VNREBATES

Blockchain 3.0 là gì? Điểm nổi bật của công nghệ Blockchain 3.0

25.06.2022, 10:15 8 phút đọc

Công nghệ Blockchain 3.0 là gì? Blockchain thế hệ thứ 3 có điểm gì nổi bật so với Blockchain 1.0 và Blockchain 2.0? Tìm hiểu ngay.

Trong thời đại Công Nghệ hiện nay, chắc hẳn mọi người đã quá quen thuộc với bitcoin – đồng tiền điện tử có giá trị nhất hiện nay cũng như Ethereum – nền tảng hỗ trợ việc phát triển hợp đồng thông minh và ứng dụng phân quyền. Tuy nhiên, Bitcoin chỉ thuộc thế hệ Blockchain 1.0 và Ethereum chỉ thuộc thế hệ Blockchain 2.0. Với mục tiêu mở rộng việc ứng dụng công nghệ Blockchain trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nền tảng blockchain 3.0 đã ra đời. Vậy Blockchain 3.0 là gì? Công nghệ Blockchain 3.0 có gì nổi bật so với 2 thế hệ trước đó? Bạn hãy cùng tìm hiểu Blockchain thế hệ thứ 3 qua bài viết sau từ VnRebates.

Blockchain 3.0 là gì?

Blockchain 3.0 là gì?

Blockchain 3.0 là gì? (Nguồn: Internet)

Công nghệ Blockchain 3.0 là thế hệ tiếp theo của 2 phiên bản Blockchain 1.0 (BTC) và Blockchain 2.0 (ETH) với mục đích tối đa hóa ưu điểm và khắc phục các hạn chế 2 của phiên bản trước đó liên quan đến khả năng mở rộng, khả năng tương tác, truy cập số lượng lớn và quyền riêng tư.

Để tìm hiểu rõ hơn sự khác nhau giữa 2 thế hệ trước và công nghệ Blockchain 3.0, cùng xem xét tổng quan về các phiên bản Blockchain.

Tổng quan về Blockchain phiên bản 1.0, 2.0 và 3.0

Tổng quan về Blockchain phiên bản 1.0, 2.0 và 3.0 (Nguồn: Internet)

Blockchain 1.0

Bitcoin là đồng tiền điện tử phổ biến nhất trong lĩnh vực trao đổi tài sản số trên Internet, bao gồm tiền ảo, tiền kỹ thuật số, tiền điện tử. Bitcoin là đại diện cho phiên bản Blockchain 1.0 – thế hệ Blockchain đầu tiên.

Theo báo cáo được Gardner công bố vào năm 2017, công nghệ Blockchain đã và đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, y tế, sản xuất, chuỗi cung ứng… Báo cáo cũng cho biết rằng, giá trị kinh doanh mà Blockchain mang lại sẽ tăng lên đến mức 3,100 tỷ USD vào năm 2030.

Tóm lại, Blockchain thế hệ 1 là hệ thống hỗ trợ duy nhất việc trao đổi tài sản số trên Internet như chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và hệ thống thanh toán kỹ thuật số… bảo mật và an toàn.

Blockchain 2.0

Đại diện cho phiên bản Blockchain thứ 2 là Ethereum hay còn gọi là Bitcoin 2.0. Ethereum được tạo ra với mục đích giữ nguyên vai trò ban đầu của Blockchain 1.0 là trao đổi tài sản số trên Internet nhưng bổ sung thêm tính năng tự phân xử online.

Một cách dễ hiểu hơn về tự phân xử online, Ethereum sử dụng thuật toán hợp đồng thông minh (smart contract) để giúp loại bỏ bên thứ 3 trong các giao dịch số (cụ thể là bên phân xử hoặc bên phán xét, đó thường là các nhân viên thống kê, kế toán và bảo mật), chỉ có giao dịch trực tiếp giữa người gửi (bên thứ 1) và người nhận (bên thứ 2).

Giá Ethereum giúp mở rộng hệ thống Blockchain, ứng dụng vào lĩnh vực tài chính với các tài sản như cổ phiếu, chi phiếu, nợ, quyền sở hữu và bất kỳ điều gì có liên quan đến thỏa thuận hay hợp đồng.

Blockchain 3.0

Công nghệ Blockchain 3.0 là Blockchain thế hệ thứ 3 kế thừa 2 tính năng của những thế hệ trước bao gồm trao đổi tài sản số trên Internet và tự phán xử online, đồng thời được cải tiến một tính năng mới là Dapp (Decentralized Application), còn gọi là ứng dụng phân tán hay ứng dụng phi tập trung.

Nếu Blockchain 2.0 phân tán Blockchain trên các nút (mạng máy tính) trong mạng lưới cho việc lưu trữ thông tin (các giao dịch) thì Blockchain 3.0 phân tán trên cả ứng dụng và chúng sẽ được kích hoạt thực hiện nhiệm vụ cụ thể được chỉ định bởi người dùng.

Cấu trúc nền tảng của công nghệ Blockchain 3.0

Cấu trúc nền tảng của công nghệ 3.0 Blockchain là gì

Cấu trúc nền tảng của công nghệ 3.0 Blockchain là gì (Nguồn: Internet)

Cấu trúc nền tảng của Blockchain 3.0 là nền tảng được nâng cấp từ 2 phiên bản trước đó (Blockchain 1.0 và Blockchain 2.0) với các tính năng bổ sung như dữ liệu, hợp đồng thông minh, nền tảng đám mây, giao thức truy cập chuỗi mở, chip siêu nhỏ.

