VNREBATES

5 mẫu hình biểu đồ thông dụng nhất trong forex

15.06.2020, 08:03 16 phút đọc

Nếu là một nhà giao dịch giàu kinh nghiệm hẳn bạn đã quen thuộc với các mẫu hình biểu đồ. Tuy nhiên, các nhà giao dịch mới có thể sẽ thấy các mẫu hình này hơi phức tạp và rối rắm. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn làm quen với với một trong những kiến thức căn bản fx, đồng thời hiểu được chức năng và cách sử dụng chúng khi giao dịch.

Hiện nay trong thị trường Forex có những trường phái giao dịch như giao dịch tin tức Forex hay giao dịch theo xu hướng và việc lựa chọn một phương thức phù hợp và hiệu quả có thể giúp nhà giao dịch tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc và đem lại lợi nhuận cao.
Với những trader theo trường phái giao dịch theo xu hướng, việc sử dụng phân tích kỹ thuật để đưa ra nhận định xem xu hướng đang di chuyển theo hướng nào và sau đó các điểm phù hợp để vào lệnh. Bằng cách tinh chỉnh các mẫu hình phổ biến và đơn giản, các trader có thể phát triển một kế hoạch giao dịch hoàn chỉnh.
Phân tích kỹ thuật chính là phân tích tâm lý đám đông khi 1 thị trường biến động luôn có sự tham lam, sợ hãi, bán tháo, đua lệnh, v.v. Vậy nên thông qua phân tích các mẫu hình giá, nhà đầu tư có thể phán đoán được phần nào tâm lý đám đông để đưa ra chiến lược đầu tư hợp lý cho mình.
Có rất nhiều các mẫu hình giá trong biểu đồ kỹ thuật Forex và tất cả chúng dù ít hay nhiều đều cung cấp cho trader những manh mối trực quan về thời điểm tốt nhất để thực hiện giao dịch. Mỗi mẫu hình với độ phức tạp khác nhau, ưu và nhược điểm riêng nhưng đều mang đến những lợi ích cụ thể nếu các trader biết sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả.
Trong bài viết về kiến thức căn bản FX lần này, chúng ta sẽ tập trung phân tích và tìm hiểu 5 mẫu hình giá phổ biến nhất trong giao dịch Forex:
  • Mẫu hình đầu và vai (Head and Shoulders)
  • Mẫu hình nến
  • Mẫu hình tam giác
  • Mẫu hình nêm tăng, nêm giảm (Rising/Falling Wedge)
  • Mẫu hình hai đỉnh (Double Top)/ hai đáy (Double Bottom)

1.Mẫu hình vai đầu vai (Head and Shoulders)

Mẫu hình vai đầu vai (Head and Shoulders) là mẫu hình quan trọng bậc nhất trong phân tích kỹ thuật. Đây là mô hình đảo chiều xu hướng kinh điển, khi mẫu hình này hình thành và xác nhận thì xu hướng có khả năng cao sẽ đảo chiều.

                                                              Mẫu hình đầu – vai

Khi mô hình vai đầu vai xuất hiện báo hiệu cho nhà đầu tư đây là thời điểm cần phải bán đi càng sớm càng tốt nhằm hạn chế tổn thất. Điểm bán ở trong mô hình đầu và vai là điểm break out – thời điểm giá phá vỡ đường viền cổ, khối lượng càng cao thì tính xác nhận đảo chiều càng lớn.

Mẫu hình đầu – vai được sử dụng khá phổ biến trong giao dịch Forex bởi nó cung cấp cho nhà giao dịch thời điểm và mức thích hơp để mở lệnh, đóng lệnh và lợi nhuận mục tiêu. Dưới đây là ví dụ cụ thể về mô hình đầu và vai đảo ngược xuất hiện trong biểu đồ ngày của cặp tiền tệ EUR/USD.

Khi một tín hiệu thanh nến phá vỡ đường viền cổ, lệnh mua được nhập ở mức 1.24. Lệnh cắt lỗ có thể được đặt bên dưới vai phải ở mức 1.2150 hoặc có thể được đặt bên dưới đầu ở mức 1.1960, mức này có thể khiến nhà nhà đầu tư gặp nhiều rủi ro hơn nhưng sẽ hạn chế việc lệnh tự động bị đóng lại trước khi đạt được mục tiêu lợi nhuận.

Bên cạnh mẫu hình đầu – vai, chúng ta còn có mẫu hình đầu và vai đảo ngược, ngược chiều so với mô hình đầu và vai truyền thống. Nếu mô hình đầu và vai đơn thuần báo hiệu xu hướng từ xu hương tăng (uptrend) sang xu hướng giảm (downtrend) thì mẫu hình đầu và vai đảo ngược sẽ chuyển từ downtrend sang uptrend. Do đó, khi mẫu hình xuất hiện, trader nên chú ý tận dụng thời điểm mua vào nhằm tối ưu hóa lợi nhuận.

