VNREBATES

Tại sao cổ phiếu Novaland lao dốc liên tục 18 phiên?

21.12.2022, 15:22 6 phút đọc

Novaland là một tập đoàn lớn, cổ phiếu Novaland nằm trong top 10 những cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất. Thế nhưng giá cổ phiếu Novaland lao dốc liên tục 18 phiên. Vậy nguyên nhân là gì? Các bạn hãy cùng VnRebates tìm hiểu ngay sau đây.

Xem thêm: 

Tại sao cổ phiếu Novaland lao dốc liên tục 18 phiên?

Có rất nhiều nguyên nhân tác động đến giá cổ phiếu Novaland khiến nó lao dốc một cách không phanh. Trong nửa tháng qua, giá trị của mã cổ phiếu Novaland lao dốc và bị suy giảm đến 40%, từ 75.000 đồng/cổ phiếu xuống chỉ còn 44.950 đồng/cổ phiếu. Tỉ lệ vốn hoá của cổ phiếu Novaland còn khoảng 87.600 tỷ đồng, rớt khỏi top 10 doanh nghiệp có quy mô vốn hoá lớn nhất sàn giao dịch chứng khoán TP HCM.

Nguyên nhân chính khiến giá của cổ phiếu Novaland lao dốc là do chi phí tài chính tăng mạnh thêm 615 tỷ đồng và chủ yếu là chi phí lãi từ hợp đồng hợp tác đầu tư cũng như chi phí bù lỗ tỷ giá tăng so với cùng kỳ.

Tính đến 30/9/2022, nợ vay các tổ chức tín dụng của Novaland tăng 19% so với đầu năm đạt mức 72,000 tỷ đồng, tương đương 27,7% tổng tài sản.

Tại sao cổ phiếu novaland lao dốc liên tục 18 phiên?

Tại sao cổ phiếu novaland lao dốc liên tục 18 phiên? (Nguồn: Internet)

Novaland lên tiếng về việc cổ phiếu giảm sàn liên tiếp

Theo Novaland, lý do cổ phiếu Novaland bị tụt giảm gần đây là do yếu tố tâm lý trên thị trường chứng khoán và bị nhiều điều kiện kinh tế vĩ mô tác động.

Trên thị trường chứng khoán, sau 5 phiên liên tiếp giảm kịch sàn và phải bán hàng chục triệu đơn vị thì cổ phiếu Novaland vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lao dốc. Ngày 10/11, Novaland tiếp tục giảm sàn xuống 44.950 đồng/cổ phiếu, số lượng dư sàn đã bán lên đến gần 27 triệu đơn vị. Như vậy sau 10 phiên giao dịch Novaland đã mất xấp xỉ 40%.

Trong bối cảnh đó, con trai ông chủ Novagroup Bùi Thành Nhơn là Bùi Cao Nhật Quân cũng vừa thông báo từ ngày 4/10 đến ngày 3/11 đã mua thành công hơn 2 triệu cổ phiếu NVL để tăng số cổ phiếu đang có lên 83 triệu đơn vị (chiếm 4,269% vốn).

Vào ngày 14/11, Novaland đã bắt đầu phát hành 482 triệu cổ phiếu để tăng vốn cổ phần do phương án phát hành không còn phù hợp với tình hình của công ty hiện nay nữa.

Về tình hình kinh doanh quý 3/2022, doanh thu được ghi nhận của Novaland gần như ngang bằng so với cùng kỳ là 3279 tỷ đồng. Lãi sau thuế của Novaland hơn 236 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế giảm 18% còn 737 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu giảm 23% đạt 7893 tỷ đồng và lãi sau thuế 2054 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ.

