VNREBATES

Cái khó trong nghề Trading là gì? – Kỳ 5: Những lầm tưởng về chỉ báo kỹ thuật

08.07.2020, 15:24 3 phút đọc

Những lầm tưởng về chỉ báo và phân tích kỹ thuật. #banker_sharing Phân tích kỹ thuật (TA) từ lâu đã là nền tảng trong giới trading dù là chuyên nghiệp hay thực tập đi kèm là trường phái Phân tích Cơ bản (FA). Đối với mình, việc phân tích trước khi xác định nên làm […]

Những lầm tưởng về chỉ báo và phân tích kỹ thuật.

#banker_sharing

Phân tích kỹ thuật (TA) từ lâu đã là nền tảng trong giới trading dù là chuyên nghiệp hay thực tập đi kèm là trường phái Phân tích Cơ bản (FA).

Đối với mình, việc phân tích trước khi xác định nên làm gì có rất nhiều yếu tố, TA là một trong số đó chứ không ngoại lệ.

Chỉ dùng 1 trong 2 thì chỉ tự làm giảm hiệu quả giao dịch và tăng độ phơi nhiễm rủi ro vì thiếu sự hỗ trợ từ ưu điểm của phương pháp còn lại.

Tuy nhiên, sai lầm chung của mọi trader là quá thần thánh hoá công cụ và hiểu sai mục đích thật sự của TA, thậm chí dễ ngộ nhận mình trở thành “Chuyên gia” trong thời gian ngắn.

Chỉ cần vài đêm đọc sách, vẽ vẽ mấy đường quyền, năm ba cái tam giác, mấy mẫu nến, ghép 2 3 cái indi vào trông oai oai là vỗ ngực mình có thể giao dịch thành công và kiếm tiền nghìn đô từ thị trường. Là bậc thầy TA hay cmg đấy mình chưa nghĩ tới.

Con đường thoát giàu – Bắt đầu từ đấy.

Đó là lỗi mà mọi trader mới vào nghề thường mắc phải, mình thời gian đầu vừa tập tành cũng nghĩ thế. Vì TA không khó để tìm đọc hay học “vẹt”, kèm tâm lý muốn đi nhanh, đi vội để tìm chén thánh thông qua vài cái TA nhưng không hiểu về nền tảng của TA.

Sự ra đời của TA một phần nào đó giúp cho việc “phán đoán” có tính khoa học hơn cũng như nhận diện được thị trường một cách hiệu quả hơn.

Nhưng có 1 nghịch lý, càng phức tạp hoá vấn đề – càng dễ chết. Vì TA không phải là tất cả của mọi giao dịch.

Để sử dụng TA 1 cách chuẩn chỉnh – bạn cần là một người hoài nghi và có óc phân tích trước khi “tin” vào những gì mình đang TỰ VẼ ra trên màn hình.

Bạn cần THỜI GIAN để thực hành nhuần nhuyễn và liên tục việc “tự kỷ ám thị” với các mô hình, hiểu sự vận động của chỉ báo, cũng như 1 chút xíu xương máu trải nghiệm để biết sử dụng cái công cụ đó thế nào cho hiệu quả.

Vì những rủi ro đi kèm hay thành quả mang lại, chỉ việc LUYỆN TẬP mới có thể cải thiện được, mới có thể “ngấm” hoàn toàn.

Tuy nhiên, nền tảng thực sự của Indicators và TA là tính toán lại các dữ liệu trong quá khứ (historical data) mô phỏng lại hành vi giá (price behaviour) qua các hình vẽ, các tính toán dữ liệu lặp đi lặp lại.

Hay nói cách khác, TA là công cụ để đo lường những hành vi tâm lý của đám đông theo mẫu (pattern) trên thị trường thông qua màn hình mấy cái chart tưởng chừng như vô hồn. Đây mới là cội nguồn thật sự của TA.

Nhưng thị trường thì bất định, những câu chuyện trong quá khứ phần nhiều không dự phóng hoàn toàn được tương lai. TA hay Indicators chỉ mang tính tham khảo khi “đo đạc” tâm lý thị trường qua từng cái pattern lặp đi lặp lại chạy tới chạy lui, đôi khi đúng, đôi khi trật lất.

Người ta sẽ dựa vào hình vẽ để vận động thị trường theo cái hướng đó, thị trường vận động sẽ tạo ra hình vẽ để người ta nhìn vào.

Đây là đặc tính phản thân (reflexivity) của thị trường, cha đẻ là quái vật George Soros (không cần giới thiệu thêm). Master được cái này, cần thời gian rất lâu mới có thể “lái” nó một cách điêu luyện.

Vì ẩn đằng sau nó, tâm lý đám đông là tâm lý thị trường – và đã có nhân tố con người tham gia, thì nó không bao giờ thay đổi.

Nhưng khó mà “bắt” được nhịp thị trường một cách đúng đắn, không dễ đâu. Vì bạn sẽ rất dễ lầm tưởng mình đi đúng so với đám đông trong khi chính mình bị người ta dắt mũi, kiểu vậy.

Nên nhớ, chỉ có gừng càng già thì càng cay mà thôi.

P/s: Cá nhân mình rất thích theory của Soros, các bạn có thể tìm đọc quyển “The Alchemy of Finance”, mình nhớ hồi trước ở VN có dịch quyển đấy về là “Giả Kim Thuật Tài Chính” nhưng không biết còn không.

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.