VNREBATES

Chỉ báo Bollinger Bands và cách phân tích trong đầu tư

18.01.2023, 15:30 19 phút đọc

Chỉ báo Bollinger Bands là gì? Bollinger Bands là một dải phân tích mức độ biến động của thị trường trong đầu tư chứng khoán, forex. Từ đường Bollinger Bands này, các trader có thể tìm kiếm các điểm vào lệnh hợp lý, thậm chí dùng để phân tích và xác định xu hướng giá.

Xem thêm: 

Bollinger Bands là gì? 

Bollinger Bands là một chỉ báo, một công cụ phân tích kỹ thuật dựa trên đường trung bình động MA (Moving Average) ở giữa, dải trên và giải dưới. Dải Bollinger Bands sẽ tự động điều chỉnh mở rộng hoặc thu hẹp khi thị trường có biến động.

Chỉ báo Bollinger Bands được phát triển và đăng ký bản quyền bởi Trader nổi tiếng John Bollinger. Ông thiết kế chỉ báo này với mục đích nhận định xem thị trường có đang ở trong trạng thái quá mua hoặc quá bán hay không, từ đó mang đến cho các nhà giao dịch cơ hội vào lệnh với xác suất cao hơn.

Bollinger Bands là một chỉ báo, một công cụ phân tích kỹ thuật dựa trên đường trung bình động MA (Moving Average) ở giữa, dải trên và giải dưới.

Chỉ báo bollinger bands

Về khái niệm “độ lệch chuẩn”, đây là một thông số rất quan trọng để hình thành lên dải Bollinger Bands, nó đo lường độ lệch, tức độ biến động của giá trong mối phiên so với giá trị trung bình.

Khi sử dụng chỉ báo Bollinger Bands, nhà giao dịch có thể coi độ lệch chuẩn là một tham số có sẵn. Từ đó, chúng ta sẽ phân tích cấu tạo của dải Bollinger Bands chi tiết hơn dựa theo độ lệch chuẩn như sau:

  • Giá trị dải trên = MA + m * độ lệch chuẩn
  • Giá trị dải dưới = MA – m * độ lệch chuẩn

Trong đó:

  • MA chính là đường trung tâm với chu kỳ tùy chọn. 
  • Giá trị m là số độ lệch chuẩn được sử dụng. Ở thiết lập mặc định, m = 2. Chúng ta có thể thay đổi tham số này, nhưng thông thường các nhà giao dịch chỉ sử dụng các giá trị m = 2 hoặc đôi khi là m = 1.

Bollinger Bands là chỉ báo có sẵn trong hầu hết tất cả các nền tảng phân tích biểu đồ, bao gồm Tradingview và MT4.

Ý nghĩa của chỉ báo Bollinger Bands

Chỉ báo Bollinger Bands cho chúng ta biết được biên độ biến động trung bình của giá trong khoảng thời gian gần nhất. Nếu như giá đột ngột biến động nhiều hơn hoặc ít hơn so với mức trung bình này, đó là một tín hiệu bất thường và cho chúng ta biết rằng thị trường có thể sẽ thay đổi. Dưới đây là một số ý nghĩa biểu thị cho dải Bollinger Bands:

Sự phá vỡ trong sức mua và sức bán

Nếu giá phá vỡ và đóng cửa ở bên ngoài phạm vi dải Bollinger Bands, đó là tín hiệu cho thấy thị trường có thể đang ở trong trạng thái quá mua hoặc quá bán. Dự đoán nhiều khả năng sẽ chuẩn bị đảo chiều:

  • Nếu giá phá vỡ khỏi dải phía trên, đó là tín hiệu giá đang quá mua và có khả năng đảo chiều xuống.
  • Nếu giá phá vỡ xuống dải phía dưới, thị trường đang quá bán và có thể sẽ nhanh chóng đảo chiều tăng lên.

Tín hiệu quá mua quá bán này thường chỉ đáng tin cậy khi giá đang sideway và không có xu hướng rõ rệt. Vì trong một xu hướng, lực của thị trường rất mạnh, giá có thể đôi lần sẽ vượt qua các đường biên nhưng xu hướng vẫn tiếp tục mà không hề có dấu hiệu đảo chiều.