Đọc thêm: 

Cổ phiếu Novaland lao dốc liên tục

Cổ phiếu Novaland lao dốc liên tục (Nguồn: Internet)

Cổ phiếu Novaland được “giải cứu” và thoát sàn

Sau chuỗi 17 phiên giảm sàn giao dịch liên tiếp thì mới đây “phi vụ giải cứu” của Novaland cuối cùng cũng thành công và chấm dứt chuỗi giảm sàn. Cụ thể, chỉ trong khoảng 10 phút khi bắt đầu phiên giao dịch sáng 22/11, cổ phiếu NVL bất ngờ được mua sạch với hơn 80 triệu cổ phiếu, sau đó, Novaland giao dịch vô cùng sôi nổi với biến độ rộng.

Khối lượng lệnh lên đến hơn 104 triệu đơn vị, số lượng giao dịch đứng thứ 2 trong lịch sử niêm yết của Novaland chỉ sau phiên giao dịch vào ngày 22/11. Số tiền giao dịch lên đến 2.000 tỷ đồng. Trên sàn HOSE, cổ phiếu của Novaland chiếm đến 15% tổng giá trị giao dịch. Trước đó trong 2 ngày 22-23/11, đã có khoảng 4.000 tỷ đồng đến từ “Đội giải cứu” để có thể kéo cổ phiếu này thoát sàn nhưng vẫn chưa đủ.

Trong bối cảnh đó, NovaGroup đã bất ngờ đăng ký bán 150 triệu cổ phiếu NVL( 7,7% vốn). Giao dịch bằng cách thỏa thuận cho những tổ chức có năng lực tài chính và các nhà đầu tư, sau đăng bán thì số cổ phiếu mà NovaGroup còn nắm giữ là 560,9 triệu cổ phiếu, chiếm 28,768% vốn điều lệ.

Mục đích thực hiện giao dịch là bổ sung vốn để thực hiện những phương án xử lý trái phiếu, đưa hệ số tài chính của Novaland về mức an toàn trong chiến lược thiết lập lại cấu trúc toàn bộ tập đoàn. Dòng tiền của những nhà đầu tư mới sẽ giúp cho Novaland giảm bớt áp lực nếu như thương vụ thành công.

Thời gian gần đây, ngày 22/11 cũng xuất hiện những tín hiệu khả quan khi một trái chủ của Novaland – Citigroup Global đã chuyển đổi 5 trái phiếu có mệnh giá 200.000 USD sang gần 271.000 cổ phiếu. Tỷ lệ chuyển đổi là 54.145 cổ phiếu/trái phiếu và giá chuyển đổi là 85.000 đồng/cổ phiếu (gấp 3,3 lần).

Trước đó, ngày 22/11 trong một thông báo trước toàn bộ cổ đông của công ty, Novaland cũng đã khẳng định những tin đồn về khả năng chi trả và tình hình nợ là không chính xác. Những hành động phát hành trái phiếu của họ là hoàn toàn tuân thủ pháp luật. Để có thể đủ tài chính trong những dự án sắp tới, Novaland đã rất tích cực làm việc với các đối tác trong và ngoài nước. Tập đoàn sẽ nhận những hỗ trợ mạnh mẽ về tài chính của đối tác và những cam kết.

Tập đoàn đã khuyên những cổ đông và nhà đầu tư không nghe những nguồn tin trên thị trường mà hãy lắng nghe những thông tin chính thức do Novaland cung cấp. Tập đoàn sẽ thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin đầy đủ theo các quy định của pháp luật liên quan bao gồm quy định CBTT trên thị trường chứng khoán, quy định CBTT về trái phiếu doanh nghiệp trong nước và bộ quy tắc điều chỉnh hoạt động niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore.

Cổ phiếu Novaland được giải cứu và thoát sàn

Cổ phiếu Novaland được giải cứu và thoát sàn (Nguồn: Internet)

Kết luận

Trên đây là những thông tin về việc cổ phiếu của Novaland giảm mạnh và lí do tại sao cổ phiếu Novaland lao dốc 18 phiên liên tục. Hy vọng, hy vọng những thông tin mà VnRebates cung cấp sẽ đáp ứng được nhu cầu và giải đáp thắc mắc của các bạn.

VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.