2.Mẫu hình nến

Một trong các mẫu hình được tham khảo nhiều nhất là mẫu hình biểu đồ nến hay mẫu hình nến Nhật bởi vì người ta cho rằng nó có nguồn gốc ở Nhật Bản vào những năm 1700. Mô hình nến Nhật rất quan trọng trong phân tích Price Action còn được gọi là giao dịch hành động giá. Biểu đồ nến được sử dụng nhiều nhất trong phân tích vì nó thể hiện rõ tất cả các số liệu và giá trị như giá mở cửa, đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp thấp cũng như tâm lý nhà giao dịch.

Nếu biết kết hợp các cây nến lại với nhau tạo thành các cụm nến còn có thể báo cho các trader biết được sức khỏe thị trường ngày hôm nay ra sao, phe mua và phe bán đang như thế nào, thậm chí chúng còn có thể đưa ra các dự báo cực kỳ chính xác tương lai, giúp bạn có thể đưa ra các quyết định nên Sell hay Buy trong thời điểm đó.

Mẫu hình nến đơn – mẫu hình này tiếp tục được tách ra thành mẫu hình cái búa (hammer) và mẫu hình người treo (hanging man). Mẫu hình cái búa là mẫu hình đảo chiều tăng giá trong một xu hướng giảm. Nó báo hiệu giá đang chạm đáy và sắp bắt đầu tăng trở lại.

Ngược lại, mẫu hình người treo là mẫu hình giá đảo chiều đi xuống trong một xu hướng tăng. Nó báo hiệu giá đã chạm đỉnh, cho biết số lượng người bán đang ngày càng tăng áp đảo lượng người mua có khả năng sẽ khiến giá đi xuống.

Ngoài ra với 5 mô hình nến đảo chiều kết hợp cùng với đường trendline, RSI, MACD, Fibonacci hay các công cụ phân tích sóng Elliott, thì chúng sẽ trở thành vũ khí lợi hại để bạn có thể thu lợi nhuận một cách dễ dàng và nhanh chóng từ thị trường giao dịch Forex.

Cũng có các loại khác của mẫu hình nến đơn như mẫu hình búa đảo chiều và shooting star. Mẫu hình búa đảo chiều xuất hiện trong xu hướng đi xuống, cho biết rằng hầu hết người bán đều đã thoát khỏi thị trường, do đó người mua có thể tham gia. Mẫu hình shooting star diễn ra trong xu hướng đi lên và chỉ ra rằng mặc dù người mua đang cố gắng kéo giá lên nhưng người bán đã thoát khỏi thị trường nhanh hơn.

Căn bản forex
Căn bản fx: mẫu hình nến đơn

2.Mẫu hình tam giác

Mẫu hình tam giác là một trong những mô hình được sử dụng phổ biến và dễ nhận biết nhất trong các mẫu hình trong phân tích kỹ thuật, đặc biệt là trong các khung thời gian ngắn. Các mẫu hình tam giác nói chung được tạo nên bởi sự giao nhau của các đường xu hướng giá tăng và xu hướng giá giảm. Khi mô hình tam giác xuất hiện sẽ tạo ra cơ hội giao dịch, giúp nhà đầu tư sẵn sàng trước các phương án đón đầu, vì giá có thể đi theo bất cứ hướng nào.

Có ba mẫu biểu đồ tam giác:

  • Mẫu hình tam giác tăng (Ascending triangle)
  • Mẫu hình tam giác giảm (Descending triangle)
  • Mẫu hình tam giác cân (Symmetrical triangle).

Mẫu hình tam giác tăng (Ascending triangle)

Trong mẫu hình tam giác tăng (Ascending triangle) các đỉnh sau ngang bằng đỉnh trước, các đáy sau cao hơn đáy trước. Mặc dù ý nghĩa của từ “tăng” trong mô hình tam giác tăng thể hiện các đáy sau cao hơn đáy trước. Nhưng mặt khác, mô hình này cũng chỉ nằm trong một xu hướng giá tăng.

Mẫu hình tam giác tăng thể hiện sức mua tăng, độ dốc cạnh đi lên, xuất hiện khi đường thẳng nối các đỉnh của một cặp tiền tệ cắt đường thẳng nối các đáy. Hai đường thẳng “gặp nhau” tạo ra một đỉnh của tam giác. Điều này chỉ ra rằng có sự cân bằng giữa người bán và người mua, nhưng càng gần đỉnh của mẫu hình thì giá càng có cơ hội bứt phá. Tuy nhiên, bứt phá có thể diễn ra ở cả hai hướng, nên nhà giao dịch cần hết sức cẩn trọng.