 

Sự phá vỡ khỏi bands là tín hiệu quá mua hoặc quá bán của chỉ báo Bollinger Bands

Sự phá vỡ khỏi bands là tín hiệu quá mua hoặc quá bán (Nguồn: TradingView)

Squeeze – Sự siết chặt bởi đường trên và đường dưới

Các nhà giao dịch có thể nhận biết được tín hiệu này khi thấy dải Bollinger Bands bị siết lại nhỏ hơn so với bình thường. Lúc này, hai đường biên trên và dưới gần nhau hơn, cho thấy giá đang biến động ít hơn theo cả hai hướng.

Tín hiệu squeeze cho chúng ta biết rằng thị trường đang có dấu hiệu kiệt sức. Chính vì vậy, giá không thể tăng thêm hoặc giảm xuống quá nhiều, mà chỉ di chuyển trong một phạm vi nhỏ. Từ đó, các nhà giao dịch thường theo dõi Bollinger Bands Squeeze để tìm kiếm cơ hội giao dịch đảo chiều hoặc giao dịch breakout ngay khi giá thoát khỏi vùng siết chặt này.

 

Tín hiệu Squeeze khi hai đường band thu hẹp lại trong chỉ báo Bollinger Bands

Tín hiệu Squeeze khi hai đường band thu hẹp lại (Nguồn: TradingView)

“Sự nở rộng”

Khi tín hiệu khi hai dải trên và dưới cách xa nhau ra (dải Bollinger Bands phình to ra) sẽ cho thấy rằng giá đang có những biến động mạnh mẽ. Thường là theo cùng một hướng tăng hoặc giảm. Vì ,vậy nó thường được sử dụng để đánh giá sức mạnh của xu hướng.

Cụ thể, nếu giá có chiều hướng đi lên và bám sát vào đường phía trên của dải, đồng thời dải Bollinger Bands phình to ra là tín hiệu cho thấy xu hướng tăng đang rất mạnh mẽ. Ngược lại, nếu giá bám sát đường phía dưới, thì việc dải Bollinger Bands phình to ra báo hiệu rằng lực giảm đang chiếm hoàn toàn ưu thế.

Sự nở rộng của Bollinger Bands khi thị trường biến động mạnh

Sự nở rộng của Bollinger Bands khi thị trường biến động mạnh (Nguồn: TradingView)

Những hạn chế của chỉ báo Bollinger Bands

Bất cứ chỉ báo hay công cụ kỹ thuật nào cũng tồn tại những hạn chế riêng, và Bollinger Bands cũng không ngoại lệ. Việc nắm bắt được những hạn chế của chỉ báo này sẽ giúp các nhà giao dịch có được cái nhìn sâu sắc hơn, cũng như những lưu ý để có thể sử dụng được chỉ báo một cách hiệu quả nhất. Dưới đây là một vài điểm hạn chế nổi bật mà bạn cần lưu ý:

Mang tính chất phản ứng với giá trong thị trường mà không có khả năng dự đoán giá trong tương lai chính xác cao.

Không thể sử dụng độc lập để dự đoán và tìm kiếm các điểm để vào lệnh.

Các thông số thiết lập mặc định có thể không hoạt động với tất cả các trader hoặc chỉ hiệu quả với chiến lược này nhưng lại vô hiệu hóa ở chiến lược khác.

Xem thêm: Indicator là gì? Cách sử dụng indicator hiệu quả nhất

Cách sử dụng chỉ báo Bollinger Bands

Như chúng ta đã thảo luận, việc sử dụng Bollinger Bands cần được kết hợp với các chỉ báo khác để có hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, việc kết hợp này trên thực tế có thể áp dụng rất linh hoạt, chỉ cần hiểu được ý nghĩa của dải Bollinger thì có thể tự mình tùy biến các chiến lược phù hợp với phong cách cá nhân.

Bên cạnh đó, VnRebtes cũng đã có một số bài viết chuyên sâu về các chiến lược cụ thể với chỉ báo Bollinger Bands để các trader tiện nghiên cứu và áp dụng. Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết này mình sẽ không đi sâu vào một chiến lược nào, mà chỉ giới thiệu với các trader những nguyên lý cơ bản và nâng cao để áp dụng Bollinger Bands trong bất cứ phương pháp kết hợp nào của chỉ báo này.

Xác định xu hướng và giao dịch pullback

  • Nếu giá liên tục di chuyển sát đường trên của dải là xác nhận cho một xu hướng tăng
  • Giá liên tục di chuyển sát đường dưới là thị trường đang trong xu hướng giảm.

