VNREBATES

TOP 5 Mã cổ phiếu ngành bán lẻ mang lại lợi nhuận khủng cho nhà đầu tư

29.12.2022, 15:40 13 phút đọc

Với thị trường tiêu dùng gần 100 triệu dân thì ngành hàng bán lẻ luôn sôi động và phát triển không ngừng. Vậy nên, cổ phiếu ngành bán lẻ cũng là sự lựa chọn hàng đầu trên sàn chứng khoán cho các nhà đầu tư. Do đó, hãy cùng VnRebates tìm hiểu về top 5 cổ phiếu ngành bán lẻ tiềm năng nhất năm 2023 trong bài viết dưới đây nhé!

Cổ phiếu ngành bán lẻ là gì?

Lĩnh vực bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa hoặc dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng. Các doanh nghiệp bán lẻ sẽ mua hàng từ nhà sản xuất sau đó bán lại cho người tiêu dùng thông qua hệ thống bán lẻ của họ. Một số mặt hàng bán lẻ như đồ gia dụng, thực phẩm, thiết bị điện tử,…

Cổ phiếu ngành bán lẻ là cổ phiếu của các doanh nghiệp bán lẻ được niêm yết trên sàn chứng khoán. Một số cổ phiếu ngành bán lẻ tiêu biểu là: MSN, MWG, DGW, FRT, PNJ,…

Cổ phiếu ngành bán lẻ

Cổ phiếu ngành bán lẻ (Nguồn: Internet)

Các ngành bán lẻ tại Việt Nam

Trên thị trường hiện nay, có thể kể đến 6 kiểu bán lẻ phổ biến sau: 

  • Bán lẻ tại cửa hàng;
  • Bán lẻ không qua cửa hàng;
  • Bán lẻ online;
  • Bán hàng thông qua bưu chính;
  • Bán hàng chuyên biệt;
  • Bán lẻ bằng máy tự động.

Nhận định cổ phiếu ngành bán lẻ tại thị trường Việt Nam

Bởi vì nhờ dân số đông (gần 100 triệu người), tiêu dùng hộ gia đình chiếm 70 – 80% quy mô GDP, kinh tế tăng trưởng cao, thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng (riêng năm 2021 là 3.560 USD, giảm 1 USD so với năm 2020), dự báo đến năm 2025 đạt 5.000 USD,… nên nảng bán lẻ tiêu dùng tại Việt Nam hiện tại đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước như ThaiBev, Central Group, Lotte Mart, Aeon Mall, Masan Group, MWG… 

Mới đây, Central Retail Việt Nam (thuộc Central Retail) có kế hoạch đầu tư thêm 20.000 tỷ đồng vào thị trường bán lẻ Việt Nam trong giai đoạn 2022 – 2026.

Ngành bán lẻ tại Việt Nam hiện thu hút được đông đảo nhà đầu tư trong và ngoài nước

Ngành bán lẻ tại Việt Nam hiện thu hút được đông đảo nhà đầu tư trong và ngoài nước (Nguồn: Internet)

Chỉ số cổ phiếu ngành bán lẻ

Trên thị trường chứng khoán, các cổ phiếu ngành bán lẻ cũng được các nhà đầu tư nhỏ lẻ quan tâm rất nhiều. VnRebates sẽ cụ thể hóa qua những con số “biết nói” dưới đây:

Khối lượng giao dịch: 6,289,400

Giá trị: 246,560,790,000

Khối lượng NĐT nước ngoài: Mua 473,400

KL NĐTNN: Bán 493,920

* Cập nhật ngày 29/12/2022

Qua các con số trên có thể thấy rằng ngành bán lẻ tại Việt Nam là một cơ hội đầu tư hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài cả về đầu tư tài chính hoặc đầu tư để kinh doanh. Việt Nam là nước được hưởng lợi bởi những yếu tố lợi thế như: 

(1) Cơ cấu dân số vàng; 

(2) Đất nước đang phát triển với tốc độ tăng trưởng GDP cao và lạm phát ổn định. 

(3) 40% dân số Việt Nam dưới 24 tuổi. 

