VNREBATES

Chỉ báo xu hướng là gì? 3 loại chỉ báo xu hướng phổ biến nhất

26.09.2021, 06:35 19 phút đọc

Sử dụng chỉ báo để xác định xu hướng là một trong những cách tốt nhất để giao dịch theo trend. Tuy nhiên chỉ báo nào mới thực sự hiệu quả, hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

Chỉ báo xu hướng thường được để hỗ trợ các trader xác định các xu hướng dễ dàng và trực quan hơn. Tuy nhiên có chỉ báo xu hướng bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các bạn một số chỉ báo xu hướng thông dụng và được sử dụng nhiều của các trader hiện nay.

Đọc thêm:

Chỉ báo xu hướng là gì?

Chỉ báo xu hướng là các công cụ hỗ trợ được các trader phát triển ra dựa trên công thức của riêng họ. Các chỉ báo xu hướng thường được các nhà giao dịch sử dụng để kết hợp với các lí thuyết xác định như hướng như: lí thuyết Dow, sóng Elliot… để tạo nên một hệ thống giao dịch có tỷ lệ thắng cao.

Dưới đây là nhưng chỉ báo xu hướng thông dụng nhất.

Cách sử dụng chỉ báo Parabolic SAR

Alprazolam) Cách dùng chỉ báo Parabolic SAR trên MT4\r\n-\tCài đặt chỉ báo Parabolic SAR trên MT4\r\n-\tThiết lập chỉ báo Parabolic SAR trên MT4\r\nH2. Kết hợp Parabolic SAR với chỉ báo ADX để giao dịch theo xu hướng\r\n”}” data-sheets-userformat=”{“2″:4797,”3”:{“1″:0},”5”:{“1”:[{“1″:2,”2″:0,”5”:{“1″:2,”2”:0}},{“1″:0,”2″:0,”3”:3},{“1″:1,”2″:0,”4″:1}]},”6”:{“1”:[{“1″:2,”2″:0,”5”:{“1″:2,”2”:0}},{“1″:0,”2″:0,”3”:3},{“1″:1,”2″:0,”4″:1}]},”7”:{“1”:[{“1″:2,”2″:0,”5”:{“1″:2,”2”:0}},{“1″:0,”2″:0,”3”:3},{“1″:1,”2″:0,”4″:1}]},”8”:{“1”:[{“1″:2,”2″:0,”5”:{“1″:2,”2”:0}},{“1″:0,”2″:0,”3”:3},{“1″:1,”2″:0,”4″:1}]},”10″:1,”12″:0,”15″:”Arial”}”>1. Chỉ báo Parabolic SAR là gì?

Trước khi tìm hiểu về chỉ báo này, Parabolic SAR có nghĩa là gì? Parabolic SAR ban đầu được đặt tên là “Parabolic Time/Price System”. Nhưng sau đó đổi thành: Parabolic SAR là viết tắt của cụm “Parabolic stop and reverse”.  Các nhà phân tích kỹ thuật thường gọi chỉ báo này đơn giản là “SAR” hoặc “PSAR”.

Dựa ý nghĩa vào tên của mình, chỉ báo PSAR không chỉ xác định xu hướng; mà cũng cho bạn biết khi nào nên đóng giao dịch và đảo ngược xu hướng. Chỉ báo này là một trong những kỹ thuật giao dịch được phát triển bởi J. Welles Wilder, một trader hàng hóa và một nhà phân tích kỹ thuật có ảnh hưởng lớn.

Sử dụng chỉ báo Parabolic SAR để tìm thấy những sự đảo ngược tiềm năng trong giá của các tài sản được giao dịch như chứng khoán, tiền tệ và hàng hóa và có thể được sử dụng để cung cấp các điểm vào và ra.

Chỉ báo Parabolic SAR là gì?

