VNREBATES

Chân dung Bigboiz – Tay chơi trên thị trường nghìn tỷ (Phần 2)

08.07.2020, 15:21 9 phút đọc

#banker_sharing Tiếp theo P1, là chân dung của một định chế tài chính lớn (các investment bank top 10 toàn cầu, các quỹ hedge fund, etc…) hay nhà đầu tư tổ chức với vốn hoá vài chục triệu USD trở lên. Thị trường tài chính nói chung phần lớn đều được tạo lập từ những […]

#banker_sharing

Tiếp theo P1, là chân dung của một định chế tài chính lớn (các investment bank top 10 toàn cầu, các quỹ hedge fund, etc…) hay nhà đầu tư tổ chức với vốn hoá vài chục triệu USD trở lên.

Thị trường tài chính nói chung phần lớn đều được tạo lập từ những Bigboiz, nói riêng FX thì sẽ là sân chơi của khối ngân hàng toàn cầu, các quỹ hedge fund là chính.

Thống kê năm 2019 trung bình mỗi ngày khối lượng giao dịch là 6,5 NGHÌN TỶ USD. Tiền của retail trader còn chưa được 1/1000 hạt muối bỏ vô biển mênh mông này.

BIS, 2019, Link tham khảo: https://bit.ly/3fImzV7

Bank và fund là 2 tổ chức chính đứng ra giao dịch trên thị trường. Các bạn ở đây chắc sẽ có dân tài chính thuần tuý có học về môn Tài chính doanh nghiệp, có chapter về Risk Management với phần “External Risk” chủ yếu về currency – thì khách hàng chính của bank là các doanh nghiệp MNC, các quỹ toàn cầu.

Họ không thể tự “thảy” 1 mớ tiền từ Mỹ sang Úc, mua bán hàng hoá xong gom lại mớ tiền từ Úc qua Cayman Island rồi về lại Mỹ được. Họ cần bank luân chuyển tiền của họ từ nước này qua nước kia, họ cần 1 bên lo được cho họ việc dự phòng rủi ro tỉ giá và nhiều các thứ khác liên quan đến tiền tệ của họ bằng các hợp đồng phái sinh, hoặc nhờ các bank trade qua lại để đảm bảo dự phòng tiền tệ cho họ. Fund ăn ké theo đó.

Trong bài này, mình sẽ nói về “BigBoiz” (ngân hàng, quỹ, tay chơi cỡ lớn như Soros, Druckenmiller, Lipschutz, etc…) để các bạn hình dung được sự khác biệt giữa đầu tư tổ chức và cá nhân nhỏ lẻ nó khác nhau như thế nào.

Trading Floor, Goldman Sachs

  1. Về mặt kỹ thuật

Lợi thế đầu tiên họ có được – là về mặt kỹ thuật. Hệ thống công nghệ thông tin có tính liên kết toàn cầu. Chưa chắc là họ đã có core i9 ngon lành, nhưng họ có hệ thống máy chủ, hệ thống data center, hệ thống mạng và hệ thống thông tin liên lạc cực nhanh. Cái này retail trader mất ưu thế hoàn toàn. Vì chỉ cần mạng mà rớt thì retail trader cứ thế mà ra đê, nhưng với họ, internal call có thể giải quyết hết tất cả.

Với các bank và fund, họ trade qua các broker điện tử lớn (EBS – CME Group, Reuteur X3000 Xtra – Eikon, Bloomberg Terminal – Bloomerg, etc…) hoặc trade trực tiếp với nhau qua các kênh nội bộ (gọi điện, book lệnh trực tiếp qua hệ thống nội bộ của nhau, book lệnh trực tiếp qua các sales, etc…).

Các broker mà retail dùng là phân bậc gần cuối của chuỗi giao dịch toàn cầu rồi. Dễ hiểu họ tiếp lệnh từ bạn, kết nối qua hệ thống ECN, từ ECN tới 3 cái system lớn vừa kể trên, rồi mới tới bank.

Vì mình không trade trên MT4 MT5 nên mình không rõ, nhưng mình chắc 1 điều càng qua nhiều trung gian, rủi ro càng lớn.

