VNREBATES

CyberMiles là gì? Mua bán đồng tiền này ở đâu? Có nên đầu tư vào đồng tiền này hay không?

26.09.2020, 08:30 28 phút đọc

CyberMiles là dự án nhận được sự quan tâm khá lớn từ cộng đồng crypto Việt Nam. Đặc biệt, sau sự kiện main-net, nhiều câu hỏi được đưa ra xung quanh dự án này.

CyberMiles (CMT) là dự án nhận được sự quan tâm khá lớn từ cộng đồng crypto Việt Nam. Đặc biệt, sau sự kiện main-net, nhiều câu hỏi được đưa ra xung quanh dự án này.

Trong bài viết hôm nay hãy cùng VnRebates tìm hiểu về CyberMiles là gì, cách thức hoạt động, tạo ví lưu trữ CMT ở đâu và mua bán đầu tư trên sàn giao dịch nào giá rẻ, an toàn và uy tín nhất?

1. CyberMiles là gì?

CyberMiles là một dự án ứng dụng công nghệ blockchain trong lĩnh vực e-commerce (thương mại điện tử).

Mục tiêu của dự án là tối ưu hóa công nghệ blockchain nhằm mở ra một kỷ nguyên mới cho e-commerce nói riêng và market-online (thị trường online) nói chung dựa trên những ưu việt của công nghệ blockchain.

CyberMiles tập trung xây dựng một tầng ứng dụng nhằm kết hợp với smart contract (hợp đồng thông minh) của blockchain để tạo ra “smart business contract” (hợp đồng thông minh dành riêng cho kinh doanh, mua bán, trao đổi).

CyberMiles phát hành token của riêng mình gọi là CyberMiles Token (CMT). CMT trong tương lai dự kiến sẽ được dùng như một token chính cho tất cả DApp (ứng dụng phân tán) hay smart business contract được phát triển trên nền tảng blockchain của CyberMiles.

CyberMiles là gì?

CyberMiles là gì?

2. Hiện trạng môi trường thương mại điện tử

Tại sao chúng ta lại cần một nền tảng thương mại điện tử mới? Liệu có phải là các nền tảng như Amazon và eBay đang hoạt động không tốt ở việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho người dùng?

Chắc chắn, Amazon đang chứng tỏ họ là nền tảng dịch vụ tuyệt vời trong việc cung cấp hàng hóa giá hợp lý đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra đó cũng là nền tảng rất dễ sử dụng và hoạt động tốt trong thời gian đã qua.

Vấn đề là Amazon có thể làm quá tốt, với chi phí cạnh tranh và các dịch vụ đổi mới bởi không có ai thách thức sự thống trị của Amazon trong ngành công nghiệp thương mại điện tử do đó không có gì tiếp tục đảm bảo về việc một ngày nào đó nó sẽ cung cấp dịch vụ khách hàng kém chất lượng hoặc không đổi mới về công nghệ hiện tại, cũng như không đổi mới về phương thức cung cấp sản phẩm.

Ngoài ra, rất khó để các thương hiệu thương mại điện tử khác tìm được các thị trường ngách thích hợp nhằm tạo dựng được chỗ đứng và cung cấp một sản phẩm, dịch vụ độc đáo.

Người khổng lồ này dường như đã chiếm được toàn bộ thị phần và thương hiệu thương mại điện tử của họ càng trở nên có giá trị hơn khi phạm vi tiếp cận và độ phủ gia tăng. Ngoài ra các dịch vụ này cũng được hưởng lợi từ hiệu ứng mạng và các chương trình khuyến mãi mạnh mẽ để họ tiếp tục gia tăng thêm cơ sở người dùng với bất kỳ chi phí nào nhằm loại trừ đối thủ cạnh tranh.

Điều này đặc biệt đúng bởi vì thông tin về thị trường và người mua sắm là độc quyền. Mỗi công ty thương mại điện tử quản lý việc thanh toán, giao dịch và dịch vụ khách hàng của riêng mình.