 Mẫu hình tam giác tăng

Trong mẫu hình tam giác giảm (Descending triangle)

                                                                         Mẫu hình tam giác giảm

Trong mẫu hình tam giác giảm, các đáy sau ngang bằng đáy trước, đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Mặc dù ý nghĩa của từ “giảm” trong mô hình này thể hiện các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Nhưng mặt khác, mô hình này cũng chỉ nằm trong một xu hướng giá giảm. Mẫu hình tam giác giảm thể hiện sức bán tăng, độ dốc tam giác đi xuống

Mẫu hình tam giác cân (symmetrical triangle)

Trong mô hình này thì diễn biến giá sẽ là đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước. Điều này thể hiện sức mạnh của phe mua và phe bán đang cân bằng nhau.

Về mặt diễn biến tâm lý, thì mô hình này biểu hiện một sự dừng chân tạm nghỉ của một xu hướng. Vì vậy nếu không có gì đặc biệt thì giá thường có xu hướng đi tiếp. Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn khá nhạy cảm, vì niềm tin của cả hai phe đang rất mong manh. Nếu xuất hiện tin tức đủ mạnh nghiêng về phe nào thì giá sẽ breakout và đi theo phe đó.

Trong trường hợp này nếu bạn đã hiểu rõ những khả năng diễn biến tiếp theo của giá, một chiến lược giao dịch hợp lý với mô hình tam giác cân là bạn nên đặt lệnh chờ theo cả hai hướng. Bạn đặt lệnh chờ mua ở phía trên, phòng khi giá bứt phá đi lên đồng thời bạn đặt lệnh chờ bán ở phía dưới để phòng khi giá bứt phá đi xuống. Trong cả hai trường hợp giá đi lên hay đi xuống thì một lệnh sẽ khớp và một lệnh sẽ được hủy, và như vậy bạn sẽ có lợi nhuận.

                                   Mẫu hình giá tam giác cân

4.Mẫu hình nêm tăng, nêm giảm (Rising/Falling Wedge)

Mẫu hình này có thể là dấu hiệu tiếp tục xu hướng, cũng có thể đảo chiều xu hướng. Đối với mẫu hình này, bạn không cần phải tập trung vào xu hướng trước đó, mà chỉ cần tập trung vào “cái nêm”.

Về mặt trực quan bạn cũng có thể thấy, khi giá diễn biến theo hình cái nêm thì nó cho thấy dấu hiệu cạn kiệt của đà tăng hay giảm trong “cái nêm” đó.

Về mặt hình thức thì mô hình này cũng có dạng của một hình tam giác. Nhưng trong phân tích kỹ thuật đồ thị giá, do tính chất khác biệt của nó liên quan đến tiến trình diễn tiến của giá nên người ta phân biệt nó thành một dạng mẫu hình khác.

Mô hình cái nêm nằm trong cả thị trường đang có xu hướng tăng hoặc thị trường đang có xu hướng giảm. Ở cả hai xu hướng trên cũng đều có thể xuất hiện cả hai loại là Mô hình cái nêm hướng lên và Mô hình cái nêm hướng xuống.

  • Mô hình cái nêm hướng lên là các mẫu giảm khi xu hướng đang đi lên và giá đang hội tụ và xu hướng hiện tại đang dần đà lên.
  • Các hình nêm hướng xuống là những mẫu giá đang tăng xảy ra khi xu hướng đang đi xuống và giá hội tụ, cho thấy xu hướng giảm đang mất đà và khả năng đảo chiều có thể xảy ra.

Tương tự như mẫu hình tam giác, mẫu hình nêm tăng/nêm giảm có đường hỗ trợ và đường kháng cự ở hai bên của đường xu hướng giá của một cặp tiền tệ. Điểm khác nhau cơ bản giữa hai mẫu hình là mẫu hình cái nêm có hai đường thẳng gần như song song chứ không phải cắt nhau như trong mẫu hình tam giác.

Điểm khác nhau tiếp theo là thông thường một sự bứt phá xu hướng đi lên thường không xảy ra khi cả hai đường xu hướng đều là đường dốc xuống. Một điểm khác biệt nữa giữa hai mẫu hình này là mẫu hình cái nêm là mẫu hình dài hạn hơn so với mẫu hình tam giác, như được chỉ ra bởi độ hẹp giữa các đường dốc của nó. Mẫu hình nêm tăng hoạt động tương tự như mẫu hình nêm giảm dự báo xu hướng đi xuống.

 

5. Mẫu hình hai đỉnh (Double Top)/ hai đáy (Double Bottom)

Mẫu hình hai đỉnh (Double Top)

Mẫu hình hai đỉnh (Double Top) là mẫu hình thường xuất hiện trong một xu hướng tăng mạnh, báo hiệu đảo chiều xu hướng từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm. Khi đạt đỉnh thứ 1, giá có xu hướng đảo chiều, tại vùng đảo chiều này sẽ hình thành đáy trung tâm. Nhưng giá không tiếp tục lao xuống mà quay trở về xu hướng tăng trước đó và tạo thành đỉnh thứ hai.