Sử dụng chỉ báo Parabolic

Chỉ báo Parabolic SAR sẽ vẽ 1 mô hình đường cong trên biểu đồ giá, mô tả các mức dừng và mức đảo chiều tiềm năng. Hình dạng của mô hình đường cong này gợi cho Wilder nhớ đến đường cong parabol quen thuộc được tìm thấy trong hình học và cơ học cổ điển, cũng chính là lí do ông đặt tên Parabolic cho chỉ số này. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét cách tính toán chỉ số.

Xem thêm: 

2. Công thức tính Parabolic SAR 

Chỉ báo PSAR hơi phức tạp để tính toán bằng tay và hầu hết các nhà giao dịch chỉ đơn giản sử dụng phần mềm giao dịch để lập biểu đồ. Parabolic SAR (SAR) là một công cụ phân tích kỹ thuật canh thời điểm và giá, chủ yếu được sử dụng để xác định các điểm dừng và đảo chiều tiềm năng.

Các điểm chấm của Parabolic SAR có công thức tính như sau:

PSARn+1 = PSARn + AF * (EP – PSAn)

Trong đó:

  • PSAn PSAn+1 lần lượt là giá trị các điểm của Parabolic SAR thời điểm hiện tại và thời điểm tiếp theo (tùy thuộc vào khung thời gian)
  • EP (Extreme Price) là giá cao nhất của xu hướng tăng hoặc giá thấp nhất của xu hướng giảm
  • AF (Acceleration Factor) là chỉ số gia tốc , thường mặc định là 0.02 (được tác giả J. Welles Wilder đưa ra sau quá trình nghiên cứu, thử nghiệm)

Tuy nhiên, bạn không cần phải lo việc tính toán chỉ số Parabolic SAR, vì các phần mềm giao dịch như MT4/ MT5 sẽ hỗ trợ và tính toán sẵn cho bạn.

Xem thêm: Cách vẽ đường trendline trong forex chuẩn như Pro Trader

3. Khởi chạy chỉ báo Parabolic SAR trên MT4

Parabolic SAR là một trong những chỉ báo mặc định trong phần mềm Meta Trader 4, do đó bạn sẽ có thể sử dụng chỉ báo này ngay sau khi cài đặt MT4.

Bạn có thể tìm thấy chỉ báo Parabolic SAR theo đường dẫn: Danh sách Indicator (Ctrl + N) -> Indicators -> Trend -> Parabolic SAR. Nhấp đúp vào chỉ báo, MT4 sẽ khởi chạy cửa sổ hội thoại như trong hình dưới đây:

Khởi chạy chỉ báo Parabolic SAR trên MT4

Cách cài đặt Parabolic trên MT4

4. Thiết lập chỉ báo Parabolic SAR trên MT4

Thực sự chỉ có hai thiết lập chính mà trader cần lưu tâm như bạn có thể thấy trong hình trên:

  • “Step” (Bước nhảy) là kích thước của hệ số gia tốc AF trong công thức tính PSAR trên. Giá trị mặc định được đặt là 0,02
  • “Maximum” (Giá trị tối đa của AF) Hệ số gia tốc bắt đầu với giá trị 0,02 và sau đó tăng theo kích thước bước với mỗi mức cao mới (hoặc thấp đối với các vị trí ngắn), lên đến giá trị được xác định bởi tham số lớn nhất. Giá trị tối đa mặc định trong MT4 là 0,20, như hình trên.

Vậy, cài đặt Hệ số gia tốc AF Chỉ báo Parabolic SAR tốt nhất là gì?

Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào phong cách giao dịch của riêng bạn. Khung thời gian đang giao dịch, cũng như mục tiêu của chiến lược giao dịch cụ thể của bạn, tất cả các yếu tố như vậy sẽ quyết định câu trả lời phù hợp. Bạn sẽ có thể khám phá những giá trị thông số nào phù hợp nhất với bạn thông qua thử nghiệm, mặc dù các giá trị mặc định trên MT4 chắc chắn là điểm hợp lý để bắt đầu.

Nói chung:

  • Hệ số gia tốc AF càng nhỏ thì ít bám sát giá.
  • Ngược lại, hệ số gia tốc AF càng cao thì nó sẽ càng gần giá.