Tuy nhiên, ngày nay mọi vấn đề này đều manh nha có những thay đổi. Điều gì sẽ xảy ra nếu bản thân thị trường được quản lý theo mô hình phân tán. Bạn có thể thực hiện các giao dịch, kết toán, giải quyết tranh chấp và giao kết dựa trên các hợp đồng thông minh. Điều đó sẽ hoàn toàn là một môi trường mới cho bất cứ ai trên thị trường thương mại điện tử.

Đây cũng là thể hiện tầm nhìn của CyberMiles, họ muốn thay thế Amazon bằng một thư viện các hợp đồng thông minh mà bất kỳ nhà cung cấp thương mại điện tử nào cũng có thể sử dụng. Cho dù dự án sẽ thành công hay không thì đó vẫn là một câu hỏi cần thời gian để trả lời bởi hiện tại các hệ thống theo mô hình tập trung vẫn mang lại một số lợi ích như thời gian xử lý nhanh hơn và quy trình giải quyết tranh chấp tập trung.

Tuy nhiên, việc tạo ra một nền tảng thương mại điện tử mở là một ứng dụng mới nơi mà công nghệ blockchain được tận dụng để loại bỏ một tổ chức trung gian.

3. Ý tưởng dự án

Ý tưởng của CyberMiles xuất phát từ vấn đề quản lý tập trung trong lĩnh vực e-commerce như là quảng cáo sản phẩm, thanh toán, giải quyết tranh chấp,… CyberMiles tin rằng công nghệ blockchain với tính phi tập trung có thể giúp giải quyết vấn đề này tiết kiệm và hiệu quả hơn.

Blockchain của Ethereum hiện tại có một số hạn chế:

  • Tốc độ xử lý giao dịch chậm không phù hợp với e-commerce với khối lượng giao dịch khổng lồ
  • Việc tạo các smart contract trên nền tảng Ethereum còn quá phức tạp với người dùng e-commerce.

CyberMiles phát triển nền tảng blockchain mới với các cải thiện sau:

  • Hỗ trợ người dùng tạo ra các smart business contract một cách dễ dàng.
  • Quản lý thông tin cá nhân, giao dịch của người dùng một cách an toàn.
  • Sử dụng giao thức đồng thuận Delegated-PoS thay cho PoW của Ethereum để tăng tốc độ giao dịch.

4. Dự án 5miles và quỹ CyberMiles

CyberMiles đang có rất nhiều thành công đáng kể trên thực tế và cụ thể là họ đã vận hành một nền tảng thương mại cho những người dùng trong bán kính 5 dặm. 5miles là một trong 10 ứng dụng thương mại điện tử phổ biến nhất hàng đầu tại Hoa Kỳ. Nó có tổng cộng 12 triệu người dùng và ước tính có khoảng 3 tỷ USD doanh thu hàng năm.

Nếu 5miles có thể phục vụ được ngay cả chỉ một phần nhỏ trong 3 tỷ đô la đó bằng đồng CMT, thì đó có thể là một lợi ích lớn cho token này và cho các ý tưởng về thương mại điện tử trên nền tảng blockchain.

Tuy vậy việc vận hành một nền tảng ở quy mô như vậy cũng đi kèm với những thách thức đáng kể. Nếu ứng dụng 5miles chuyển đổi thành công sang mô hình dựa vào nền tảng blockchain, thì nó sẽ là một trong những ứng dụng doanh nghiệp lớn nhất về blockchain cho đến nay.

Và trong quá trình đó quỹ quản lý CyberMiles là cơ quan hạt nhân sẽ chịu trách nhiệm mang đến những thành công cho dự án CyberMiles. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hồng Kông. Mục tiêu của họ là thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng rộng rãi giao thức CyberMiles.

CyberMiles đặt mục tiêu giải quyết hai vấn đề chính trong không gian thương mại điện tử blockchain:

4.1. Vấn đề về: Khối lượng giao dịch

Nếu bạn có ý định xây dựng một trang web thương mại điện tử trên nền tảng blockchain dưới dạng một ứng dụng phân tán dapp khi đó bạn có thể chọn nền tảng Ethereum. Ethereum là nhân tố lớn đang chiếm ưu thế trong thế giới của các ứng dụng phi tập trung.