Tuy nhiên bây giờ bạn sẽ không còn nhìn nhiều cảnh trade dealing trên điện thoại như trong các phim về phố wall hay boiler room như ngày xưa nhiều vì các giao dịch đều được digitalized phần lớn.

Qua các hệ thống máy tính, EBS, ECN toàn cầu. Tuy nhiên việc gọi điện để deal vẫn còn, tuỳ vào loại hình giao dịch nào mà trader/dealer đó muốn.

Thêm ý nữa, ở trading room, họ có nhiều desk để phân chia nguồn lực ra để giao dịch, giao dịch nhiều các tài sản và tốc độ xử lý khối lượng lệnh sẽ cao hơn rất nhiều so với retail trader có thể làm được.

Vì khối lượng giao dịch của họ lớn, nên không thể nảy ra trade 1000 tỷ USD hẳn hoi, điều đó sẽ làm cú sốc thị trường liền và SEC hay các cơ quan chức năng sẽ xử bắn về tội thao túng giá cả ngay lập tức. Mà phân bổ ra đều đều trong ngày, nhiều ngày.

  1. Về mặt thông tin

Cái này là đặc điểm ưu thế thứ 2 mà các bigboiz có. Tin tức các bạn đọc được, Bloomberg Terminal tổng hợp còn nhanh hơn mặt báo kịp in. Các dữ liệu bạn tìm trên tradingview hay các data page, Bloomberg có hết, đầy đủ, chuyên sâu, mà có luôn cả hệ thống phân tích đi kèm.

Về mặt thông tin, họ nắm trực tiếp giữa chính phủ – và với nhau. Nên việc bạn chạy theo kịp họ hay không thì mình không chắc. Nhưng trade dựa theo tin thôi thì bạn thua chắc vì họ chạy trước bạn lâu rồi. Trên thị trường này, trễ nhịp 0,5 giây đã tạo nên sự khác biệt toàn diện.

Yếu tố chính, là họ có những “mối quan hệ” trong liên minh/mạng lưới với nhau để liên hệ khi cần. Điểm này, retail trader hiếm khi làm được.

  1. Về nguồn lực

Các bigboiz, không thiếu người giỏi. Không thiếu cả những siêu nhân lẫn ngu đần, ngu đần như vụ Rogue Trader đập banh Barings Bank là vẫn có. Vài siêu nhân gộp lại sẽ thành 1 cỗ máy cày tiền có tính hệ thống hơn hẳn so với retail trader.

Retail trader thường là chỉ 1 2 người thành group. Nhiều hơn 3 sẽ là đánh nhau và nhiều hơn 5 sẽ là đại hoạ. Cơ bản, trader nào cũng có cái tôi to hơn quả địa cầu có 4 đại dương. Không ai muốn thừa nhận mình sai, nhưng quên mất là thị trường luôn đúng ahihi.

Ở các bank, trading floor của họ cả trăm người, các fund thì bèo cũng 20 30 người với đa dạng các loại tài sản cũng như vai trò và vị trí. Điều này đã tạo nên sự khác biệt về tính đa dạng trong nhân sự cũng như các kỹ năng bổ trợ qua lại lẫn nhau.

Hơn hết, họ có các phòng ban để hỗ trợ nhau. Như bài “Trading là cái nghề đoé gì” (Search #banker_sharing để đọc lại) mình có trình bày ở phần 3, chung chung đều có 5 chức năng để vận hành fund hoặc bank hiệu quả.

Ở bank thì có thêm đội sales, đi “tiếp khách” aka nhận lệnh, chốt lệnh với các MNC và chuyển về cho trader xử lý cái mớ đó. Set up trading đầu ngày thì với Portfolio Manager để quản lý các dòng tiền.

Ngoài ra trong bank sẽ còn 1 nhân vật khá xa lạ, là Structurer – người chuyên thiết kế những “món hàng” để trade theo ý khách hàng. Cái này nói thêm chứ không liên quan trong bài này đâu.

Sơ sơ là vậy. Một bài khác mình sẽ viết cực kỳ rõ về bank, và fund sau.

  1. Về nguồn vốn

Cái này không cần nói nhiều. Họ chỉ chiếm 0,…01 số lượng đối tượng tham gia trên thị trường nhưng nguồn vốn thì là phần số ngược lại.

