VNREBATES

Cập nhật Giá dầu thế giới trực tuyến 2020

11.08.2020, 16:16 12 phút đọc

Hiện nay tình hình dịch bệnh Covid – 19 căng thẳng ở nhiều nước trên thế giới đã làm cho giá dầu trên các nước tuột giảm một cách nghiêm trọng. Việc nới lỏng giãn cách xã hội, đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt trở lại bình thường ở nhiều quốc gia đã giúp nhu cầu dầu đang từng bước khởi sắc. Vậy biến động tăng/ giảm của giá dầu hoạt động theo cơ chế nào? Hãy cùng chúng tôi cập nhật giá dầu thế giới trực tuyến thông qua bài viết này.

Bài viết bao gồm các nội dung chính sau đây:

1. Giá dầu trên thế giới tăng, thị trường đang khởi sắc trở lại

2. Cập nhật giá dầu thế giới mới nhất

a. Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h00 ngày 3/8

b. Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h00 ngày 5/8

3. Kết quả phân tích ở phiên giao dịch

a. Sản lượng dầu khai thác đã được cắt giảm

b. Khủng hoảng kinh tế từ các quốc gia lớn kéo giá dầu biến động thất thường

c. Thị trường dầu được kỳ vọng sẽ khởi sắc trong quý III/2020

4. Nhu cầu sử dụng dầu mỏ dần dần được khôi phục lại ở các quốc gia

Cập nhật Giá dầu thế giới trực tuyến 2020

Cập nhật Giá dầu thế giới trực tuyến 2020

1.      Giá dầu trên thế giới tăng, thị trường đang khởi sắc trở lại

Do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid – 19 dẫn đến giá dầu ở cuối năm 2019 và đầu năm 2020 giảm thấp ở mức kỷ lục

Tuy nhiên, việc các quốc gia dần nới lỏng giãn cách xã hội đã đưa thị trường dầu dần dần diễn biến theo hướng tích cực khi cung giảm, cầu tăng. Bên cạnh đó, thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác của OPEC+ bắt đầu từ 1/5/2020 cũng tạo động lực để vực dậy giá dầu.

Trong tuần đầu tiên của tháng 5, giá dầu thô WTI tăng vọt 25,1%, dầu Brent tăng khoảng 17,1%. Đến tuần thứ 2, giá dầu tăng ở mức trung bình  20%. Giá dầu sang tuần thứ 3 của tháng 5 đã đạt mức 33,41 USD/thùng, dầu Brent đạt mức 35,21 USD/thùng.

Căn cứ theo thỏa thuận của OPEC+, các nước trên thế giới đã bắt đầu công cuộc cắt giảm 9,7 triệu thùng/ngày trong tháng 5 và tháng 6 của năm 2020. Điển hình như mới đây, Algeria – là một trong những quốc gia thành viên đang nắm giữ chức Chủ tịch của OPEC đã cắt giảm gần 200.000 thùng dầu/ngày. Cam kết của Algeria – nước sản xuất dầu không lớn trong khối OPEC, chứng tỏ tổ chức này làm việc rất nghiêm túc trong việc cắt giảm sản lượng và nhiều nước còn muốn cắt giảm trên mức cam kết để đẩy giá tăng cao.

Mới đây, Saudi Arabia và Kuwait – hai nước sản xuất dầu lớn nhất nhì ở Trung Đông vừa có những cam kết và tuyên bố mạnh mẽ về cắt giảm thêm sản lượng dầu để việc đẩy mạnh giá lên cao một cách thật sự có hiệu quả.

2.      Cập nhật giá dầu thế giới mới nhất

a.       Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h00 ngày 3/8

Tên loại Kỳ hạn Sàn giao dịch Giá Đơn vị tính
Dầu thô Giao tháng 12 Tokyo 28.970 JPY/thùng
Giá dầu Brent Giao tháng 9 ICE 43,520 USD/thùng
Dầu Thô WTI Giao tháng 9 Nymex 40,08 USD/thùng

Giá dầu tăng vào thứ Sáu (31/7) và kết thúc tháng cao hơn.

Hợp đồng giá dầu WTI của Mỹ đã tăng khoảng 0,88% lên 40,27 USD/thùng, sau khi giảm 3,3% trong phiên trước đó. Hợp đồng dầu thô Brent ước tính tăng khoảng 0,7% lên 43,18 USD/thùng.

Đồng đô la đã kéo dài sự sụt giảm đáng kể vào thứ Sáu và đây là sự sụt giảm lớn nhất hàng tháng trong một thập kỉ. Đồng đô la giảm cũng là điều kiện thích hợp để hỗ trợ cho giá dầu.

Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ và các nước thành viên gọi là OPEC+ đã cùng nhau lên kế hoạch tăng sản lượng từ thứ Bảy (1/8), thêm khoảng 1,5 triệu thùng/ngày vào nguồn cung toàn cầu, sau khi cắt giảm sản lượng sau đại dịch.

b.      Bảng giá dầu thế giới cập nhật lúc 7h00 ngày 5/8

Tên loại Kỳ hạn Sàn giao dịch Giá Đơn vị tính
Dầu thô Giao tháng 12 Tokyo 29.100 JPY/thùng
Giá dầu Brent Giao tháng 9 ICE 43,520 USD/thùng
Dầu Thô WTI Giao tháng 9 Nymex 40,18 USD/thùng

Giá dầu bắt đầu giảm vào ngày 4 tháng 8 năm 2020 trong bối cảnh lo ngại về một làn sóng Covid – 19 lần thứ 2 sẽ quay trở lại tàn phá sự phục hồi nhu cầu tiêu thụ dầu trên thị trường.

Hợp đồng gần đây nhất về giá dầu thô WTI của Mỹ ước tính giảm khoảng 1,7%, ở mức 40,33 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent ước tính giảm khoảng 1,5%, xuống mức thấp hơn 43,43 USD/thùng.

Trên thị trường cũng đang quan ngại rằng cuộc khủng hoảng lây nhiễm Covid – 19 bây giờ có thể không chỉ giới hạn ở Mỹ và Brazil, mà còn ở các quốc gia khác trên thế giới.

Kế hoạch xuất khẩu loại dầu CPC Blend của Kazakhstan từ cảng biển Yuzhnaya Ozereyevka trong tháng 8 được điều chỉnh xuống 4,51 triệu tấn so với mức 4,54 triệu tấn trong kế hoạch ban đầu.

Giá dầu thô giảm nhẹ vào đầu phiên trước áp lực từ nguồn cung khi thị trường dầu thô bước sang tháng 8 với việc nhóm OPEC+ nới lỏng hạn mức cắt giảm sản lượng xuống chỉ còn 7,7 triệu thùng/ngày. Nguồn cung tăng cùng với thông tin mức tăng trưởng âm của GDP Mỹ trong quý II công bố trong tuần trước khiến giá dầu thô chịu áp lực lớn.

Tuy nhiên, sau đó giá dầu đã được hỗ trợ bởi một loạt các thông tin tích cực từ các chỉ số quản lý sức mua ở khu vực các nước châu Âu và châu Mỹ đều đánh dấu mức tăng so với tháng trước.

3.      Kết quả phân tích ở phiên giao dịch

Khủng khoảng kinh tế từ các quốc gia lớn kéo giá dầu biến động thất thường

Khủng hoảng kinh tế từ các quốc gia lớn kéo giá dầu biến động thất thường

a.       Sản lượng dầu khai thác đã được cắt giảm

Theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ về tình hình sản xuất khai thác dầu thô trong khoảng tháng 4 và 5 thì sản lượng khai thác dầu thô đầu tháng 5 của Mỹ đạt mức khoảng 10 triệu thùng/ngày, giảm 1,98 triệu thùng so với mức sản lượng điều chỉnh 11,98 triệu thùng/ngày trong tháng 4. Qua báo cáo trên cho thấy, nhu cầu sử dụng dầu thô của Mỹ trong tháng 5 giảm 4,15 triệu thùng hay 20,5% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 16,1 triệu thùng/ngày. Sản lượng xuất khẩu dầu thô của Mỹ giảm xuống 2,93 triệu thùng/ngày so với mức 3,07 triệu thùng/ngày.

Theo báo cáo của Bộ Dầu mỏ Iraq, trong đầu tháng 7 nước này xuất khẩu trung bình 2,76 triệu thùng dầu/ngày, với mức giá trung bình 40,7 USD/thùng.

Trong tuần vừa rồi, dịch bệnh Covid – 19 trên toàn cầu gây ảnh hưởng chính khiến giá dầu giảm mạnh trong thời gian hiện nay. Tuy nhiên, giá dầu vẫn duy trì ở mức nhất định.

b.      Khủng hoảng kinh tế từ các quốc gia lớn kéo giá dầu biến động thất thường

Tình hình GDP của Mỹ trong quý II năm 2020 tăng trưởng âm, giảm đến 32,9% so với cùng kỳ năm 2019. Với tư cách nền kinh tế lớn nhất thế giới và cũng là nước tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới, nền kinh tế Mỹ suy yếu ảnh hưởng trực tiếp tới triển vọng phục hồi của nhu cầu dầu thô toàn cầu.