Tuy nhiên, đối với một ứng dụng thương mại điện tử quy mô lớn, Ethereum có thể không phải là giải pháp phù hợp bởi nền tảng này đang có một thách thức lớn đó là thông lượng giao dịch.

Mạng lưới của E5miles ethereum hiện tại có thể chịu tải tối đa là 10 giao dịch một giây. Điều này có thể sẽ được cải thiện khi mạng lưới triển khai giải thuật Casper. Tuy nhiên cho đến nay, các ứng dụng với quy mô lớn khi tiếp cận mạng lưới Ethereum đều gặp phải các vấn đề nhức nhối này.

Ngay cả giao dịch từ ứng dụng Cryptokitty cũng đã làm tê liệt mạng lưới Ethereum. Hãy tưởng tượng một trang web thương mại điện tử với 15 triệu người dùng sẽ tạo ra một khối lượng giao dịch khổng lồ trên mạng lưới Ethereum và có thể sẽ làm tê liệt cả mạng lưới blockchain này.

4.2. Giải pháp: Giải thuật khai thác theo cổ phần

Câu trả lời của CyberMiles đối với thử thách này là tạo ra một nền tảng blockchain của riêng họ với cơ chế đồng thuận ưu tiên thông lượng cao. Mục tiêu của dự án là cho phép hàng nghìn giao dịch mỗi giây như quy mô của giao thức này. Bên cạnh đó, thời gian xác nhận giao dịch nhanh cũng sẽ dẫn đến việc mua bán sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng được diễn ra nhanh chóng.

Để làm được như vậy, CyberMiles triển khai một giải thuật mới đó là khai thác theo cổ phần ủy viên (Proof-Of-Stake). Điều này có nghĩa rằng các cá nhân có thể nắm giữ một số lượng nhất định các đồng CMT làm tài sản thế chấp để đổi lấy cơ hội tham gia vào quá trình xác nhận các giao dịch trong một khối mới trên blockchain. Những người xác nhận hợp lệ này sẽ hình thành một nhóm cổ đông có quyền biểu quyết và ảnh hưởng đến sự đồng thuận trong việc tạo ra khối mới.

Giải thuật khai thác theo cổ phần có thể có thông lượng cao hơn nhiều so với giải thuật khai thác theo năng lực. Ngoài ra, các nhân tố xấu trong quy trình xác thực khối nếu đưa ra các quyết định sai hoặc gây hại cho mạng lưới sẽ bị trừng phạt bởi toàn bộ số cổ phần huy động.

Trái lại khi trở thành người xác thực trung thực, mạng lưới sẽ trao cho họ những phần thưởng cho công việc mà họ đã thực hiện nhờ tham gia vào quá trình tạo khối mới. Trong CyberMiles, tỷ lệ ROI này được đặt ở mức 8%, đây là tỷ lệ tương đối cao đối với giải thuật khai thác theo cổ phần ủy viên. Như vậy sẽ thật thú vị khi quan sát quá trình vận hành nền kinh tế phi tập trung trên nền tảng blockchain mà CyberMiles sẽ tham gia điều hành.

4.3. Vấn đề về sự phức tạp của các hợp đồng

Một vấn đề lớn khác khi triển khai các giải pháp thương mại điện tử trên nền blockchain đó là tính chất phức tạp của các thành phần tham gia vào hệ thống. CyberMiles quan niệm rằng, việc viết một hợp đồng thông minh không nhất thiết phải là công việc khó khăn và phức tạp.

Tuy nhiên, thị trường thương mại điện tử vốn đã là thị trường phức tạp, thêm vào đó sự phức tạp từ những thách thức của việc phát triển nó trên nền tảng blockchain sẽ có thể tạo ra những sai lầm và rủi ro tiềm tàng.