Từ các yếu tố trên giúp các chuỗi bán lẻ được hưởng lợi từ cơ cấu dân số. Vì vậy, những công ty có cả chuỗi cửa hàng trên toàn quốc và cả kênh bán lẻ trực tuyến sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn tại Việt Nam.

Danh sách cổ phiếu ngành bán lẻ trên các sàn giao dịch chứng khoán

Danh sách cổ phiếu ngành bán lẻ trên sàn HSX

STT Mã Chứng Khoán Tên Doanh Nghiệp
1 BTT CTCP Thương mại Dịch vụ Bến Thành
2 CMV CTCP Thương nghiệp Cà Mau
3 CTF CTCP City Auto
4 DGW CTCP Thế Giới Số
5 FRT CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT
6 HAX CTCP Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh
7 MWG CTCP Đầu tư Thế giới Di động
8 MSN CTCP Tập đoàn Masan
9 PNJ CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận

Danh sách cổ phiếu ngành bán lẻ trên sàn HNX

STT Mã Chứng Khoán Tên Doanh Nghiệp
1 HTC CTCP Thương mại Hóc Môn
2 TMC CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thủ Đức

Danh sách cổ phiếu ngành bán lẻ trên sàn UPCOM

STT Mã Chứng Khoán Tên Doanh Nghiệp
1 MCH CTCP Hàng tiêu dùng Masan

7 mã cổ phiếu ngành bán lẻ tiềm năng giúp mang lại lợi nhuận lớn cho NĐT

CTCP Tập đoàn Masan (MSN)

Công ty Cổ phần Ma San (Masan Group) đã xây dựng hệ sinh thái tiêu dùng – công nghệ tích hợp xuyên suốt từ offline đến online. Hiện tại, tập đoàn Masan sở hữu các thương hiệu như nước Chinsu, mì ăn liền Omachi, chuỗi cửa hàng tiện lợi Winmart+, MEATLife,… đều tăng trưởng tốt. Đặc biệt, theo Forbes Việt Nam, Masan Group thuộc nhóm 9 doanh nghiệp liên tiếp 10 lần có mặt trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất.

Thông tin chi tiết về mã cổ phiếu MSN:

  • Vốn chủ sở hữu: 14,237,248,370,000 đồng
  • Thành lập: 2004
  • Ngày giao dịch đầu tiên: 05/11/2009
  • KLCP đang lưu hành: 1,423,724,783
  • Giá cổ phiếu tham khảo: 80.000 – 95.000 VNĐ

Công ty cổ phần tập đoàn Masan

Công ty cổ phần tập đoàn Masan (Nguồn: VnRebates)

CTCP Thế giới Di động (MWG)

Công ty TNHH Thế Giới Di Động là doanh nghiệp bán lẻ thiết bị điện tử lớn nhất hiện nay. Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là mua bán điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số và thương mại điện tử. Bên cạnh đó, trong năm 2021, Thế giới Di động đã ra mắt chuỗi cửa hàng chuyên bán sản phẩm Apple, chuỗi bán lẻ dược phẩm An Khang. Và trong năm 2022, MWG tiếp tục ra mắt và thử nghiệm lĩnh vực kinh doanh đồ thể thao (AVASports), sản phẩm cho mẹ và bé (AVAKids), thời trang (AVAFashion). Những mảng kinh doanh mới này được kỳ vọng sẽ mang lại doanh thu đang kể cho Thế giới Di động trong năm 2023.

Thông tin chi tiết về mã cổ phiếu Thế giới Di động:

  • Vốn chủ sở hữu: 14,640,489,300,000 đồng
  • Thành lập: 2004
  • Ngày giao dịch đầu tiên: 14/07/2014
  • KLCP đang lưu hành: 1,463,551,859
  • Giá cổ phiếu tham khảo: 40.000 – 45.000 VNĐ

CTCP Thế giới di động

CTCP Thế giới di động (Nguồn: VnRebates)

CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ)

Công ty PNJ tiền thân là Cửa hàng Kinh doanh Vàng bạc Đá quý Quận Phú Nhuận. Đây là doanh nghiệp bán lẻ trang sức với ưu điểm có nguồn cung cấp và tự chế tác số lượng lớn trang sức. Theo PNJ, doanh nghiệp này đang nắm giữ hơn 56% thị phần trang sức ở phân khúc trung cao cấp. Mặc dù đã dẫn đầu thị phần khi thị trường trang sức trung – cao cấp nhưng lãnh đạo đánh giá PNJ vẫn còn nhiều dư địa để tăng trưởng và mở rộng quy mô khi tầng lớp trung lưu gia tăng.