Nguyên tắc của phương pháp này là chỉ thực hiện các giao dịch thuận theo xu hướng, tức là chỉ mua trong xu hướng tăng và bán trong xu hướng giảm. Tuy nhiên, việc mua khi giá đang liên tục tăng và bán khi giá đang tiếp diễn đà giảm là điều rất nguy hiểm. Do đó, chúng ta cần tìm kiếm các vị trí pullback của giá để vào lệnh một cách an toàn và tối ưu hơn.

Tín hiệu pullback có thể được nhận biết khá đơn giản, đó là khi giá quay trở về tiếp cận đến đường trung tâm của dải. Lúc đó, các trader cần lưu ý theo dõi thị trường và tìm kiếm điểm vào lệnh thích hợp, cụ thể như sau:

  • Vào lệnh mua khi trước đó giá đang trong xu hướng tăng, và pullback trở lại về hoặc tụt khỏi đường trung tâm.
  • Vào lệnh bán khi trước đó giá đang trong xu hướng giảm, và pullback lên chạm tới hoặc vượt qua đường trung tâm.
Xác định xu hướng và giao dịch pullback với chỉ báo Bollinger Bands

Giao dịch pullback với chỉ báo Bollinger Bands (Nguồn: Internet)

Mình muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng những tín hiệu này của chỉ báo Bollinger Bands không thể sử dụng đơn lẻ. Khi giá pullback về, các trader cần có tín hiệu xác nhận đảo chiều từ các công cụ hay chỉ báo khác rồi mới đưa ra quyết định giao dịch.

các trader có thể tham khảo một số sự kết hợp sau đây giữa chỉ báo Bollinger Bands và các chỉ báo khác:

Xem thêm: Pullback là gì? Tối ưu lợi nhuận với chiến lược giao dịch pullback hiệu quả

Chiến lược quá mua – quá bán

Tín hiệu quá mua quá bán của dải Bollinger Bands cũng có thể được sử dụng trong các chiến lược giao dịch, để dự đoán khả năng đảo chiều của giá.

Tín hiệu quá mua quá bán dựa trên ý tưởng cho rằng khi giá biến động lớn hơn so với mức trung bình, thì nó sẽ nhanh chóng quay ngược lại để duy trì mức trung bình vốn có. Nguyên lý để giao dịch quá mua quá bán với Bollinger Bands như sau:

  • Tìm kiếm tín hiệu vào lệnh mua khi giá phá vỡ dải dưới
  • Cơ hội vào lệnh bán khi giá phá vỡ khỏi dải phía trên.
Giao dịch đảo chiều với tín hiệu quá mua hoặc quá bán

Giao dịch đảo chiều với tín hiệu quá mua quá bán (Nguồn: TradingView)

Tuy nhiên, như đã lưu ý trong phần trước, tín hiệu quá mua quá bán của Bollinger Bands chỉ nên được sử dụng trong thị trường sideway, khi đó nếu giá phá vỡ khỏi các đường biên của dải thì sẽ có khả năng cao quay đầu trở lại sau đó. Còn đối với thị trường có xu hướng, sự phá vỡ đôi khi chỉ thể hiện rằng xu hướng đang rất mạnh, và khả năng cao sẽ vẫn còn tiếp tục.

Giao dịch với tín hiệu Squeeze

Khi dải Bollinger bị bóp chặt lại là một tín hiệu rất đáng quan tâm cho các nhà giao dịch sử dụng chỉ báo này. Thị trường đột ngột biến động thấp hơn so với mức trung bình là một tín hiệu đáng tin cậy cho thấy rằng sắp có một động thái mạnh mẽ xảy ra.

Sự siết chặt, hay squeeze có thể dễ dàng nhận biết một cách trực quan trên biểu đồ, khi các trader thấy dải trên và dải dưới thu lại gần nhau hơn. Hiện tượng đó là dấu hiệu cho thấy sự biến động của thị trường đã giảm xuống, hay có thể nói là sự kiệt sức của cả hai phe mua và phe bán, thị trường bước vào giai đoạn nghỉ ngơi.

Sau một thời gian bị siết chặt như vậy, giá thường có xu hướng đột phá ra khỏi phạm vi hiện tại và di chuyển mạnh mẽ. Đây chính là ý tưởng chính để các nhà giao dịch sử dụng tín hiệu squeeze trong thực tế.