Chúng ta cũng thấy rằng, các nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay đều có mã nguồn mở và bao gồm mọi thứ từ giao diện người dùng đến cơ sở dữ liệu về sản phẩm nhằm đảm bảo tính bảo mật cho các thông tin thanh toán. Mỗi chức năng đó đều đi kèm với hàng tá các chức năng khác và sẽ cần các hợp đồng thông minh của riêng nó.

4.4. Giải pháp: tạo ra thư viện cho các hợp đồng thông minh

Giải pháp của CyberMiles là tạo ra một bộ thư viện các hợp đồng thông minh nhằm xử lý mọi khía cạnh của quy trình thương mại điện tử blockchain. Rất nhiều trong số các hợp đồng này là quy trình giữa những người dùng trực tiếp trên nền tảng, nhưng cũng có một tỷ lệ lớn các hợp đồng trung gian.

Đó là những mô-đun đứng giữa nhằm cho phép tất cả các thành phần của ứng dụng tổng thể giao tiếp được với nhau. Tiêu chuẩn hóa và chia sẻ các hợp đồng thông minh dạng mô-đun cho mọi thành phần của nền tảng là một phần quan trọng trong sứ mệnh của dự án CyberMiles. Đó là một cam kết lớn mà sẽ cần rất nhiều nguồn lực từ các nhà phát triển.

Thời gian hoạt động cao

Một lý do chính khiến bạn có thể muốn sử dụng nền tảng blockchain cho ứng dụng thương mại điện tử là thời gian hoạt động liên tục của nó. Blockchains vận hành như một cuốn sổ kế toán phân tán trên toàn bộ mạng máy tính.

Vì không có các thực thể trung tâm đóng vai trò xét duyệt nên sẽ không có cách nào dễ dàng để có thể dừng hoạt động của một mạng lưới blockchain. Ngay cả khi một phần của mạng lưới bị mất kết nối, blockchain này sẽ vẫn tồn tại.

Đây là một tính chất tuyệt vời trong một thị trường vận hành trực tuyến. Nó sẽ luôn được mở và luôn luôn sẵn sàng phục vụ cho khách hàng, bất kể nơi bạn sống hoặc bạn là ai.

Quản trị cộng đồng

Một thách thức khác của việc đưa các tính năng thương mại điện tử vào blockchain là các quy trình quản trị và phán xử. CyberMiles tuyên bố rằng họ sẽ có những cách thức dễ dàng để giải quyết tranh chấp trong giao dịch và đòi lại các khoản tiền bị mất.

Những điều này sẽ phụ thuộc vào việc bỏ phiếu của cộng đồng để phán xét quy trình hoàn tiền, điều này có thể được tiến hành dưới hình thức fork của cộng đồng.

Giải pháp này có thể là một giải pháp hợp lệ tuy nhiên có thể nó khá tẻ nhạt và không khuyến khích các thành viên cộng đồng tham gia. Các nền tảng thương mại điện tử sẽ phải đối mặt với số lượng khiếu nại cao khổng lồ.

Ngoài ra, chúng là các mục tiêu của gian lận hoặc các sản phẩm kém chất lượng. Và rõ ràng đây là một khu vực cần có sự tham gia của thẩm quyền phán xử trung tâm, họ là những người có quyền hành pháp và có quyền phán quyết để đảo ngược giao dịch và giải quyết khiếu nại. Họ cũng có thể lọc các loại sản phẩm khác nhau và nhập vào thị trường thương mại điện tử.

CyberMiles sẽ cần một hệ thống hấp dẫn để giải quyết những thách thức cơ bản của ngành thương mại điện tử. Với kinh nghiệm của họ từ dự án 5miles, chúng ta có thể hi vọng rằng đội ngũ phát triển có thể hiểu rõ và có các phương án giải quyết những thách thức này.

5. Phân tích nền tảng kỹ thuật của CyberMiles

5.1. Smart business contract:

Điểm khác biệt duy nhất của smart business contract chính là cách tạo ra contract. CyberMiles cung cấp một “bộ thư viện” hỗ trợ việc tạo contract  (business software middleware). Điều này sẽ giúp việc tạo contract sẽ dễ dàng và có thể tái sử dụng về sau.

