VNREBATES

Chiến tranh tiền tệ là gì? Diễn biến chiến tranh tiền tệ 2020

01.09.2020, 17:15 12 phút đọc

Chiến tranh tiền tệ là một cuộc xung đột kinh tế mà trong đó các nền kinh tế tìm cách giảm giá tiền tệ của mình nhằm tăng khả năng cạnh tranh quốc tế. Tuy nhiên, các cuộc chiến tranh tiền đệ đều có một điểm chung đó là các quốc gia thường đều không đạt được mục đích ban đầu của họ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Chiến tranh tiền tệ là gì và diễn biến chiến tranh tiền tệ 2020 qua bài viết dưới đây.

Chiến tranh tiền tệ là gì? Bối cảnh diễn ra chiến tranh tiền tệ?

Chiến tranh tiền tệ là gì? Bối cảnh diễn ra chiến tranh tiền tệ?

1. Chiến tranh tiền tệ là gì? Bối cảnh diễn ra chiến tranh tiền tệ?

1.1 Chiến tranh tiền tệ là gì?

Theo Wikipedia, chiến tranh tiền tệ là một cuộc xung đột kinh tế mà trong đó các nền kinh tế tìm cách giảm giá tiền tệ của mình nhằm tăng khả năng cạnh tranh quốc tế. Động thái này sẽ làm ảnh hưởng theo hướng tiêu cực tới các nền kinh tế khác.

Khi đồng tiền của một quốc gia yếu đi – tức là đồng tiền nước đó mất giá thì hàng hóa sản xuất trong nước khi bán ra ngoài sẽ rẻ hơn. Nhờ vậy, sự hàng hóa xuất khẩu nước đó sẽ gia tăng. Các quốc gia này có thể tăng cường sản xuất sản xuất nhiều hơn, do đó, họ sẽ giảm số người thất nghiệp.

Có thể nói, việc giảm giá tiền tệ sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia đó. Và các quốc gia đối trọng sẽ bị đặt trong tình thế phải tham gia cuộc chiến giảm giá này – hoặc là họ sẽ đánh mất vị thế cạnh tranh của mình vào tay đối thủ.

Nhìn chung, chiến tranh tiền tệ là những biện pháp trả đũa của các nền kinh tế liên hệ và sẽ dẫn tới sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu. Theo nhà kinh tế người Hoa kỳ, Joseph Stiglitz, chiến tranh tiền tệ sẽ dẫn tới nguy cơ cuối cùng là các nền kinh tế liên hệ sẽ hoạt động kém hơn trước.

1.2 Ảnh hưởng của chiến tranh tiền tệ tới nền kinh tế

Giảm giá tiền tệ sẽ làm giảm đi mức sống của người dân cũng như khả năng mua sắm khi họ mua hàng hóa nhập cảng hay khi đi ra nước ngoài. Chính vì vậy, động thái này chưa bao giờ là một chiến thuật được người dân ưa chuộng.

Bên cạnh đó, việc đồng tiền một quốc gia trở nên rẻ đi cũng sẽ có thể đưa tới lạm phát, đồng thời khiến cho việc trả lãi những món nợ quốc tế trở nên đắt hơn, nếu phải trả bằng tiền ngoại tệ.

Nhìn chung, tiền tệ mạnh được xem là một dấu hiệu uy tín, trong khi đó, giảm giá tiền tệ được liên hệ tới một chính phủ yếu kém.

Vậy vì sao các quốc gia vẫn tham gia những cuộc chiến tiền tệ?

Nếu một quốc gia có nạn thất nghiệp cao hay muốn theo đuổi chính sách tăng trưởng xuất khẩu, quốc gia đó sẽ cố gắng duy trì tỷ giá hối đoái thấp hơn. Khi đồng tiền nội địa giảm giá, giá cả hàng nhập khẩu vào quốc gia đó sẽ đắt hơn và ngược lại, hàng hóa xuất khẩu sẽ trở nên rẻ hơn. Việc cung ứng hàng hóa giá rẻ sẽ khiến quốc gia đó có được lợi thế cạnh tranh, mở rộng sản xuất và kéo theo giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Tuy nhiên, khi chiến tranh tiền tệ nổ ra – tức là các nước ban giao thương mại phản ứng lại động thái giảm giá tiền tệ của một nước bằng cách cũng giảm giá trị đồng tiền của mình, thì việc giảm giá sẽ không còn có hiệu quả nữa.

Khi đó, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư sẽ trở nên hoang mang, mất niềm tin – điều này khiến thị trường rơi vào khủng hoảng và ảnh hưởng xấu tới thương mại quốc tế, làm nản chí các nhà đầu tư.

2. Chiến tranh tiền tệ diễn ra như thế nào?

Thế giới đã trải qua không chỉ một cuộc chiến tranh tiền tệ. Thế nhưng, các cuộc chiến tranh tiền đệ đều có một điểm chung đó là các quốc gia thường đều không đạt được mục đích ban đầu của họ.

