VNREBATES

Sử dụng chiến lược Breakout hay chiến lược sideway? So sánh chi tiết

23.04.2023, 08:00 14 phút đọc

Đã bao giờ anh em giao dịch theo xu hướng nhưng lại lỡ mất các bước di chuyển mạnh của thị trường chưa? Các trader pullback thường sẽ lỡ mất các cú di chuyển mạnh của thị trường nhiều hơn so với trader theo chiến lược breakout. Cũng có những ngày chẳng thể có lệnh để vào vì thị trường liên tục sideway. Vậy chọn giao dịch breakout (theo xu hướng) hay giao dịch sideway đây anh em?

Xem thêm: 

Chiến lược Breakout là chiến lược đã giúp trader Dravas kiếm được 2 triệu đô và biến ông trở thành một trong những truyền kỳ, qua thời gian nó vẫn còn nguyên giá trị và được áp dụng cho tới tận ngày nay. Tuy nhiên có một hạn chế là tần suất lệnh không nhiều và nhờ công nghệ thông tin phát triển và thanh khoản lớn thị trường ngày càng trở nên hiệu quả hơn tạo ra nhiều fake out và sideway hơn.

Từ quan sát trên các trader lại phát triển thêm chiến lược giao dịch Sideway với tần suất lệnh lớn hơn, nhờ 70% thời gian thị trường giao dịch sideway (cân bằng – tính hiệu quả). Vậy trong bài viết hôm nay chúng ta thử tìm hiểu về hai chiến lược này và cách ứng dụng chúng xem sao anh em nhé.

1. Chiến lược Breakout, Sideway là gì?

Để có thể lựa chọn chiến lược Breakout hay chiến lược Sideway trước tiên chúng ta cần tìm hiểu xem chúng hoạt động như thế nào đã.

  • Chiến lược Breakout: là việc giao dịch khi giá có hành động xuyên qua các vùng giá có sự đồng thuận cao (hỗ trợ, kháng cự, trendline, sideway, đỉnh/đáy,…) trước đó trên thị trường, tức là thị trường đã thay đổi quan điểm về mức giá hợp lý và quyết định di chuyển tới vùng giá mới để giao dịch dựa theo quy luật cung cầu.

Ví dụ: năm trước anh em mua bánh mì 10k nhưng vì các yếu tố chung của nền kinh tế thì năm nay đồng loạt mọi người bán bánh mì đều tăng lên 15k. Đây là một sự đồng thuận về mức giá mới mà người mua lẫn người bán sẽ giao dịch bánh mì ở mức 15k cho đến khi các yếu tố kinh tế thay đổi một lần nữa (tính chu kỳ).

Xem thêm: Breakout là gì? 4 cách nhận biết breakout thật và breakout giả

  • Chiến lược Sideway: giao dịch sideway là việc mua bán liên tục trong một vùng giá, chúng ta sẽ mua khi giá chạm cản dưới và tạo thành các thiết lập giao dịch đáng tin cậy, quá trình diễn ra ngược lại với lệnh bán.

Ví dụ: giá bánh mì năm nay tuy có tăng như không cố định 15k mà giao động từ 14-16k. Khoảng giá 2k này chính vùng sideway hay vùng đồng thuận của thị trường, đây là cơ hội cho anh em mua bánh mì lúc 14k và đợi lên 16k để bán ra chốt lời.

Sideway thì có nhiều loại, có lúc ổn định trong biên độ, có lúc bất định quét qua các biên liên tục. Giá giao dịch trong các mô hình giá có biên độ cũng có thể coi là một dạng sideway.

2. So sánh hai chiến lược Breakout và chiến lược Sideway

Đã biết về hai chiến lược hoạt động như thế nào rồi thì so sánh ưu nhược từng chiến lược sẽ giúp anh em tìm ra chiến lược phù hợp với phong cách giao dịch của mình và phát huy tối đa được sức mạnh cộng hưởng từ phong cách giao dịch với chiến lược.

Chiến lược Ưu điểm Nhược điểm
Chiến lược Breakout
  • Đi theo xu hướng
  • Không bị lỡ kèo
  • Tần suất lệnh thấp
  • Hay xuất hiện fakout
Chiến lược Sideway
  • Tần suất lệnh nhiều
  • Risk:Reward không tốt
  • Sideway thường biên độ không ổn định dễ bị stop loss sớm

Tổng quan các ưu điểm, nhược điểm của hai chiến lược là thế. Trong thực tế chiến lược nào cũng có ưu và nhược điểm và chúng ta hoàn toàn có thể dùng thêm các chỉ báo để hạn chết bớt đi các khuyết điểm và củng cố các ưu điểm của chiến lược mình đã lựa chọn.