CyberMiles là gì? SmartContracts

5.2. Business software middleware:

Đây chính là điểm khác biệt so với blockchain của ethereum. Bộ thư viện này gồm các thành phần chính được mô tả trong hình bên dưới.

Những thành phần này sẽ cung cấp những quy định, dữ liệu, tập tin cần thiết, và cách thức giao tiếp với dữ liệu ngoài blockchain, việc xây dựng ứng dụng DApp trên nền tảng CyberMiles sẽ trở nên đơn giản hơn vì đã có sẵn các công cụ này.

So với Ethereum, nhà phát triển sẽ phải xây dựng DApp từ đầu và chỉ phù hợp với những người có chuyên môn.

CyberMiles là gì? Kiến trúc tổng quát

CyberMiles là gì? Kiến trúc tổng quát

Các thành phần chạy trên blockchain hoàn toàn tương tự như Ethereum, bao gồm một máy ảo (virtual machine) đóng vai trò như môi trường hoạt động cho các smart contract; và smart business contract hoàn toàn tương tự như smart contract của ethereum. Điểm khác biệt là một tầng ứng dụng chạy off-chain bên trên CyberMile blockchain giúp cho việc tạo contract dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, vì toàn bộ quy định, dữ liệu, tập tin này đều lưu trữ off-chain, nên cần phải duy trì và đảm bảo nội dung được thống nhất. CyberMiles sử dụng Apache Cassandra để quản lý cơ sở dữ liệu phân tán (lưu ý đây là hình thức lưu trữ phân tán – distributed) giữa  các node và IPFS để quản lý tập tin sử dụng trong DApp.

5.3. Blockchain và giao thức đồng thuận:

CyberMiles phát triển một hệ thống blockchain riêng biệt để phục vụ cho smart business contract dựa trên nền tảng Tendermint/Cosmos. Giao thức đồng thuận sử dụng trong Tendermint/Cosmos đó là Byzantine fault tolerance với khả năng xác nhận trung bình 10,000 giao dịch trên giây. Kế thừa tính năng này, CyberMiles cũng có thể đạt được tốc độ tương tự (theo lý thuyết).

Nhìn vào blockchain của CyberMiles, có rất nhiều block không chứa giao dịch nào được tạo ra sau trung bình 10 giây. Mỗi block mới được tao ra sẽ có ~25 CMT được trả cho người xác nhận block. Với tốc độ hiện tại và nếu không có sự thay đổi trong cơ chế trả thưởng thì khoảng sau 3 tháng, toàn bộ 1,000,000,000 CMT (tổng cung) sẽ được sử dụng (hiện tại là 765,000,000 CMT)

5.4. Lity và CyberMiles Virtual Machine:

CyberMiles cung cấp một ngôn ngữ lập trình với tên gọi là Lity và môi trường máy áo gọi là CyberMiles Virtual Machine. Có thể coi Lity và CyberMiles Virtual Machine là một bản nâng cấp của Solidity và Ethereum Virtual Machine.

Hiện tai, CyberMiles đã khởi chạy mainnet. Để tạo điều kiện cho cộng đồng phát triển ứng dụng, CyberMiles nên xây dựng cộng đồng cho lập trình viên với các ví dụ minh hoạ cụ thể.

5.5. Nhận xét

Bản chất Smart  Business Contract hoàn toàn giống với smart contract của Ethereum. Điểm khác biệt đó là cách tạo ra contract. Nhà phát triển Ethereum phải làm tất cả từ đầu, còn với CyberMiles thì mọi chuyện đơn giản hơn với bộ thư viện có sẵn.