  • Khi giá phá vỡ khỏi dải trên sau tín hiệu squeeze, đó là một tín hiệu mua với kỳ vọng giá sẽ tăng mạnh.
  • Nếu giá phá vỡ theo hướng đi xuống khỏi dải dưới, các trader có thể nắm bắt cơ hội tìm kiếm một lệnh bán.
Giao dịch với tín hiệu squeeze khi giá phá vỡ khỏi đường band

Giao dịch với tín hiệu squeeze khi giá phá vỡ khỏi đường band (Nguồn: TradingView)

Một lưu ý quan trọng khi giao dịch với tín hiệu squeeze mà các trader cần lưu ý, đó là không phải cứ những khu vực dải Bollinger có khoảng cách hẹp thì mới là Squeeze. Squeeze là “sự siết chặt”, có nghĩa là dải Bollinger phải đột nhiên hẹp lại rõ rệt so với mức trung bình trước đó.

Với nguyên lý đó, đôi khi những khu vực có dải Bollinger tương đối rộng nếu đánh giá theo cảm quan, nhưng cũng có thể được coi là squeeze. Ngược lại, cũng có những vị trí mà dải Bollinger Bands trông rất hẹp, nhưng lại không thể tính là squeeze, vì nó không hẹp hơn so với những khoảng thời gian trước đó.

Cách sử dụng chỉ báo Bollinger Bands nâng cao

Có một phương pháp sử dụng Bollinger Bands nâng cao mà mình thấy khá ít các trader sử dụng, mặc dù thực tế chúng rất đơn giản, đó là sử dụng hai dải Bollinger với độ lệch chuẩn khác nhau để xác nhận xu hướng cũng như các tín hiệu rõ ràng hơn.

Xét về bản chất cốt lõi, Bollinger Bands sử dụng độ lệch chuẩn để đo lường biến động thị trường, vì vậy việc sử dụng hai dải Bollinger với tham số độ lệch chuẩn khác nhau sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn nữa về “độ lệch”, từ đó mang lại các tín hiệu chính xác và đáng tin cậy hơn.

Thiết lập phổ biến nhất mà các trader nên sử dụng, là một dải Bollinger Bands với 1 độ lệch chuẩn (tạm gọi là B1), và một dải khác với 2 độ lệch chuẩn (B2). Tất nhiên hai dải này cần có đường trung tâm cùng một chu kỳ (mặc định là MA20).

Chúng ta sẽ sử dụng biểu đồ ví dụ dưới đây để phân tích các tín hiệu.

Cách sử dụng chỉ báo Bollinger Bands nâng cao

Sử dụng BB nâng cao với các mức độ lệch chuẩn khác nhau (Nguồn: TradingView)

Các trader có thể thấy dải trên của B1 và dải trên của B2 tạo ra một vùng, khi giá ở trong vùng đó là tín hiệu xác nhận cho xu hướng tăng. Đồng thời, vùng giữa 2 dải này có thể được coi là “vùng mua”, các trader có thể tìm kiếm các tín hiệu mua vào khi giá ở trong đó, dựa theo các tín hiệu nến hoặc kết hợp các chỉ báo khác.

Ngoài ra, việc kết hợp hai dải B1 và B2 cũng giúp các trader nhận biết dễ dàng hơn khi giá có dấu hiệu kết thúc xu hướng. Khi giá đang trong xu hướng tăng, nhưng dần xuất hiện những đợt pulback tụt khỏi dải trên của B1 và hướng về đường MA trung tâm, là khi các trader cần lưu ý rằng thị trường có thể đang mất đà tăng, thậm chí có thể là dấu hiệu giá đảo chiều.

Ngược lại, khi giá đang trong xu hướng giảm, các trader cũng có thể thấy một vùng giá nằm giữa hai dải dưới của B1 và B2. Những tín hiệu tương tự như trong xu hướng tăng cũng cần được lưu ý, các trader có thể tìm kiếm các tín hiệu bán thuận theo xu hướng, hoặc nhận biết sự suy yếu của xu hướng giảm để cân nhắc cho các lệnh giao dịch của mình.

Nhìn chung, việc sử dụng hai dải Bollinger Bands cùng lúc vẫn sẽ cung cấp cho các trader các tín hiệu tương tự như một dải Bollinger Bands đơn, tuy nhiên các tín hiệu, nhất là tín hiệu xu hướng sẽ trở nên trực quan hơn, dễ nắm bắt hơn, và các lệnh giao dịch theo các tín hiệu này cũng sẽ có xác suất cao hơn rất nhiều.