Thêm vào đó, GDP của Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu và là đầu tàu kinh tế của cả khối, cũng đã tăng trưởng âm trong quý II vừa rồi ở mức -11,7%.

c.       Thị trường dầu được kỳ vọng sẽ khởi sắc trong quý III/2020

Dù vậy, ngay từ trong tháng 7, sản lượng khai thác dầu thô của các nước trong nhóm OPEC cũng đã tăng lên gần 1 triệu thùng, gây thêm sức ép cho giá dầu. Trong tuần vừa rồi, Việt Nam đã phát hiện mỏ dầu Kén Bầu 2X có trữ lượng dầu khí lớn nhất từ trước đến nay nằm cách bờ chưa tới 100km.

Giá dầu thô WTI tháng 9 tăng 0,88% nhờ thông tin sản lượng khai thác dầu thô của Mỹ giảm mạnh trong các tháng trước đó. Giá dầu thô Brent tháng 10 tăng 0,62%. Giá được sự sụt giảm của đồng USD tiếp tục hỗ trợ. Giá dầu thô được ghi nhận vào lúc 7h (giờ Việt Nam) ngày 3/8, giá dầu thô WTI của Mỹ tăng gần 1% lên 40,27 USD/thùng. Giá dầu Brent tăng hơn 0,5% lên 43,52 USD/thùng.

4.      Nhu cầu sử dụng dầu mỏ dần dần được khôi phục lại ở các quốc gia

Thị trường dầu thô vẫn giữ ở mức thấp, cho đến ngày 11 tháng 05 Chính phủ Pháp  tiến hành gỡ bỏ lệnh cách ly xã hội và tiến hành nới lỏng giãn cách xã hội và nhiều hoạt động kinh doanh được khôi phục trở lại.

Cũng trong thời gian này, nước Nga cũng tuyên bố ngừng các hoạt động giãn cách, cuộc sống người dân dần trở lại bình thường. Nước Anh đồng ý cho những tất cả mọi ngành nghề sản xuất hoạt động trở lại, các nhân viên làm việc tại nhà được phép trở lại đến nơi làm việc.

Một số quốc gia Trung Đông trong số đó có Iran là quốc gia bị dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề nhất khu vực, nhưng đến ngày 15/7 đã bắt đầu nới lỏng lệnh hạn chế tiếp xúc để bắt tay vào việc phục hồi và cứu vãn nền kinh tế đang đi lùi.

Nhu cầu sử dụng dầu mỏ dần dần được khôi phục lại ở các quốc gia

Nhu cầu sử dụng dầu mỏ dần dần được khôi phục lại ở các quốc gia

Việc gỡ bỏ lệnh cách ly xã hội, nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông đã tăng lên ở nhiều quốc gia dẫn đầu là sự gia tăng ở một loạt các quốc gia như Việt Nam, Đài Loan, Anh, Nga, Hàn Quốc… Đây được xem là một khởi đầu tốt cho sự phục hồi nhu cầu sử dụng dầu của các quốc gia.

Bên cạnh đó, nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới đó chính là là Trung Quốc cũng đang trên đường phục hồi và phát triển, dấu hiệu đầu cho thấy nước này đang hồi phục nền kinh tế đó là Trung Quốc đã nhập khẩu trên 40 triệu tấn dầu thô trong tháng 4.  Điều này đã giúp kinh tế toàn cầu có thêm động lực tăng trưởng, trước tiên sẽ là tăng nhu cầu sử dụng dầu thô tại chính các quốc gia này đều làm cho nhu cầu sử dụng tăng đó chính là  do các nhà máy sản xuất đã hoạt động trở lại, du lịch nội địa cũng tăng.

Theo dự báo, nhu cầu nhiên liệu của Trung Quốc trong những tháng sắp tới sẽ phục hồi so với tháng trước, gần bằng hoặc tương đương cùng kỳ năm ngoái.

Kết lại

Nhìn chung, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, nhu cầu sử dụng dầu thô vẫn giảm sút ở các nước trên thế giới. Do đó, các nhà đầu tư cần thường xuyên theo dõi các tin tức dịch bệnh cũng như các chính sách được các bên đưa ra nhằm bình ổn thị trường dầu mỏ thế giới để có những quyết định đầu tư đúng đắn. Mọi thắc mắc của bạn xin vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết này.

Tổng hợp bởi VnRebates

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.