CyberMiles nói rằng nói rằng smart contract của họ có thể dễ dàng phát triển ngay cả đối với người dùng không chuyên (không phải nhà phát triển). Điều này còn tuỳ vào mức độ hỗ trợ của bộ thư viện sau khi khởi chạy mainnet. Chúng ta có thể dễ dàng tạo ra các mẫu contract trong một số trường hợp cụ thể, người dùng chỉ thay đổi một số thông tin ví dụ như địa chỉ ví, giá trị, ngày giờ, …

Đối với lớp thư viện hỗ trợ, vì tất cả đều chạy off-chain nên nó cũng giống như cách sử dụng trong việc phát triển DApp trên blockchain của Ethereum. CyberMiles vẫn chưa giải quyết được vấn đề cố hữu của ứng dụng phi tập trung đó là: sử dụng dữ liệu từ nguồn decentralized và làm sao xác nhận tính chính xác của dữ liệu. Lưu ý rằng Decentralized là Distributed nhưng Distributed chưa chắc đã Decentralized.

Blockchain và giao thức đồng thuận của CyberMiles hoàn toàn dựa trên nền tảng Tendermint/Cosmos sử dụng DPoS thay cho PoW. Tốc độ giao dịch nhanh (~10,000 giao dịch /giây). Về cơ bản, CyberMiles chỉ thay đổi một số ít trong giao thức đồng thuận. Do đó, chúng ta có thể bỏ qua phần này.

Một điểm quan trọng cần lưu ý là việc tạo ra các block trống không chứa giao dịch nào là một điều không cần thiết. Điều này làm tăng chiều dài blockchain một cách vô nghĩa. CyberMiles cần làm rõ hai vấn đề sau:

  • 25 CMT cho mỗi khối mới thêm vào là phần “lãi suất” cho những những người đang staking CMT hay là “phần thưởng” cho việc vận hành blockchain?
  • Khi sử dụng hết 1,000,000,000 CMT, thì mạng lưới sẻ xử lý như thế nào?

6. Tính ứng dụng của CyberMiles

Theo nội dung báo cáo trong Technical Paper của CyberMiles, smart business contract và blockchain của CyberMiles có một số ứng dụng như sau:

  • Quản lý định danh người dùng,
  • Ứng dụng cho vay ngang hàng
  • Token CMT có thể dùng như là một loại tài sản giao dịch
  • Chứng nhận sản phẩm
  • Giải quyết tranh chấp
  • Chúng ta cùng phân tích tính khả thi của CyberMiles trong ứng dụng quản lý định danh người dùng, cho vay ngang hàng và giải quyết tranh chấp. Hai ứng dụng còn lại là cơ bản, bất kỳ nền tảng blockchain nào cũng có thể làm được.

6.1. Quản lý định danh người dùng:

Ý tưởng của CyberMiles là dùng blockchain để quản lý thông tin định danh của người dùng. Xuất phát điểm là việc sử dụng public/private key để quản lý thông tin người dùng tương tự như người dùng sở hữu bitcoin, ethereum. Quy trình quản lý định danh người dùng được mô tả theo hình dưới đây:

CyberMiles là gì? Quản lý users

CyberMiles là gì? Quản lý users

“User sẽ đăng ký thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng cho ứng dụng Wallet. Wallet sẽ làm KYC để xác thực danh tính thật của User và thông tin tài khoản ngân hàng.

Wallet sau đó sẽ phát sinh một cặp khoá public và private key. Trong đó public key được lưu trên blockchain và private key cung cấp cho User. Mọi thông tin cá nhân của user sẽ được lưu trữ trên Wallet.”

Từ mô hình trên ta thấy có một số vấn đề như sau:

  • Wallet trong CyberMiles sẽ đóng vai trò trung tâm: quản lý thông tin người dùng, cung cấp thông tin cho bên thứ 3 tin cậy và có khả năng liên kết với ngân hàng của User.
  • Mặc dù đây là thông tin cá nhân của User, nhưng người quản lý là ứng dụng Wallet (Wallet tự tạo cặp khóa để mã hoá và lưu trữ). Lưu ý rằng chỉ có public key được lưu trữ trên blockchain, còn lại tất cả đều là off-chain. Do đó, nhìn ở khía cạnh khác, đây không phải là ứng dụng blockchain.
  • Có thể CyberMiles đã hiểu nhầm ý nghĩa Wallet của Ethereum và Bitcoin. Wallet chỉ đóng vai trò như là một công cụ giúp User tạo các giao dịch và kiểm tra thông tin. Còn bản chất số currency mà User nắm giữ được lưu trữ trên blockchain chứ không phải ở trong Wallet.