Trong xu hướng tăng, khi giá đi lên gặp vùng kháng cự mạnh mà giá không vượt qua được, giá tạo một nhịp giảm và hình thành nên một đỉnh. Sau nhịp giảm, giá quay lại vùng đỉnh lần nữa. Tuy nhiên giá tiếp tục không phá được vùng đỉnh và giảm trở lại. Lúc này mô hình Hai Đỉnh được thiết lập.

Như tên gọi mẫu hình giá thể hiện sự từ chối tăng giá để tạo ra một đỉnh mới cao hơn so với đỉnh cũ. Và sự từ chối này không phải 1 lần mà là hai lần nên đây chính là dấu hiệu cho thấy sự đảo chiều và dự báo một xu hướng giảm giá mạnh sắp diễn ra.
Mẫu hình hai đỉnh là 1 trong những mẫu hình cực kỳ hiệu quả để bạn vào lệnh giao dịch. Tuy nhiên, để tăng tỷ lệ chiến thắng trong mỗi giao dịch bạn nên kiên nhẫn chờ giá retest tại khu vực đường viền cổ, cũng như kết hợp 1 số phương pháp price action khác như các cụm nến đảo chiều chẳng hạn để làm cho lệnh của bạn có xác xuất thành công lớn hơn hay tỷ lệ R:R có thể đạt từ 1:2 trở lên.

Cũng giống như mẫu hình hai đỉnh, mẫu hình 2 đáy – Double Bottom là tín hiệu Price Action báo hiêu đảo chiều xu hướng mạnh mẽ xuất hiện ở cuối xu hướng giảm. Có nghĩa là khi xuất hiện Double Bottom thì chúng ta có thể dự đoán trước xu hướng tăng giá sắp diễn ra.

Hầu hết các nhà phân tích kỹ thuật đều tin rằng đáy đầu tiên nên giảm từ 10-20%. Đáy thứ hai sẽ hình thành trong vòng 3 đến 4% mức giá của đáy trước đó.

Giống như các loại mô hình khác, mẫu hình hai đáy (Double Bottom) phù hợp cho việc phân tích thị trường từ trung hạn đến dài hạn. Tuy nhiên, khoảng cách về thời gian giữa hai đáy trong mô hình càng dài thì tính hiệu quả càng lớn.

Mẫu hình hai đáy thường theo sau một xu hướng giảm và báo hiệu một xu hướng đảo chiều mới đó là xu hướng tăng. Các nguyên tắc cơ bản cần phản ánh các đặc điểm của xu hướng đảo ngược sắp diễn ra trong điều kiện thị trường.

Ngoài ra, trong quá trình hình thành mẫu hình này, các trader cũng cần theo dõi khối lượng giao dịch một cách chặt chẽ để biết sự tăng đột biến về khối lượng thường xảy ra trong hai lần biến động giá đi lên.

Kết luận

Ngoài 5 mẫu hình giá được giới thiệu trên còn một số mô hình giá phổ biến khác thường xuyên được các nhà đầu tư áp dụng trong giao dịch Forex, ví dụ như mẫu hình Flag mẫu hình cờ đuôi nheo, v.v.

Như các bạn đã biết, xu hướng không kéo dài mãi mãi mà sẽ dừng lại và đổi chiều. Những dấu hiếu của xu hướng đang chậm dần, chững lại hoặc đổi chiều được thể hiện qua các mẫu hình giá. Các mẫu hình giá này có giá trị rất lớn trong việc giúp ích cho nhiều cho trade trong quá trình ra quyết định giao dịch bằng cách dự báo thời điểm vào và thoát lệnh các mức giá tốt nhất để đặt các mức cắt lỗ và chốt lời.

Thêm vào đó, các trader mới tham gia vào thị trường có thể thực hành nhận biết các mẫu hình giá này trên các tài khoản demo trước khi áp dụng chúng vào giao dịch với tiền thật để đảm bảo không mắc sai lầm gây ra thua lỗ. Và dù các phân tích kỹ thuật có hiệu quả đến đâu thì việc trau dồi kỹ năng giao dịch của riêng bạn đóng vai trò quyết định trong thành công của giao dịch.

Hy vọng bài viết trên với những kiến thức cơ bản về một số mẫu hình giá phổ biến và dễ sử dụng nhất sẽ giúp các trade xây dựng được một chiến lược giao dịch hiệu quả thông qua việc sử dụng các mẫu hình giá trong quá trình giao dịch của mình.

Tổng hợp bởi VnRebates
Theo investopedia
👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.