Chiến tranh tiền tệ diễn ra như thế nào?

Chiến tranh tiền tệ diễn ra như thế nào?

2.1 Mục tiêu của chiến tranh tiền tệ là gì?

Nhìn chung, các quốc gia khơi mào cho cuộc chiến tranh tiền tệ đều hướng tới một mục đích chung là nhằm tăng lợi thế cạnh tranh của họ trong thương mại quốc tế.

Các nước hầu hết đều kỳ vọng bằng việc phá giá đồng nội tệ, hàng xuất khẩu của mình sẽ có lợi thế hơn, rẻ hơn trên thị trường nước ngoài. Từ đó, các doanh nghiệp trong nước sẽ tăng xuất khẩu hàng hóa, kiếm lời được nhiều hơn, và từ đó tạo ra nhiều công ăn việc làm.

Chiến tranh tiền tệ đồng thời cũng có tác động khuyến khích các nhà đầu tư dồn tiền vào đầu tư các tài sản trong nước và tăng sức hút của thị trường chứng khoán với khối ngoại.

Ngoài ra, giảm giá tiền tệ còn là một biện pháp khiến đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) sẽ tăng bởi khi đó, các doanh nghiệp nội địa được định giá thấp đi và đó là cơ hội để các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư khai thác tài nguyên.

2.2 Chiến tranh tiền tệ diễn ra như thế nào?

Giá trị đồng tiền của quốc gia này so với tiền tệ của quốc gia khác được quyết định qua tỉ giá hối đoái, do đó, muốn giảm giá tiền tệ, các quốc gia phải tác động vào tỷ giá này.

Một quốc gia muốn khơi mào chiến tranh tiền tệ phải chủ động hạ thấp mức tỉ giá này. Tuy nhiên, phần lớn các nước hiện nay đang áp dụng chính sách tỉ giá thả nổi linh hoạt nên việc tác động vào tỷ giá hối đoái không hề dễ dàng.

Hiện nay, hầu hết các đồng tiền đều được neo tỉ giá với USD vì đây là đồng tiền dự trữ toàn cầu, phương tiện thanh toán quốc tế. Muốn có thể giảm giá tiền tệ, chính phủ của quốc gia đó phải áp dụng chính sách tiền tệ tăng cung tiền để cung vượt cầu. Động thái bơm tiền ra quá nhiều sẽ khiến giá trị đồng tiền lập tức bị suy yếu, giảm xuống.

Tổng thống Mỹ từng chỉ trích việc Trung Quốc hạ giá đồng tiền để giữ lợi thế cạnh tranh thương mại.

Ngoài ra, chính phủ một quốc gia cũng có thể dùng chính sách tài khóa mở rộng để tác động lên giá trị đồng tiền. Một số biện pháp phổ biến đó là tăng chi tiêu công hay cắt giảm thuế khóa.

2.3 Các cuộc chiến tranh tiền tệ trong lịch sử

Trong lịch sử thế giới từng chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh tiền tệ.

Chiến tranh tiền tệ đầu tiên xảy ra khi loại bỏ Bản vị vàng trong thập niên 1930. Vương quốc Anh khởi mào cuộc chiến với động thái giảm giá đồng Pound 1931 25%. Sau đó, các quốc gia khác cũng có động thái tương tự. Hoa Kỳ năm 1933 cũng đã phải giảm giá tiền tệ, sau đó đến phiên các nước như Bỉ và Pháp. Giai đoạn này được gọi là Cuộc chiến tranh tiền tệ thứ nhất, kéo dài từ 1921 đến 1936.

Cuộc chiến tranh tiền tệ thứ hai nổ ra sau đó vào giai đoạn từ năm 1967 đến năm 1987. Khi đó, nền kinh tế nước Mỹ liên tiếp trải qua 3 thời kỳ khủng hoảng vào năm 1974, năm 1979 và năm 1980. Khởi đầu là vào năm 1974, khi thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ kéo theo tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt, lạm phát vượt tầm kiểm soát vào những năm 1977-1981. Lúc này đồng USD mất giá chỉ còn 1 nửa.

Cả hai cuộc chiến tranh tiền tệ nêu trên đều cho thấy chiến tranh tiền tệ thường không đem lại kết quả mong muốn như là tăng xuất khẩu và việc làm. Ngược lại, các cuộc chiến này mang lại sự giảm phát hoặc lạm phát trầm trọng, suy thoái, khủng hoảng hoặc thậm chí là một cơn ác mộng kinh tế đối với nền kinh tế thế giới.

Đến nay, các nền kinh tế lớn của châu Á như Trung Quốc hay Nhật Bản đều cố gắng giữ tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ hay đồng Yên thấp. Mục đích hướng tới là để hàng hóa của các quốc gia này có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Kết quả là hai nước này luôn xuất khẩu thặng dư và có lượng Dự trữ ngoại hối nhà nước bằng đồng US-Dollar cao.