6.2. Ứng dụng cho vay ngang hàng:

CyberMiles mong muốn tạo ra một hệ thống đánh giá và hỗ trợ cho vay giữa người dùng với nhau. Lịch sử vay và cho vay sẽ được lưu trữ trên blockchain tương ứng với public key của User. Ứng dụng cho vay ngang hàng được mô ta theo hình dưới đây:

CyberMiles là gì? Cho vay ngang hàng

CyberMiles là gì? Cho vay ngang hàng

“Sau khi đăng ký thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng với Wallet, User có thể tham gia “sàn giao dịch” vay và cho vay. Mỗi User sẽ cung cấp thông tin yêu cầu với hình thức vay/cho vay, số tiền, lãi suất, …

Hệ thống sẽ giúp tìm kiếm người phù hợp và thông báo cho User. Sau đó, một Contract sẽ được ký kết. Số tiền vay/cho vay sẽ được gửi/rút trực tiếp vào bank của user.”

Trong mô hình ứng dụng này, CyberMiles sẽ cung cấp sàn giao dịch và smart business contract để giúp cho việc thoả thuận và quản lý dễ dàng hơn. Tuy nhiên, mô hình này có một số vấn đề sau:

  • Vấn đề định danh người dùng và sự tập trung của Wallet như trong ứng dụng quản lý định danh.
  • Nhìn vào sơ đồ trên, ta thấy rằng Wallet có quyền tương tác trực tiếp với ngân hàng của User. Đây không phải là hình thức giao dịch an toàn. Làm sao User tin rằng Wallet là 100% tin tưởng?
  • Uy tín người vay và cho vay rất quan trọng. Làm sao người cho vay đánh giá được uy tín người vay (ngoại thông tin lịch sử vay trên blockchain) và lấy gì để đảm bảo người vay sẽ trả lại khoản đã vay.

6.3. Giải quyết tranh chấp

Trong các hợp đồng kinh doanh, luôn luôn có khả năng phát sinh tranh chấp. CyberMiles cho phép user có thể tình nguyện tham gia giải quyết các tranh chấp này bằng cách kiểm tra lại smart business contract và nhận hoa hồng từ việc này. Tuy nhiên vấn đề tin tưởng lại được đặt ra ở đây. Liệu có cơ chế nào để đảm bảo người tham gia giải quyết hợp đồng này là hoàn toàn tin cậy, không thiên vị bất cứ bên nào.

6.4. Nhận xét

Qua những ứng dụng được CyberMiles mô tả trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một vấn đề của hệ thống đó là mức độ tin tưởng. Đây chính là mục tiêu giải quyết của công nghệ blockchain

  • Trong ứng dụng thứ nhất, Wallet đóng vai trò là hệ thống tin cậy vì mọi thông tin của User đều do Wallet nắm giữ.
  • Trong ứng dụng thứ hai, cần phải có cơ chế đảm bảo người vay sẽ hoàn trả số tiền đã vay. Có thể A có một lịch sử tín dụng rất tốt, nhưng không thể đảm bảo rằng A sẽ thanh toán số tiền vay trong lần tiếp theo.
  • Trong ứng dụng thứ ba, làm sao đảm bảo người đứng ra giải quyết tranh chấp sẽ không thiên vị bên nào.

Một vấn đề khác đó là sự kết nối giữa online và offline. Hiện nay, việc thanh toán online bằng công nghệ blockchain và thế giới thực (tiền thật, hàng hoá) vẫn còn một rào cản chưa thể giải quyết.