Do đó, việc đảo ngược xu hướng trên chỉ số PSAR càng dễ xảy ra khi hệ số gia tốc AF càng cao. Điều quan trọng là không nên thiết lập AF quá cao, nếu không đường PSAR của bạn sẽ bị đảo ngược quá thường xuyên, và kết quả là sẽ không đi đúng từng xu hướng.

Tất nhiên, cho dù bạn muốn độ nhạy cao hơn hay thấp hơn với giá – dẫn đến việc đảo chiều xảy ra nhiều hay ít – đều gắn liền với mục tiêu giao dịch của mình. Ví dụ: các cài đặt Parabolic SAR tốt nhất để thực hiện scalping trading có thể sẽ cần nhiều lần đảo ngược xu hướng hơn là trading trên khung dài hạn theo xu hướng. Do đó, 1 scalping trader có thể thấy AF cao hơn sẽ thích hợp hơn.

Cha đẻ Wilder nhận thấy rằng:

  • Giá trị mặc định là 0,020 phù hợp nhất với phong cách giao dịch của ông, nhưng cũng không quên nhấn mạnh rằng
  • Bất kỳ giá trị AF nào trong khoảng từ 0,018 đến 0,021 sẽ hoạt động tốt, và khuyến nghị
  • KHÔNG nên đặt giá trị tối đa cao hơn 0,22

Đọc thêm: Hướng dẫn thêm Indicator vào MT4 chi tiết

Các chỉ báo xu hướng đảo chiều

1. Chỉ báo xu hướng đảo chiều MACD.

Chỉ báo MACD rất mạnh trong việc xác định xu hướng đặc biệt là khi xu hướng chuẩn bị đảo chiều. Như biểu đồ bên dưới cho thấy MACD khi Histogram màu xanh dương và đường màu cam cắt qua mức 0 là báo hiệu cho sự đảo chiều sắp diễn ra. Lưu ý là hai đường cùng cắt qua sẽ uy tín và chính xác hơn. Nhìn vào ví dụ dưới đây bạn có thể thấy xu hướng hiện tại vẫn là xu hướng giảm nhưng khi giá tiếp cận đến vùng LowerHigh MACD histogram lại cho tín hiệu cắt lên mức 0 (hình 1) cho thấy dấu hiệu sắp đảo chiều và kết quả ta có hình 2.

Chỉ báo xu hướng MACD

Chỉ báo xu hướng MACD

Chỉ báo xu hướng MACD xác nhận đảo chiều

Chỉ báo xu hướng MACD xác nhận đảo chiều

Xem thêm: Nến đảo chiều – TOP 13 mô hình nến reversal trader phải nhớ.

2. Chỉ báo xu hướng đảo chiều Stochastic

Chỉ báo Stochastic đặc biệt tốt trong việc xác định xu hướng đã đảo chiều. Trong quá trình giao dịch có rất nhiều trường hợp giá phá qua vùng hỗ trợ kháng cự báo hiệu sự đảo chiều sau đó giá lại tạo ra một phá vỡ giả và tiếp tục xu hướng ban đầu. Điều này làm cho chúng ta bị thua lỗ không đáng có. Nhưng nếu giá phá qua hỗ trợ kháng cự mà có Stochastic cũng cho dấu hiệu đi xuống từ vùng 80 đối với lệnh bán hoặc đi lên từ vùng 20 đối với lệnh mua, thì lúc này ta có thêm sự ủng hộ rằng xu hướng đã thật sự đảo chiều. Ở ví dụ dưới đây bạn có thể thấy giá đã phá qua HigherLow đồng thời chỉ số Stochastic cũng cho dấu hiệu bắt đầu đi xuống từ vùng 80. Đây là yếu giúp ta xác nhận tỷ lệ cao là giá đã đảo chiều. Và kết quả như ta thấy giá quay lại test vùng vai trái rồi đi xuống mạnh mẽ.

