VNREBATES

Giá vàng cao nhất vào năm nào? Dự báo giá vàng sau khi đạt đỉnh

30.01.2021, 06:00 14 phút đọc

Vàng đã ​​đạt các mức đỉnh giá trong thập kỷ qua, tăng cao tới $1.920/ounce vào cuối năm 2011 và đạt $2.032 giữa năm 2020. Vậy nguyên nhân đằng sau của các đỉnh giá vàng là gì? Cùng VnRebates theo dõi ngay trong bài viết sau.

Những dự đoán ấn tượng về giá vàng khiến các nhà đầu tư đặt ra các câu hỏi “Giá vàng cao nhất năm nào”, “Đỉnh giá vàng là bao nhiêu?”.Trong khi một số người cho rằng vàng có thể phá vỡ 3.000 USD/ounce và tăng cao tới 4.000 USD hoặc 5.000 USD, thì vẫn có những người kỳ vọng giá vàng tăng 8.000 USD hoặc thậm chí 10.000 USD.

Xem thêm

Giá vàng cao nhất năm nào? Tăng cao nhất là bao nhiêu?

Việc các quốc gia từ bỏ chế độ bản vị vàng không có nghĩa là vàng được định giá thấp hơn. Bản thân vàng luôn được xem là hàng hóa tiền tệ. Giá của nó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như quyết định của các ngân hàng trung ương về lãi suất và lạm phát, thậm chí cả tỷ giá hối đoái. Lãi suất giảm và lạm phát cao hơn đều có xu hướng làm cho vàng đắt hơn và bất kỳ sự suy yếu nào của đồng đô la Mỹ cũng sẽ khiến giá vàng tăng và ngược lại.

Và vì lãi suất, lạm phát và tỷ giá hối đoái đang thay đổi liên tục nên giá vàng cũng vậy.

Biểu đồ 1. Biến động giá vàng từ năm 1960 đến tháng 10/2020

Biểu đồ 1. Biến động giá vàng từ năm 1960 đến tháng 10/2020 (Nguồn: Internet)

Chúng ta hãy cùng quan sát biểu đồ lịch sử giá vàng, vào những năm 1960 – 1975, giá vàng luôn ở dưới mức $300/ounce và cao nhất là $2.8080/ounce, giá vàng này đã được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát 2019.

Điều gì đã xảy ra trong năm 1980? Lần đầu tiên giá vàng vượt mốc 850 USD/ounce (giá này đã được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát danh nghĩa 2019). Căng thẳng quốc tế và điều kiện kinh tế yếu kém, giá dầu tăng cao, sự can thiệp của Liên Xô và Afghanistan, và tác động của cuộc cách mạng Iran là nguyên nhân khiến giá vàng tăng cao.

Sau đó, vào tháng 8 năm 1999 giá vàng cũng chạm mức thấp nhất là $251. Điều này xảy ra do lo ngại từ việc các ngân hàng trung ương giảm dự trữ vàng thỏi và các công ty khai thác bán vàng trên thị trường kỳ hạn. Đây cũng là giai đoạn cuối của chu kỳ mở rộng kinh tế.

Tiếp tục theo dõi biểu đồ từ sau năm 2000, giá vàng đã bắt đầu trở lại theo xu hướng tăng và duy trì trên ngưỡng $1.000 kể từ khoảng năm 2009.

Chúng ta tiếp tục phân tích kỹ hơn trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020

Biểu đồ 1. Biến động giá vàng từ năm 1960 đến tháng 10/2020, giá vàng cao nhất năm 2020

Biểu đồ 2. Biến động giá vàng từ năm 2010 đến tháng 10/2020 (Nguồn: Internet)

Giá vàng tiếp tục lập đỉnh mới vào tháng 8 năm 2011 với giá 1.917 USD/ ounce, các nhà đầu tư lo lắng về một vụ vỡ nợ của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, từ giữa năm 2013 đến giữa năm 2019, giá vàng giảm và duy trì ở mức $1.100