  • Ví dụ mua bán từ tiền mã hoá và tiền thật, giao dịch chuyển tiền mã hoá có thể dễ dàng xác nhận trên blockchain. Tuy nhiên, giao dịch tiền thật thì khó có thể xác nhận ngoại trừ người gửi và người nhận. Nếu một trong hai người phủ nhận việc nhận tiền hoặc khẳng định đã gửi tiền, thì không ai có thể xác nhận được nếu ngân hàng không cung cấp thông tin.
  • Ví dụ giao dịch mua hàng hoá bằng tiền mã hoá. Việc thanh toán rất nhanh và minh bạch nhờ công nghệ blockchain. Tuy nhiên, việc giao và nhận hàng lại bị chậm vì quá trình giao nhận và vận chuyển.
  • CyberMiles hướng đến việc áp dụng blockchain cho hệ sinh thái e-commerce thì phải giải quyết được vấn đề này. Với stable coin, ví dụ thứ nhất có thể được giải quyết. Với ví dụ thứ hai, hệ thống có thể yêu cầu người bán sử dụng dịch vụ vận chuyển uy tín có kết nối đến DApp trong hệ sinh thái của CyberMiles để xác nhận. Tuy nhiên lại bị vấn đề mức độ tin tưởng vào một bên thứ ba.

7. Ví CMT

CyberMiles trước đó là token ERC-20 tương thích với Ethereum. Hiện tại mainnet của CyberMiles đã được vận hành, bạn cần chuyển các token này về mạng chính của CMT.

8. Mua bán CMT coin ở đâu an toàn? Sàn giao dịch nào uy tín?

Đồng tiền ảo CyberMiles là môt đồng coin khá phổ biến, vì thế nó được niêm yết trên kha khá sàn giao dịch. Trong tương lai gần sẽ có thêm các sàn khác hỗ trợ CMT. Bạn có thể lựa chọn một trong số các sàn dưới đây để mua bán CMT coin, nên chọn những sàn có volume lớn để có tính thanh khoản cao hơn. Dưới đây mình sẽ liệt kê đầy đủ sàn đang có CMT coin:

OKEx DigiFinex Binance Huobi Global
IDCM CoinEx Huobi Korea Bibox
CoinBene Bithumb DragonEX Coineal
Cobinhood BCEX GDAC FCoin

9. Tìm hiểu thêm thông tin về đồng coin CMT

10. Kết luận

Một hệ thống phi tập trung không phụ thuộc (tin tưởng) vào bất kì một tổ chức, cá nhân nào là “đặc sản” của công nghệ blockchain. CyberMiles phát triển hệ thống blockchain và cung cấp smart business contract dành riêng cho lĩnh vực e-commerce dựa trên nền tảng smart contract của Ethereum.

CyberMiles còn cung cấp một ngôn ngữ lập trình với tên gọi là Lity và môi trường máy ảo gọi là CyberMiles Virtual Machine. Có thể coi Lity và CyberMiles Virtual Machine là một bản nâng cấp của Solidity và Ethereum Virtual Machine.

CyberMiles sử dụng thuật toán DPoS dựa trên giao thức đồng thuận BFT. Tất cả được xây dựng trên nền tảng dự án mã nguồn mở Tendermint/Cosmos. Ưu điểm của Tendermint/Cosmos là tốc độ giao dịch có thể đạt được 10,000 giao dịch trên giây. CyberMiles đề xuất các ứng dụng phi tập trung trên nền tảng blockchain của dự án. Ý tưởng giải quyết vấn đề của CyberMiles chưa thật sự rõ ràng, vẫn còn nhiều lỗi bảo mật trong hệ thống.

Ứng dụng công nghệ blockchain cho lĩnh vực e-commerce là một ý tưởng hay và mới. Tuy nhiên, những ưu điểm mà blockchain mang lại chưa thật sự rõ nét. Để phát triển trong tương lai, CyberMiles cần phải nghiên cứu và khai thác những ưu điểm của blockchain để ứng dụng trong từng trường hợp cụ thể.

 

VnRebates tổng hợp

Theo bitcoinnews, cybermiles

 

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.