3. Các chỉ báo hỗ trợ hai kiểu giao dịch

Các chỉ báo là các công cụ đặc lực nhất mà bất cứ một trader nào cũng nên chọn cho mình một đến hai cái vì tính khách quan của nó trong phân tích, anh em có thể có nhiều kết luận khi đọc hành động giá nhưng một chỉ báo được tính toán trên các công thức toán học nên hoàn toàn k có tính suy diễn hay cảm xúc.

3.1. Khắc phục các điểm yếu của chiến lược Breakout

Tín hiệu chủ yếu của chiến lược Breakout là những cú break và nguy cơ dẫn đến thua lỗ là false break hay fake out, vậy chúng ta hãy tìm cách để củng cố các tín hiệu breakout nhé.

Trước hết với chiến lược breakout anh em nên ưu tiên đi theo xu hướng để có được sử ủng hộ của xu hướng như một yếu tố giúp tăng xác suất thắng, mặc dù breakout cũng được dùng mà không xét đến xu hướng và chốt lời với các target ngắn nhưng đi theo xu hướng sẽ giúp anh em có tỷ lệ risk:reward tốt và dễ dàng chốt lời hơn. Còn về củng cố tín hiệu chúng ta sẽ xem xét một số cách sau nhé.

  • Củng cố tín hiệu bằng các mô hình nến/giá 

Các cú break với những mô hình nến hay mô hình giá mạnh đều cho thấy sức mạnh áp đảo của một phe và khả năng cao cú break sẽ thành công và thị trường sẽ đi theo hướng đó một thời gian đủ lâu để anh em chốt lời.

Chiến lược breakout hay sideway

Củng cố tín hiệu bằng mô hình nến engulfing tăng

Đây là một cú break qua mô hình giá nêm tăng với một cây nên engulfing tăng đẹp và còn thuận theo xu hướng tăng trước đó, không có setup nào hoàn hảo nhưng phía trên là một setup mà tỷ lệ thắng sẽ là rất cao và cũng xuất hiện khá thường xuyên trên thị trường.

  • Củng cố tín hiệu bằng chỉ báo RSI

RSI là một chỉ báo giao động đo độ mạnh của giá tại thời điểm hiện tại so với trung bình một số chu kỳ trước đó. Vậy nên việc giá break với sự ủng hộ từ RSI sẽ củng cố tín hiệu phá vỡ đó.

chiến lược breakout

Củng cố tín hiệu bằng chỉ báo RSI

Ở ví dụ trên anh em có thể thấy, thời điểm giá break qua kháng cự + RSI>70 chứng tỏ sức mạnh của cú phá vỡ rất lớn và giá đã di chuyển hơn 1000pips sau cú phá vỡ đó.

  • Củng cố tín hiệu bằng Volume

Volume hay khối lượng chính là yếu tố xác nhận cho hành động của giá, volume cũng chính là lượng tiền được đổ vào để hình thành nên cây nến đó, nếu volume đồng điệu với biểu hiện của cây nến thì mọi thứ đều tốt, tín hiệu được củng cố, nhưng nếu volume không xác nhận cây nến thì anh em nên cân nhắc kỹ hơn về tín hiệu.

chiến lược breakout

Củng cố tín hiêu bằng volume

Anh em có thể thấy khi giá phá vỡ trend line bằng một nến engulfing mạnh và được xác nhận bằng volume lớn thì cú phá vỡ ngay lập tức thành công và giá đi rất xa.

Xem thêm: Cách xác định điểm breakout trong forex hiệu quả

3.2.Khắc phục các điểm yếu của chiến lược Sideway

Chiến lược Sideway ngược lại lại là đối trọng của chiến lược Breakout, mỗi khi một cú fake out xảy ra đó lại là một cơ hội cho anh em giao dịch sideway vào lệnh nhờ tận dụng cú sảy chân của các trader breakout. Nhưng trước tiên nghĩ đến chuyện vào lệnh thì chúng ta phải xác định được sideway cái đã, sau đó mới bàn tới tín hiệu.

  • Tận dụng fake out thay vì các tín hiệu thường

Fake out chính là những cú sảy chân của các trader breakout, điều này tạo thành áp lực kép lên hướng giá ngược lại và tăng thêm sức mạnh cho hướng đi đó. Như vậy tỷ lệ thắng của anh em cũng sẽ được tăng lên thay vì chỉ là áp lực đơn.

Ví dụ: anh em mua lên ở cú break lên nhưng sau đó giá quay xuống anh em phải thanh lý lệnh + lệnh bán được đổ vào đây gọi là áp lực kép.

chiến lược breakout

Tín hiệu fake out

Ở ví dụ trên anh em sẽ thấy các tín hiệu fake out (vòng trong xanh) có tỷ lệ thành công cao hơn và đi tới tận biên đối diện giúp risk:reward của anh em tốt hơn. Ngược lại thì các tín hiệu hình thành ngay tại biên thường có tỷ lệ thất bại cao hoặc rất lâu đến điểm chốt lời và thường cũng không đi tới tận biên đối diện.

