VNREBATES

Cần bao nhiêu vàng trong 1 danh mục đầu tư để tạo nên sự khác biệt?

29.01.2021, 06:00 9 phút đọc

Trong thị trường tài chính, bạn có thể lựa chọn rất nhiều kênh đầu tư khác nhau: Vàng, Chứng khoán, Đô la,…. Trong số đó vàng được xem là một kênh đầu tư nhằm mục đích sinh lời hiệu quả. Vậy cần nắm giữ bao nhiêu vàng trong danh mục đầu tư? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Chúng ta đều biết rằng tiền tệ hay chứng khoán đều được quyết định bởi cung cầu cũng như khả năng phát hành của chính phủ hay các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vàng lại được xem là gần như độc lập với cung và cầu và cũng không bị ảnh hưởng nhiều đến việc thay đổi các chính sách tiền tệ hay chính sách công ty.

Nhìn chung, vàng là 1 kênh đầu tư tốt. Nhưng, liệu chúng ta có nên nắm giữ 100% vàng, hay chỉ cần 5% vàng trong danh mục? Làm sao để xác định tỷ lệ phù hợp với bạn? Trả lời 4 câu hỏi bên dưới sẽ giúp bạn xác định được nên nắm giữ bao nhiêu vàng trong danh mục đầu tư của mình.

1. Mục tiêu khi nắm giữ vàng trong danh mục đầu tư là gì?

Khi mua bán bất kỳ một tài sản hay hàng hóa nào, chắc hẳn ai cũng mong muốn kiếm được lời và không phải đối mặt với bất kỳ rủi ro nào. Vậy phải làm thế nào để ngăn ngừa và phòng tránh những rủi ro khi thị trường chứng khoán hay nền kinh tế đi xuống?

Khi bạn suy nghĩ về mục tiêu của mình, điều đầu tiên cần xem xét là khả năng chấp nhận rủi ro. Nếu muốn giảm thiểu rủi ro trong dài hạn, bạn cần bổ sung vàng vào danh mục đầu tư của mình. Bởi lẽ, ngay từ thời xa xưa, vàng đã từng là đồng tiền được dùng để giao thương. Khi bạn sở hữu vàng, đồng nghĩa với việc bạn đang sở hữu “đồng tiền” có thể lưu hành tại hầu hết các quốc gia mà không phải lệ thuộc vào bất kì giá trị tiền tệ nào như Đô Mỹ, Bảng Anh,….

Ngoài ra, khi lạm phát gia tăng, giá trị của tiền tệ giảm tỉ lệ nghịch với sự gia tăng của giá vàng. Nói cách khác lạm phát chính là dấu hiệu lên xuống của giá vàng. Thậm chí đến bây giờ, giá vàng cũng tăng theo từng năm chứ không có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong trường hợp xấu nhất khi mọi thứ khác đều về 0, vàng sẽ là “bảo hiểm” tài chính cuối cùng cho mọi người.

Một số người lựa chọn đầu tư chứng khoán thay vì là vàng bởi lẽ vàng không tạo ra lợi nhuận hoặc trả cổ tức như cổ phiếu. Tuy nhiên, khi lựa chọn đầu tư vào vàng, bạn sẽ nhận được những lợi ích sau đây:

  • Giá vàng gần như không thể bị các bất kỳ cổ đông hay công ty nào làm giá, hay bị “làm đẹp” bởi những điều chỉnh kế toán như báo cáo tài chính của doanh nghiệp; 
  • Vàng vật chất là một kho lưu trữ giá trị, đặc biệt là trong các cuộc khủng hoảng tài chính và sụp đổ nền kinh tế.

Vậy nên, hãy xem xét thực tế để soát xét mục tiêu của bạn cho phù hợp với hoàn cảnh. Theo thực tế các nhà đầu tư vẫn có xu hướng đa dạng danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro. Bởi lẽ bạn sẽ được toàn quyền sở hữu và quyết định đối với vàng vật chất. Hay nói cách khác, tài sản này sẽ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như cổ đông hay đối tác đầu tư như cổ phiếu.

2. Vàng hiện được định giá mắc hay rẻ hơn các kênh đầu tư khác?

Hầu hết các chuyên gia tài chính đều khuyên nên cần tái cơ cấu danh mục đầu tư của mình định kỳ, ít nhất là hàng năm. Bởi vì khi một khoản đầu tư càng tăng, thì càng có nhiều khả năng nó bị định giá quá cao và sẽ dễ bị rớt giá hơn .

Tương tự như vậy, giá của một khoản đầu tư nhất định càng giảm thì càng có nhiều khả năng bị định giá thấp hơn và bạn càng có nhiều cơ hội để “mua thấp” bằng cách tái cơ cấu danh mục. Tái cơ cấu hiểu đơn giản là chốt bớt lợi nhuận từ những tài sản đã tăng giá mạnh gần đây và mua thêm các loại tài sản còn bị định giá thấp.

Tương tự cho vàng, chúng ta cũng cần xác định liệu vàng có đang bị định giá quá cao hoặc giá thấp hơn so với các khoản đầu tư khác?