Chỉ báo xu hướng đảo chiều Stochastic

Sử dụng chỉ báo Stochastic khi giao dịch

Sử dụng chỉ báo Stochastic giao dịch đảo chiều xu hướng

Sử dụng chỉ báo Stochastic giao dịch đảo chiều xu hướng

3. Chỉ báo xu hướng repaint

Indicator repaint có thể hiểu là các indicator liên tục thay đổi các chỉ số của nó dựa vào giá hiện tại. Indicator có 2 loại 

  • Thứ nhất là: indicator repaint cho tín hiệu mua bán, bạn chỉ cần dựa vào các tín hiệu buy sell mà nó hiện ra để vào lệnh như ví dụ dưới đây mũi tên xanh báo hiệu vào lệnh buy. Mũi tên đỏ báo hiệu vào lệnh sell

Các chỉ báo repaint không nên dùng

Các chỉ báo repaint không nên dùng

  • Thứ hai là: indicator repaint vẽ lại xu hướng như các đường MA. Chỉ báo MA- đường trung bình động là một chỉ báo repaint indicator theo lí thuyết xu hướng tăng khi giá được giao dịch nằm trên đường MA và ngược lại xu hướng giảm khi giá giao dịch nằm dưới đường MA. tuy nhiên xu giá đã hình thành xu hướng tăng hoặc giảm rồi thì đường MA mới thay đổi theo. Như các bạn đã thấy dưới đây ở hình 1  xu hướng đã đảo chiều từ giảm thành tăng rồi nhưng giá vẫn cho thấy đang nằm dưới đường MA, và khi giá thực sự vượt lên nằm trên MA thì giá đã đi rất xa rồi. Tuy MA là một repaint indicator nhưng rất nhiều phương pháp giao dịch với đường MA và đem lại tỷ lệ thắng rất cao.

MA cũng là một loại chỉ báo Repaint

MA cũng là một loại chỉ báo Repaint

Rất nhiều hệ thống giao dịch sử dụng MA

Rất nhiều hệ thống giao dịch sử dụng MA

Chỉ báo xu hướng RSI

1. Tại sao lại là RSI

RSI (Relative Strength Index – Chỉ số sức mạnh tương đối) là một chỉ báo dùng để đo động lượng để xác định các trạng thái quá mua hoặc quá bán của thị trường. Như đã nói ở trên các chỉ báo đo động lượng không phải là chỉ báo vẽ lại vì thế sử dụng RSI là một lựa chọn hoàn hảo đi dự đoán xu hướng.

2. Những sai lầm cần tránh khi sử dụng RSI

Sai lầm của nhiều trader mới làm quen phương pháp mà là cứ thấy giá quá mua (nằm trên đường 70) là vào lệnh sell, hoặc giá quá bán (nằm dưới đường 30) là vào lệnh buy. Đây là một sai lầm cơ bản quá mua hay quá bán chỉ là động lực của thị trường không còn nhiều để đẩy giá lên hoặc xuống nữa mà thôi. Hãy nhìn ví dụ dưới đây giá đang ở mức quá mua tuy nhiên giá không giảm là lại tiếp tục tăng lên tiếp.

Chỉ báo xu hướng RSI

RSI quá mua

RSI quá mua không phải tín hiệu vào lệnh

RSI quá mua không phải tín hiệu vào lệnh

3. Cách sử dụng RSI hiệu quả

Phân tích đa khung thời gian

Đầu tiên ta sẽ xác định xem xu hướng của khung lớn. Ở đây bạn có thể thấy giá đã phá mô hình tam giác tích lũy. Mặc khác giá cũng chưa tiến lên được vùng quá mua nên ta có thể dự đoán giá sẽ tăng lên tiếp. Sau đó chúng ta sẽ vào khung nhỏ hơn và khi ta thấy tín hiệu khung nhỏ hơn có dấu hiệu quá bán ta sẽ vào lệnh mua lên theo xu hướng của khung lớn và kết quả ta có một lệnh win.