3. Bạn đã biết những gì về chiến tranh tiền tệ năm 2020?

Cuộc chiến tiền tệ giữa Mỹ và Trung Quốc là điều toàn thế giới đang lo sợ

Cuộc chiến tiền tệ giữa Mỹ và Trung Quốc là điều toàn thế giới đang lo sợ

Ngày 6/8/2020, Bộ Tài chính Mỹ chính thức cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ khi để giá trị đồng nội tệ suy yếu nhằm đối phó với cuộc thương chiến mà nước Mỹ đang thực hiện. Tuyên bố này ngay lập tức khiến toàn thị trường đều lo ngại căng thẳng hai quốc gia này sẽ leo thang và có thể khơi mào một cuộc chiến tranh tiền tệ.

3.1 Trung Quốc bất ngờ phá giá đồng Nhân dân tệ cuối năm 2019

Ngày 5/8/2019, Trung Quốc bất ngờ phá giá mạnh đồng nhân dân tệ (CNY) khi nâng tỷ giá tham chiếu USD/CNY từ mức 6,9405 lên 7,0508, ứng với mức tăng 1,6%. Nhiều chuyên gia cho rằng động thái này của Trung Quốc là nhằm giảm thiểu thiệt hại từ các hàng rào thuế quan mà Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc.

Đây cũng được coi là cách để nền kinh tế nước này chống đỡ trước những cuộc tấn công tiền tệ nhắm vào nước này, trong bối cảnh dòng vốn đầu tư quốc tế liên tiếp tháo chạy khỏi nền kinh tế số hai thế giới.

3.2 Các quốc gia khác cũng lần lượt giảm giá đồng nội tệ

Ngay sau động thái của Trung Quốc, các ngân hàng trung ương (NHTƯ) của các quốc gia khác bắt đầu liên tiếp sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng để tự làm suy yếu đồng tiền của mình. Các chính sách phổ biến được áp dụng bao gồm bơm tiền và cắt giảm lãi suất, thậm chí về mức âm sau nhiều thập kỷ.

Con số thống kê cho thấy có đến khoảng 50 NHTƯ cắt giảm lãi suất trong năm 2019, trong đó có không ít ngân hàng giảm từ 2-3 lần trở lên trong thời gian ngắn.

  • Các nền kinh tế châu Á như Hàn Quốc, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam… đều chủ động cắt giảm lãi suất.
  • Ở châu Âu, không chỉ NHTƯ lớn thứ hai thế giới là ECB tiếp tục giảm lãi suất tiền gửi xuống mức âm, mà còn có các NHTƯ khác như Thụy Sĩ, Thụy Điển…

Theo Bank of America Merrill Lynch, cuộc chiến tranh tiền tệ đang diễn ra và các NHTƯ của các quốc gia hàng đầu đang bị cuốn vào cuộc chiến không mong muốn này.

Nước Mỹ cũng buộc phải giảm lãi suất trong ba kỳ họp liên tiếp từ tháng 7-10/2019 nhằm hỗ trợ kinh tế và ngăn chặn đà tăng giá mạnh của đồng USD. Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý chính sách lãi suất âm để cạnh tranh với các nền kinh tế khác. Động thái này được coi là hành động đáp trả việc các đối tác thương mại lớn như Trung Quốc hay châu Âu đang thao túng tiền tệ nhằm giành lợi thế về thương mại.

3.3 Cuộc chiến tranh tiền tệ năm 2020 đang đến rất gần

Kể từ cuối tháng 4/2020, đồng CNY đã giảm 0,5% so với đồng USD . Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc vẫn duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với tỷ giá hối đoái. Nếu phí Mỹ tiếp tục áp đặt những lệnh hạn chế gắt gao hơn về vấn đề thương mại, thì việc đồng CNY suy yếu có thể tăng khả năng cạnh tranh cho các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc.

Mâu thuẫn giữa Mỹ – Trung sẽ gây thêm áp lực cho đồng tiền tệ của Trung Quốc. Sự ảnh hưởng này sẽ lan sang cả các thị trường mới nổi khác, khiến đồng tiền tệ của các quốc gia này sẽ rơi xuống mức thấp khi đồng CNY yếu đi.

ADB cho rằng, nếu như xung đột thương mại – chủ yếu thông qua việc tăng thuế quan – biến thành cạnh tranh phá giá đồng tiền thì nó sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực hơn đối với thị trường tài chính quốc tế và tạo ra các rủi ro mới đối với nền kinh tế mới nổi, trong đó có Việt Nam.

Lời kết

Trong bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ cùng bạn chiến tranh tiền tệ là gì và phân tích diễn biến chiến tranh tiền tệ 2020. Rất mong những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng để lại bình luận dưới đây.

Tổng hợp bởi VnRebates

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.