Thông tin chi tiết về mã cổ phiếu PNJ:

  • Vốn chủ sở hữu: 2,498,833,580,000 đồng
  • Thành lập: 1988
  • Ngày giao dịch đầu tiên: 23/03/2009
  • KLCP đang lưu hành: 246,247,860
  • Giá cổ phiếu tham khảo: 90.000 – 100.000 VNĐ

CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận

CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (Nguồn: VnRebates)

CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT)

Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT là một thành viên của Tập đoàn FPT Việt Nam, được thành lập với hai thương hiệu chính là FPT Shop và F.Studio By FPT. Với gần 06 năm hoạt động trong ngành, FPT Retail đã từng bước khẳng định thương hiệu cũng như vị thế. Căn cứ vào Thống kê về giá trị phân phối điện thoại di động vào tháng 12 năm 2021 của GFK, FPT Retail dẫn đầu trong lĩnh vực phân phối máy tính xách tay, chiếm 21,1% thị phần cả nước và đứng thứ hai (sau Thế giới di động) đối với lĩnh vực phân phối điện thoại di động với 20,3% thị phần.

Thông tin chi tiết về cổ phiếu FPT:

  • Vốn chủ sở hữu: 1,184,725,350,000 đồng
  • Thành lập: 2012
  • Ngày giao dịch đầu tiên: 26/04/2018
  • KLCP đang lưu hành: 118,472,535 
  • Giá cổ phiếu tham khảo: 60.000 – 65.000 VNĐ

CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT

CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (Nguồn: VnRebates)

CTCP Thế giới số (DGW)

Công ty TNHH Hoàng Phương chủ yếu phân phối các sản phẩm linh kiện điện tử, nhà cung cấp dịch vụ ủy quyền cho Acer, phân phối sản phẩm Lexmark và cung cấp dịch vụ bảo hành. Hiện nay, Digiworld dẫn đầu trong lĩnh vực phân phối máy tính xách tay và phân phối điện thoại di động. Digiworld cũng hợp tác với nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới trong 3 lĩnh vực: máy tính xách tay; điện thoại di động và thiết bị văn phòng. Điều này chứng minh năng lực cạnh tranh vượt trội cũng như khả năng đàm phán tốt với các đối tác trong nước cũng như quốc tế. Với lợi thế độc quyền phân phối, Digiworld sẽ đạt được nhiều thành công hơn nữa trong tương lai, góp phần củng cố vị thế của công ty trong ngành.

Thông tin chi tiết về mã cổ phiếu DGW:

  • Vốn chủ sở hữu: 907,520,250,000  đồng
  • Thành lập: 2003
  • Ngày giao dịch đầu tiên: 03/08/2015
  • KLCP đang lưu hành: 163,075,474
  • Giá cổ phiếu tham khảo: 35.000 – 40.000 VNĐ

CTCP Thế giới số

CTCP Thế giới số (Nguồn: VnRebates)

Tiềm năng của cổ phiếu ngành bán lẻ

Cổ phiếu ngành bán lẻ rất tiềm năng vì nhu cầu mua sắm các sản phẩm, quy mô ngành bán lẻ luôn duy trì ở mức tăng trưởng cao. 

Ngoài ra, tăng trưởng GDP VIỆT NAM đứng thứ 2 trong khu vực và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng mạnh trong các năm tiếp theo. Thu nhập tăng đồng nghĩa với nhu cầu mua sắm cũng sẽ được đẩy mạnh.