Bank và fund họ không chỉ trade một currency hoặc một vài. Nhưng đa phần là trade một đống. Tuy nhiên cái này thì tuỳ vì mình biết có những fund trade những món rất ngách như phái sinh VIX, trade weather derivatives, trade mấy currency emerging market kiểu kiểu tự mình họ chơi với vài món độc lạ không ai thèm chơi nhưng lời lỗ thì mình không biết vì mình không trade ngách.

Bank với fund họ trade chủ yếu CCY G7 vì tính thanh khoản cao kèm với phái sinh (derivatives) cho các lượt trade đó, nhiều cách để đối xung và điểm này thì chỉ có bank vs fund mới có lợi thế đó vì nguồn vốn mạnh mới deal được những phái sinh đi kèm.

Cái lợi thế này đôi khi cũng đẩy hàng loạt anh em trader xa bờ vì kết thúc những đợt đáo hạn hợp đồng hoặc thay đổi đột ngột đều do các ảnh hưởng từ phái sinh mà ra, cũng nhiều.

Bank vs Fund, họ trade daily, weekly và position. Vì khối lượng giao dịch của họ rất lớn nên họ không thể đi chart vài phút được. HFT là một dạng khác mình không đề cập đến ở đây.

Họ không có quản lý nguồn quỹ $500 với leverage 500, mà là $500,000,000 đến $500,000,000,000 trở lên với leverage 3 5 là max. MAX! Hoặc không cần đòn bẩy với prop-trade vì họ đã đi “bigmoney” rồi.

  1. Về công cụ tài chính (financial instruments)

Điểm này chắc khá nhiều, nhưng mình sẽ nói những khái niệm là chủ yếu để các bạn đỡ ngộp trong một mớ thông tin.

Bank họ không kiếm lời nhiều từ Spot FX.

Chỉ riêng về FX thôi thì họ trade interest rate linked derivatives ( IRD – phái sinh liên quan đến lãi suất) và các loại bond (CD, repo, T-bill, corp-bond, etc…), FRA (Forward Rate Agreement), …. + derivatives của FX và lãi suất là chủ yếu.

Lợi nhuận của bank kiếm phần nhiều là từ mấy cái này. Đa số khối lượng giao dịch FX toàn cầu luân chuyển giữa các interbank qua các công cụ trên. Spot FX chỉ là 1 phần cũng đáng kể nhưng không là tất cả.

Ngoài những món chính trên, thêm chút options cho mấy ai thích đa dạng công cụ tí và structured products cho các khách hàng của họ.

Spot FX là trade theo thị trường để tạo thanh khoản. Vì giao dịch FX ít nhiều cần thanh khoản để tỉ giá các nước luôn cân bằng được. Khối lượng cũng khá lớn nhưng không phải là tất cả với bank hay fund.

Fund thì cũng gần tương tự, tuy nhiên ở fund thì Spot (nhưng daily-weekly-position và trade macro) cũng có phần ưu thế, kèm với derivatives của nó để hedge rủi ro, chủ yếu là options với interest-linked futures, hoặc futures trên CME. Ngoài ra fund thì còn nhiều loại công cụ khác nữa thì mấy cái này chuyên mục khác về các sản phẩm tài chính mình sẽ trình bày sau.

Kết

Sơ sơ là vậy để các bạn hiểu được sân chơi đích thực này – không dành cho retail trader. Bạn muốn vào chơi, bạn phải hiểu theo cách khác vì cách chơi hay công cụ của thế giới trading nó lớn hơn rất nhiều so với khả năng của retail trader có thể xử lý được.

Mục đích của bank là tối ưu hoá lợi nhuận, giảm thiểu chi phí giao dịch và cân đối rủi ro tỷ giá cho khách hàng của họ.

Mục đích của fund cũng tương tự để kiếm lợi nhuận tối ưu cho LP và shareholders của quỹ.

Chỉ đơn giản có vậy.

Trên đây là nội dung về chân dung của 1 BigBoiz mà các bạn chơi cùng là ai. Phần 3 sẽ là từng cá nhân chuyên biệt và đặc tính của họ trên thị trường tiền tệ này.

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.