bộ chính sách trước tháng 2, bất kỳ thay đổi nào trong giọng điệu của RBA có thể nhỏ nhưng lại có khả năng làm trầm trọng thêm bất kỳ đợt bán tháo mới đối với đồng AUD, vốn đã gặp khó khăn trong nhiều tuần qua.

Ngân hàng Trung ương Australia bắt đầu cắt giảm chương trình mua tài sản vào tháng 9 và có thể động thái này sẽ tiếp tục trong thời gian tới

Bản tin NFP tháng 9 có khả quan như kỳ vọng hay không?

Cục Dự trữ Liên bang cuối cùng đã chính thức khởi động việc cắt giảm chương trình mua tài sản, phát đi tín hiệu rằng công bố tháng 11 rất có thể sẽ xảy ra. Tuy nhiên, quyết định này sẽ chỉ được thực thi với điều kiện rằng cần có số bản in số lượng việc làm chắc chắn, hoặc nói một cách mơ hồ hơn, “một báo cáo việc làm khả quan” theo cách mà Chủ tịch Powell muốn thấy.

Số lượng việc làm được công bố vào Thứ Sáu tới liệu có đáp ứng kỳ vọng hay không? Bảng lương phi nông nghiệp (Nonfarm payrolls – NFP) được dự đoán sẽ tăng 500 nghìn trong tháng 9, cao hơn gấp đôi so với con số của tháng 8, ở mức 235 nghìn. Tỷ lệ thất nghiệp được dự báo sẽ giảm 0,1 điểm phần trăm xuống 5,1%, trong khi tăng trưởng thu nhập trung bình hàng tháng được dự báo sẽ giảm từ 0,6% xuống 0,4%.

Bản tin việc làm NFP tháng 9 của Hoa kỳ có khả quan như kỳ vọng hay không?

Việc chính phủ chấm dứt trợ cấp thất nghiệp vào đầu tháng 9 được cho là sẽ khuyến khích nhiều người Mỹ tìm kiếm việc làm hơn. Tuy nhiên, với việc biến thể Delta vẫn đang hành hoành ở nhiều bang, không phải tất cả những người không còn được trợ cấp thất nghiệp đều có thể quay trở lại làm việc do lo sợ nhiễm Covid.

Nhưng liệu một báo cáo việc làm hơi “đáng thất vọng” có làm thay đổi kế hoạch ban đầu của Fed hay không? Điều đó không có nhiều khả năng bởi tình trạng lạm phát leo thang đang nhanh chóng trở thành một vấn đề nghiêm trọng hơn những gì mà phần lớn các nhà hoạch định chính sách đã dự đoán. Do đó, trừ khi kết quả của NFP “tồi tệ một cách đáng kinh ngạc”, Fed gần như chắc chắn sẽ duy trì kế hoạch cắt giảm chương trình mau tài sản trong cuộc họp tiếp theo này.

Đối với các dữ liệu khác của Hoa Kỳ, chỉ số PMI phi sản xuất của ISM được công bố vào thứ Ba cũng sẽ được theo dõi để tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu nào có thể xảy ra cho thấy nền kinh tế Mỹ mất nhiều hơn trong tháng Chín.

Số lượng việc làm hoặc chỉ số PMI mạnh hơn dự báo trong tuần tới chắc chắn sẽ đẩy đồng đô la Mỹ mạnh lên, vốn được củng cố nhờ vào sự đánh cược giảm dần của Fed và nhu cầu trú ẩn an toàn. Tuy nhiên, bất kỳ “sự ôn hòa” bất ngờ nào trong dữ liệu có thể chỉ thúc đẩy một đợt giảm nhẹ nếu nó không đi kèm với sự phục hồi mạnh mẽ của khẩu vị rủi ro.

Số liệu việc làm của Canada, cuộc họp OPEC + và đồng Loonie (CAD)

Đồng đô la Canada đã trải qua xu hướng giảm ổn định kể từ tháng 6 ngay cả khi giá dầu tăng lên mức cao mới trong giai đoạn này. Việc Ngân hàng Canada cắt giảm chương trình mua trái phiếu cũng không thể bù đắp được những tác động tiêu cực bắt nguồn từ sự suy thoái dần dần về khẩu vị rủi ro nói chung cũng như sự hồi sinh của đồng đô la Mỹ.

Đồng loonie có thể đối mặt với nguy cơ suy yếu vào tuần tới nếu OPEC và các đồng minh quyết định tăng sản lượng dầu lên lên 400.000 thùng/ngày theo kế hoạch trong cuộc họp vào thứ Hai nay, mặc dù động thái như vậy khó có thể xảy ra. Sự phục hồi trên thị trường năng lượng đã đưa giá dầu Brent lên mức cao nhất trong ba năm. Liên minh OPEC + đang chịu áp lực giảm bớt chi phí nhiên liệu tăng cao và một số nhà sản xuất có thể có xu hướng nhượng bộ những yêu cầu đó.

Tuy nhiên, không có mấy khả năng rằng phe Saudi Arabia sẽ đồng ý với việc cắt giảm nhanh chóng sản lượng khai thác dầu mặc dù gần đây giá dầu trên thị trường tương lai đang tăng. Liên minh OPEC + dự định sẽ loại bỏ dần việc hạn chế nguồn cung trong thời gian diễn ra đại dịch vào tháng 9 năm 2022 nhưng thị trường không gì bảo đảm rằng sẽ có thay đổi trong chính sách hiện tại.

Trong trường hợp không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự thay đổi chính sách nhanh chóng, giá dầu có thể kéo dài đà tăng hiện tại và kéo theo các đồng tiền liên quan đến dầu mỏ như đồng loonie tăng theo.

Đồng loonie CAD có thể có thêm trợ lực vào thứ Sáu khi báo cáo việc làm tháng 9 được công bố và dự kiến ​​sẽ cho thấy sự phục hồi hơn nữa trên thị trường lao động của Canada. Tuy nhiên, với những lo lắng ngày càng leo thang xung quanh triển vọng tăng trưởng toàn cầu, thì bất kỳ trợ lực tăng giá nào cũng có thể sẽ rất khiêm tốn.

Tình trạng “ảm đạm” bao trùm khắp châu Âu

Khu vực đồng euro và Vương quốc Anh có thể sẽ có một tuần khá im ắng, với bản phát hành chính là PMI dịch vụ IHS Markit cuối cùng vào thứ Ba. Doanh số bán lẻ của Eurozone được công bố vào thứ Tư và Sản lượng công nghiệp của Đức được phát hành vào thứ Năm là 2 dữ liệu kinh tế có thể thu hút sự chú ý đối với đồng Euro.

Gần đây, cả hai đồng tiền EURGPB đều giảm giá so với đồng bạc xanh vì ngoài xu hướng Hawkish của Fed, còn có những lo ngại rằng cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng, đặc biệt là ở Anh, quốc gia đang phải đối mặt với sự gián đoạn nguồn cung nghiêm trọng do thiếu tài xế xe tải.

Những lo ngại đó không thể biến mất một sớm một chiều, do đó sự trượt giá của đồng Euro và GPB có thể tiếp tục trong thời gian tới.

VnRebates Tổng hợp

Theo actionforex

 

 

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.