* Lưu ý: cách vẽ biên độ sideway chỉ mang tính tương đối.

  • Cải thiện tỷ lệ risk:reward bằng Order block và Imbalance

Một hạn chế nữa của chiến lược sideway là tỷ lệ risk:reward không tốt vì giới hạn điểm chốt lời là các biên của sideway, có thể anh em sẽ nghĩ là vậy thì giao dịch với vùng sideway rộng hơn sẽ cải thiện tỷ lệ này. Tuy nhiên theo kinh nghiệm cá nhân mình khuyến khích anh em không nên làm như vậy vì các vùng sideway rộng thường là biểu hiện của sự đồng thuận không cao của thị trường, thường khó đoán và rất dễ bị stop loss.

Thay vào đó chúng ta sẽ sử dụng các Order block hay khối lệnh, và vùng mất cân bằng (imbalance) để đặt các lệnh limit tối ưu tỷ lệ risk:reward. Cơ sở cho cách thức này là giá thường có xu hướng quay lại lấp đầy vùng mất cân bằng trước khi tiếp tục di chuyển.

chiến lược breakout

Sử dụng order block để cải thiện tỷ lệ risk:reward

Phía trên là ví dụ được lấy ra từ tín hiệu fake out thứ nhất ở ví dụ phía trên, nhưng ở khung thời gian hỏ hơn (m5). Sau khi giá fake out và để lại một khối order block, anh em hoàn toàn có thể đặt một lệnh buy limit và chốt lời 10R tại biên trên của sideway thay vì chỉ khoảng 2 đến 3r nếu anh em buy ngay ở điếm đóng nến engulfing. Lưu ý là cách vẽ order block hay imbalance cũng không mang tính tuyệt đối quan trọng là anh em nhận ra và tận dụng được nó.

*Tip: chỉ lệnh limit thôi cũng giúp anh em tối ưu tỷ lệ risk:reward chứ chưa cần dùng đến order block, tuy nhiên nếu sử dụng hai cách này anh em phải chấp nhận một tỷ lệ miss kèo nhất định vì không phải lúc nào giá cũng quay lại ngay lúc đó. Giá hoàn toàn có thể quay lại vào lúc khác để lấp đầy vùng mất cân bằng.

Các cách thức phía trên chỉ là một trong số rất nhiều cách để giao dịch tốt hơn với cả hai chiến lược, anh em có thể tham khảo thêm nhiều cách nữa thậm chí tìm ra những cách riêng nhờ vào kinh nghiệm giao dịch của chính anh em.

Xem thêm: Chiến lược giao dịch tốt nhất với trend và sideway. Làm sao để tăng cao tỷ lệ thắng?

4. Kết hợp cả hai trong bức tranh lớn hơn

Tại sao chúng ta lại không kết hợp cả hai chiến lược này để tận dụng ưu điểm của cả hai sau khi đã cố gắng hạn chế những nhược điểm và hình thành một hệ thống giao dịch của mình anh em nhỉ. Trong phần này mình sẽ gợi ý cho anh em cách kết hợp cả hai dựa trên cơ sở là xu hướng.

Trước tiên anh em phải xác định được xu hướng chủ đạo của thị trường, sau đó áp dụng các nguyên tắc sau:

  • Ưu tiên mua trong xu hướng tăng, bán trong xu hướng giảm.
  • Đối với sideway trong xu hướng tăng chỉ mua tại hỗ trợ, không bán ra tại kháng cự, ngược lại với sideway trong xu hướng giảm.
  • Các lệnh breakout ưu tiên trailing stop, các lệnh với sideway chốt lời hoặc dời dừng dỗ về hòa vốn khi giá chạm biên đối diện.
  • Chỉ vào lệnh tiếp theo sau khi lệnh trước đó đã hòa vốn hoặc cover được rủi ro của cả hai lệnh.
chiến lược breakout

Kết hợp hai chiến lược

Như anh em có thể thấy ở ví dụ trên, các cơ hội mua bán đã xuất hiện nhiều hơn thay vì chỉ sử dụng một chiến lược. Trong một xu hướng đẹp anh em hoàn toàn có thể kiếm được hàng ngàn pips mỗi lệnh vây nên anh em hãy kiên nhẫn đợi xu hướng hình thành và khai thác tối đa xu hướng.

Xem thêm: 

5. Kết luận

Bài viết phía trên là những kiến thức cơ bản về hai chiến lược breakout và sideway, không chỉ gói gọn trong khuôn khổ bài viết anh em cần tự mình kiểm nghiệm và hoàn thiện chiến lược giao dịch của mình. Thêm vào đó quản lý vốn tốt và kiên nhẫn chờ đợi các cơ hội tốt nhất sẽ giúp anh em dễ sống với nghề hơn là đi tìm chén thánh.

Hy vọng bài viết đã giúp ích phần nào cho anh em. Chúc anh em giao dịch nhiều thành quả!

VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.