Xem thêm: BolliToucher Indicator là gì? Chiến lược dùng BolliToucher trong Binary Option

Mở rộng Bollinger Bands %B

Khi tìm hiểu về chỉ báo Bollinger Bands, các trader sẽ dễ dàng bắt gặp khái niệm Bollinger Bands %B. Đây là một chỉ báo có thể coi là “biến thể” của Bollinger Bands, vì nó hoàn toàn được xây dựng dựa trên các thông số của Bollinger Bands.

Công thức xây dựng chỉ báo Bollinger Bands %B

%B = (Giá – Dải dưới) / (Dải trên – Dải dưới)

%B mặc dù là một chỉ báo độ biến động, nhưng lại hoạt động như một chỉ báo dao động với đường trung tâm là mức 0,5. 

6 cấp độ của chỉ báo Bollinger Bands %B

  • %B = 1: khi giá ở biên độ trên (ở cạnh trên của dải)
  • %B = 0: khi giá ở biên độ dưới (ở cạnh dưới của dải)
  • %B > 1: khi giá nằm phía trên của dải trên
  • %B < 0: khi giá nằm dưới dải dưới
  • %B > 0,5: khi giá nằm trên dải giữa (đường MA trung tâm)
  • %B < 0,5: khi giá nằm dưới dải giữa
6 cấp độ của chỉ báo Bollinger Bands %B

Bollinger Bands và Bollinger Bands %B (Nguồn: TradingView)

Nguyên lý của Bollinger Bands %B

Ở thiết lập mặc định, bạn có thể đọc chỉ báo %B với những nguyên lý sau đây:

  • Chu kỳ và độ lệch chuẩn được tính toán dựa theo thông số của chỉ báo Bollinger Bands, với thiết lập mặc định (20;2), tức là chu kỳ của đường MA trung tâm là 20 phiên, và 2 độ lệch chuẩn.
  • Mức 1 của %B được coi là vị trí quá mua – tương ứng với vị trí mà giá breakout khỏi đường trên của dải Bollinger
  • Mức 0 là giá trị quá bán của thị trường – tương ứng khi giá phá vỡ xuống đường biên dưới của dải.

Ý nghĩa của chỉ báo Bollinger Brand %B

Xác định trạng thái quá mua và quá bán giống như các chỉ báo xung lượng khác (chỉ báo RSI, chỉ báo Stochastic…) được áp dụng khi đã xác định các tín hiệu này trong một thị trường sideway.

Định lượng mối quan hệ giữa giá và dải Bollinger Bands %B để thay thế cho chỉ báo Bollinger Bands.

Khi %B ở mức khoảng trên 0,8 cho thấy giá đang gần dải trên, đồng nghĩa mới sức mạnh của xu hướng tăng. Ngược lại, mức dưới 0,2 cho thấy giá đang gần dải dưới và phe bán đang có nhiều ưu thế.

Các trader có thể nắm bắt tình hình thị trường khá đầy đủ dựa vào chỉ báo %B, nhưng cũng giống như Bollinger Bands, chỉ báo này chỉ dùng để xác nhận trạng thái thị trường chứ không tự nó cung cấp tín hiệu giao dịch. Vì vậy, các trader cần kết hợp Bollinger Bands %B với các chỉ báo kỹ thuật khác để có thể sử dụng hiệu quả.

Ngoài chỉ báo %B, còn có một “người các trader” khác nữa được tùy biến dựa trên chỉ báo Bollinger Bands, đó là chỉ báo Bollinger Bands Width (BBW).

Tham khảo: Chiến lược kết hợp Bollinger Bands và RSI hiệu quả trong giao dịch

Kết luận

Chỉ báo Bollinger Bands là một trong những chỉ báo độ biến động mạnh mẽ nhất và phổ biến nhất trong phân tích kỹ thuật, được các Trader sử dụng rất nhiều trong các hệ thống giao dịch của mình. Trên thực tế, hiệu quả của chỉ báo này mang đến là khá tốt, và cũng vì vậy nên nó mới được các nhà phân tích kỹ thuật đón nhận và sử dụng cho đến ngày nay. Theo dõi VnRebates để cập nhật tin tức Forex, Chứng khoán, Tiền điện tử mới nhất.

VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.