  • Dữ liệu: Được mã hóa trên các khối tích hợp từ phiên bản Blockchain 1.0
  • Hợp đồng thông minh (Smart Contract): Được tích hợp tính năng hợp đồng thông minh từ phiên bản Blockchain 2.0
  • Nền tảng đám mây (Cloud Node): Các tập lệnh được triển khai trong nền tảng đám mây. ArcBlock (nền tảng số dựa trên ứng dụng blockchain phân quyền thế hệ 3.0) đang hướng đến các đối tác lớn như Amazon, Microsoft, Google và các nhà cung cấp dịch vụ quy mô lớn khác trên thế giới để phát triển công nghệ này.
  • Giao thức truy cập chuỗi mở (Open Chain Access Protocol): Là giao thức mở chuỗi khối được phát triển bởi nhóm ArcBlock.
  • Chip siêu nhỏ (Blocklet): Kiến trúc mới của mạng máy tính khi hoạt động mà không cần truy cập máy chủ. Công ty Filament – startup lĩnh vực khối chuỗi cho ra mắt công nghệ chip siêu nhỏ ứng dụng trên thiết bị công nghiệp, phương tiện vận chuyển, sản xuất… và giúp kết nối Blockchain với Internet of Thing – IoT (IoT (công nghệ kết nối vạn vật qua Internet).

Điểm nổi bật của công nghệ Blockchain 3.0

DAG (Directed Acyclic Graph) - Điểm nổi bật của công nghệ Blockchain 3.0

DAG (Directed Acyclic Graph) – Điểm nổi bật của công nghệ Blockchain 3.0 (Nguồn: Internet)

Công nghệ Blockchain 3.0 nổi bật với DAG – Directed Acyclic Graph (đồ thị định hướng không tuần hoàn hay đồ thị trực tiếp không tuần hoàn). Hiểu một cách đơn giản, thông tin trên mạng lưới dựa trên DAG được truyền tải theo chu kỳ và chỉ đi theo 1 chiều nhằm đảm bảo các nút trong mạng lưới không được kết nối với bất kỳ nút nào trước đó.

Do đó, cấu trúc DAG giúp tối đa hóa thời gian tạo khối. Cụ thể, đối với Bitcoin (Blockchain 1.0) là 10 phút, đối với Ethereum (Blockchain 2.0) là 20 giây, việc này cho phép giao dịch được xử lý gần như theo đúng thời gian thực. DAG được sử dụng trong Internet of Thing – IoT có khả năng xử lý 10,000 giao dịch mỗi giây nhanh hơn cả Visa với thời gian 1700 giao dịch mỗi giây.

Một số đồng tiền điện tử đại diện cho Blockchain 3.0

Cardano

Cardano là nền tảng Blockchain phi tập trung thế hệ thứ 3. Cardano ra đời với mục đích trở thành giải pháp thay thế khắc phục những hạn chế của thuật toán Proof of Work (PoW) và Ethereum 2.0. Cardano sử dụng Ouroboros – một giao thức PoS giúp giảm mức tiêu thụ năng lượng đến mức tối thiểu trong quá trình tạo khối. Do đó, Cardano giải quyết được nhiều vấn đề về cơ sở hạ tầng, chi phí, mức năng lượng tiêu thụ và thời gian giao dịch.

Zilliqa

Zilliqa là một ví dụ điển hình của Blockchain 3.0. Zilliqa sử dụng hệ thống Proof of Stake (PoS) có khả năng mở rộng cao giúp mỗi nút trong mạng lưới có thể lưu trữ một phần dữ liệu tổng thể. Zilliqa có các hợp đồng thông minh giúp tối ưu hóa tốc độ xử lý lên đến hàng nghìn giao dịch mỗi giây giúp giải quyết các bài toán về khối lượng giao dịch trong mạng lưới.

Ethereum

Ethereum cũng đang trong quá trình nâng cấp mạng lưới Ethereum 2.0 chuyển từ cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW) sang Proof of Stake (PoS) để khắc những mặt hạn chế của hệ thống cũ về hiệu suất, chi phí giao dịch, khả năng mở rộng và tính bảo mật. Ethereum đang trong quá trình phát triển hệ thống để trở thành Blockchain 3.0.

Qua bài viết trên từ VnRebates, mong rằng bạn đã hiểu được cơ bản công nghệ Blockchain 3.0 là gì cũng như điểm nổi bật của thế hệ Blockchain thứ 3. Theo đó, Blockchain 3.0 sẽ giúp khắc phục những hạn chế từ 2 phiên bản cũ và mang lại rất nhiều lợi ích như giúp tiết kiệm chi phí, kết nối không giới hạn với Internet of Thing, tiết kiệm nguồn nhân lực… Trong tương lai không xa, Blockchain 3.0 sẽ trở thành nền tảng cơ bản mà tất cả nền tảng Blockchain hiện tại hướng đến, đồng thời mở ra nhiều phương hướng phát triển tối ưu hơn nữa về sau.

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.