Một trong những cách đáng tin cậy để xác định xem vàng được định giá cao hơn hay thấp hơn là so sánh chúng với các cổ phiếu trong Chỉ số S&P 500,  bằng cách lấy giá của chỉ số chia cho giá vàng. Tỷ lệ này càng thấp thì vàng càng được định giá thấp hơn so với cổ phiếu và ngược lại.

Đối với các nhà đầu tư lâu năm, họ thường có xu hướng phân bổ danh mục đầu tư. Trong đó, bạn có thể giữ vàng ở mức là 5% trong danh mục đầu tư của mình. Và số 5% này được xem như là “bảo hiểm” chống lại sự sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán, vì vàng có xu hướng hoạt động đặc biệt tốt trong thời gian thị trường chứng khoán sụp đổ. Và đây là kênh đầu tư được đánh giá cao hơn trong thời kỳ kinh tế suy thoái và khủng hoảng.

Xem thêm: Giá vàng phản ứng thế nào khi thị trường chứng khoán giảm?

3. Cần bao nhiêu vàng trong một danh mục đầu tư để tạo nên sự khác biệt?

Vốn dĩ chúng ta nên mua bao nhiêu vàng để tạo ra sự khác biệt?

Tái cân bằng danh mục đầu tư

Tái cân bằng danh mục đầu tư

Tỷ lệ phân bổ vàng “cổ điển” nhất của các nhà đầu tư là 5% danh mục đầu tư. Tuy nhiên, thực tế, nếu tổng số vàng bạn nắm giữ ít hơn 5% tổng tài sản bạn đầu tư, thì thay đổi giá vàng sẽ không có tác động đáng kể đến danh mục đầu tư của bạn. Chúng ta sẽ giải thích điều này bên dưới.

Nếu 5% tài sản của bạn là vàng và 50% tài sản là danh mục S&P 500, thì nếu thị trường chứng khoán giảm 50% thì vàng cần phải tăng 400% để hòa vốn. Vàng tăng 400% trong 1 khoảng thời gian là 1 điều không thể. Thực tế cho thấy rằng xu hướng giảm của thị trường thường kéo dài hơn bạn nghĩ. Vì thế, việc duy trì vàng trong danh mục đầu tư (có thể hơn 5%) được xem như là một hình thức để giảm thiểu rủi ro cho chính bạn.

Vậy nên ngoài sự đầu tư đúng lúc, đúng thời điểm, bạn còn cần phải phân bổ danh mục đầu tư một cách khoa học nhằm tạo nên sự khác biệt. Hay nói một cách dễ hiểu mua đủ vàng để danh mục đầu tư của bạn có một vùng đệm thích hợp chống lại sự sụp đổ của thị trường.

Tuy nhiên, vì hoàn cảnh của mỗi người là khác nhau nên bạn cần phát triển một chiến lược tùy chỉnh phù hợp với mục tiêu và khả năng chấp nhận rủi ro của bạn.

Xem thêm3 chiến lược chinh phục thị trường Vàng

4. Bạn dự báo rủi ro thị trường sắp tới sẽ như thế nào?

Trong một cuộc khủng hoảng hoặc suy thoái lớn, vàng là một trong những hàng rào bảo vệ tốt nhất chống lại khủng hoảng, không chỉ có thể bảo vệ danh mục đầu tư và mức sống của bạn, trong nhiều trường hợp, vàng thậm chí có thể mang lại cho bạn một khoản lợi nhuận khá lớn khi hầu hết các thị trường khác xuất hiện tình trạng rơi tự do.

Vì vậy, khi nắm giữ tỷ lệ 5% vàng hoặc hơn trong danh mục đầu tư, đồng nghĩa với việc bạn đang được cung cấp một số biện pháp bảo vệ trước một cuộc khủng hoảng hay một sự kiện ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu – đây là lúc danh mục đầu tư của bạn cần phải đưa về ở mức hòa vốn, chứ chưa nói đến lợi nhuận.

Dù muốn hay không, chúng ta cần chấp nhận rằng không ai có thể dự đoán chính xác 100% các sự kiện kinh tế. Tuy nhiên, ít nhất, là 1 trader, bạn nên có các kênh thông tin, những nhận định của bản thân mình về tình hình kinh tế sắp tới. Khi bạn tin rằng, có một cuộc khủng hoảng sắp xảy ra thì hẳn nhiên, bạn nên đầu tư thêm vào vàng. Hay nói một cách đơn giản, hàng rào bảo vệ tốt nhất của bạn chống lại khủng hoảng tiền tệ hoặc kinh tế chính là vàng.

Kết luận

Nhìn chung, vàng vẫn là kênh đầu tư được nhiều người lựa chọn. Đặc biệt là trong những thời kỳ khủng hoảng tiền tệ hay khi thị trường chứng khoán sụp đổ. Vậy nên, bạn có thể suy xét việc sử dụng vàng như một công cụ hạn chế rủi ro khi thực hiện bất kỳ hoạt động đầu tư nào.

Ngoài ra, việc cơ cấu danh mục đầu tư một cách hợp lý có thể sẽ giúp bạn mang về lợi nhuận tối ưu nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về mối tương quan giữa vàng và các nguồn đầu tư khác, vui lòng để lại bình luận dưới đây.

Tổng hợp bởi VnRebates

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.