Cách sử dụng RSI hiệu quả

Khung lớn đang có xu hướng tăng

Cách sử dụng chỉ báo RSI hiệu quả

Vào lệnh khi khung nhỏ cho tín hiệu quá bán

Cách sử dụng chỉ báo RSI

Kết quả giao dịch

Sử dụng chỉ báo RSI sau khi xác định xu hướng lớn

Xu hướng lớn ở đây đã cho tín hiệu quá mua giá đã nằm trên đường 70. Chúng ta sẽ đợi xác nhận bằng cách vào khung nhỏ hơn và xem dấu hiệu phá vỡ cấu trúc để xác định giá sẽ đảo chiều và đi xuống. Trong khung thời gian nhỏ ta đã thấy giá phá qua vùng higherlow ( vùng đánh dấu màu xám) lúc này khung nhỏ đã chuyển thành  xu hướng giảm ta đợi giá retest lại đỉnh cũ kết hợp với tín hiệu RSI quá mua. Lúc này ta sẽ vào lệnh sell và kết quả ta có một lệnh win 

Sử dụng chỉ báo RSI sau khi xác định xu hướng lớn

Dùng RSI giao dịch đảo chiều xu hướng

Dùng RSI giao dịch đảo chiều xu hướng

Dùng RSI giao dịch đảo chiều xu hướng

Giao dịch sử dụng RSI phân kì.

Lưu ý RSI phân kì cũng chỉ là một trong những dấu hiệu chỉ báo xu hướng đảo chiều hoặc tiếp diễn nên để xác nhận ta cần vào khung nhỏ để xem cấu trúc có thảy đổi hay không rồi mới quyết định vào lệnh.

  • Thứ nhất phân kì giảm: phân kì giảm xuất hiện khi giá tạo đỉnh cao hơn nhưng RSI lại cho dấu hiệu đi xuống lúc này ta có thể dự đoán giá có thể đảo chiều lúc này ta cần kết hợp thêm các yếu tố như phá cấu trúc ở khung thời gian nhỏ rồi mới vào lệnh.

RSI phân kì giảm

RSI phân kì giảm

  • Thứ hai: Phân kì tăng xuất hiện khi giá tạo đáy thấp hơn nhưng RSI lại tạo đáy cao hơn lúc này ta áp dụng thêm phân tích đa khung hoặc phân tích theo khung thời gian lớn mà mình nói ở trên để thêm chắc chắn khi vào lệnh

RSI phân kì tăng

RSI phân kì tăng

  • Thứ ba: Phân kì ẩn tăng loại phân kì này dùng để giao dịch theo xu hướng. Ở đây ta thấy giá là một cấu trúc tăng và tạo ra đáy sau cao hơn đáy trước đồng thời RSI lại tạo ra cấu trúc đáy giảm dần. Lúc này ta có thể cân nhắc vào lệnh buy theo xu hướng

RSI phân kì ẩn tăng

RSI phân kì ẩn tăng

  • Thứ tư: Phân kì ẩn giảm xuất hiện trong thị trường có xu hướng giảm giá tạo ra đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Và RSI lại cho ra dấu hiệu đỉnh sau cao hơn đỉnh trước lúc này ta có thể vào lệnh sell theo xu hướng giảm.

RSI phân kì ẩn giảm

RSI phân kì ẩn giảm

Tham khảo:

Kết luận

Chỉ báo xu hướng có thể giúp bạn cải thiện kết quả giao dịch tốt hơn. Tuy nhiên hãy ghi nhớ một điều là chỉ báo xu hướng chỉ là xác nhận cho phân tích của bạn sau khi đã thực hiện một số phân tích của riêng mình. Chỉ báo xu hướng riêng lẻ không được xem như một phương pháo giao dịch hiệu quả mà phải kết hợp thêm các phân tích về cấu trúc thị trường, sóng elliot… Chúc các bạn giao dịch thành công.

 

Theo admiralmarkets, moneycontrol

Tổng hợp bởi Vnrebates.net

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.