Tốc độ tăng trưởng ngành bán lẻ

Tốc độ tăng trưởng ngành bán lẻ (Nguồn: Internet)

Không những thế, dân số trung bình hiện tại của Việt Nam là 33.3 tuổi. Đây là độ tuổi lý tưởng để góp phần tăng trưởng kinh tế cũng như là tăng trưởng chi tiêu của người dân.

Một điểm sáng nữa cho ngành bán lẻ là hiện tại thương mại điện tử đang phát triển rất mạnh, quy mô của thị trường bán lẻ trên các sàn thương mại điện tử không chỉ trong nước mà còn được dễ dàng mở rộng ra thị trường quốc tế.

Tiêu chí chọn lựa cổ phiếu ngành bán lẻ tiềm năng

Để lựa chọn cổ phiếu bán lẻ tiềm năng, bạn cần xem xét một số yếu tố sau:

  • Tình hình kinh tế chung

Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ thường sẽ phải chịu ảnh hưởng lớn từ thực trạng nền kinh tế vĩ mô. Thông thường các doanh nghiệp bán lẻ sẽ được hưởng lợi khi nhu cầu mua sắm hàng hóa của các người dân tăng, nhất là vào quý 4 và quý 1 Lý do là bởi nhu cầu mua sắm vào dịp cuối năm, lễ tết của người dân tăng cao, doanh thu của doanh nghiệp cũng giá cổ phiếu nhóm ngành này cũng sẽ tăng mạnh, đặc biêt là các mặt hàng tiêu dùng. Vì vậy, bạn có thể mua gom cổ phiếu vào các thời điểm giá thấp và bán ra khi giá cao vào quỹ 4 và quý 1.

  • Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho cho thấy doanh nghiệp đang bán hàng nhanh hay chậm, đây là yếu tố rất quan trọng để đánh giá cổ phiếu của công ty bán lẻ. Doanh nghiệp nào có vòng quay hàng tồn kho càng lớn thì doanh nghiệp đó càng tiềm năng.

Ví dụ: 

Công ty A có giá vốn hàng bán là 10 triệu đồng. Hàng tồn kho của đầu kỳ là 2 triệu đồng và hàng tồn kho cuối kỳ là 4 triệu đồng. Vậy nên:

Vòng quay hàng tồn kho = 10/((2+4)/2) = 3.333 lần

Tức là trong một năm, hàng tồn kho của doanh nghiệp A quay được 3 lần.

Kết luận: Vòng quay hàng tồn kho càng lớn cho thấy doanh nghiệp đang bán hàng nhanh hay chậm. Bạn có thể so sánh giữa các doanh nghiệp bằng chỉ số này. Các doanh nghiệp có vòng quay hàng tồn kho tăng đều qua từng năm là dấu hiệu tốt.

  • Biên lợi nhuận gộp

Biên lợi nhuận gộp cũng là yếu tố được tính bằng cách lấy doanh thu trừ giá vốn rồi chia cho doanh thu.

Biên lợi nhuận gộp càng cao cho thấy doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả. Nhất là khi doanh nghiệp có chỉ số ổn định và tăng dần theo thời gian.

Ví dụ: Bằng cách so sánh biên lợi nhuận gộp giữa hai công ty, bạn có thể so sánh giữa hai công ty với nhau và tính toán được tốc độ tăng trưởng, tiềm năng tăng trưởng của công ty trong tương lai, so sánh với biên lợi nhuận gộp trung bình của ngành. Từ đó, chọn được công ty hoạt động tốt nhất trong ngành bán lẻ.

Kết Luận 

Vậy là trong bài viết này VnRebates đã cung cấp cho các bạn về Top 5 cổ phiếu ngành bán lẻ tiềm năng trong năm 2023. Hy vọng với những thông tin trên, các bạn có thể tìm được một số phiếu tiềm năng và gia tăng thu nhập thụ động của mình. Theo dõi thêm VnRebates để cập nhật thêm các kiến thức, tin tức mới nhất về Forex, Tiền điện tử, Chứng khoán nhé. Chúc các bạn giao dịch thành công!

VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.