Vào tháng 8 năm 2020, chúng ta đã chứng kiến sự bùng nổ của giá vàng, cả trong nước và thế giới giá vàng đều đạt đỉnh cao nhất trong gần một thập niên trở lại đây. Thế giới xác lập kỷ lục mới với mức giá vàng cao nhất là 2.063 USD/ounce (tương đương 62 triệu đồng/ lượng tại Việt Nam) vào tháng 8/2020 trong khi tháng 3/2020 vàng vẫn ở mức 1.451 USD/ounce, biên độ giao động tới 600 USD/ounce. Trong khi đó giá vàng SJC đã tăng hơn 25 triệu đồng/lượng, tương đương hơn 36%. Kim loại quý mang lại lợi nhuận cho những người tích tụ vàng từ hồi ở vùng giá thấp trước đó.

Xem thêm: 6 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến giá vàng trên thị trường vàng

Tại sao giá vàng tăng cao nhất lịch sử vào năm 2020

Sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 là nguyên nhân hàng đầu làm tăng giá vàng trong năm 2020. Bùng phát vào đầu năm 2019 tại Trung Quốc và lan rộng trên 215 quốc gia, vùng lãnh thổ, đã đang và sẽ tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp tiêu cực lâu dài và mạnh mẽ đến toàn bộ các nền kinh tế. Các biện pháp phong tỏa, cách ly và giãn cách xã hội để chống dịch làm tăng sự đứt gãy các chuỗi cung ứng, làm thu hẹp cả tổng cung và tổng cầu, giảm sút động lực tăng trưởng, nguồn thu ngân sách nhà nước, tiền lương…

Đồng thời, đại dịch COVID-19 làm giảm tổng cầu dầu mỏ thế giới, tăng tỷ lệ thất nghiệp, phá vỡ các hợp đồng kinh tế. Đặc biệt, các gói cứu trợ tài chính hàng nghìn tỷ USD và việc cắt giảm lãi suất của các Ngân hàng Trung Ương làm gia tăng xu hướng nới lỏng tài chính-tiền tệ. Nếu các gói hỗ trợ này đạt hiệu quả sẽ giúp nền kinh tế vượt qua khủng hoảng. Ngược lại, chúng cũng kéo theo nguyên cơ giảm giá các đồng tiền, tăng sức ép nợ công và lạm phát trên toàn cầu.

Tất cả các điều trên đã cộng hưởng đã biến vàng thành công cụ bảo toàn giá trị tối ưu. Theo Wall Street Journal và Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), lượng vốn ròng đổ vào các quỹ ETF vàng trong 6 tháng đầu năm nay lên tới 40 tỉ USD, lượng vàng  mua thêm đạt mức kỷ lục 734 tấn, vượt qua con số 646 tấn của 6 tháng năm 2009. 7 tháng mua ròng liên tục, chu kỳ mua ròng dài nhất lịch sử của ETFs.

Ngoài ra, đầu tháng 6/2020, khi giá vàng vượt mốc 1.750 USD/ounce, các quỹ đầu tư bán khống vàng trên 10% tổng khối lượng giao dịch và vượt qua mốc 15% vào đầu tháng 7/2020. Những người đặt cược vào vàng giảm giá đã bị thua đậm và phải đóng vị thế, góp phần làm tăng lực mua vàng. Từ giữa tháng 7/2020, đồng đô la Mỹ giảm giá càng đẩy giá vàng tăng cao.

Đến đầu tháng 8, giá vàng lập đỉnh 2.063 USD/ounce. Giá vàng miếng SJC trong nước đầu năm 2020 chỉ ở mức 42,8 triệu đồng/lượng nhưng đến đầu tháng 8 đã tăng lên hơn 62 triệu đồng/lượng, tăng hơn 19 triệu đồng/lượng, tương ứng mức tăng hơn 44%, đây là mốc giá vàng cao nhất nằm 2020. Khi vàng lên đỉnh, nhiều dự báo giá vàng sẽ tiếp tục lên 3.000 – 5.000 USD/ounce, tương ứng giá vàng miếng SJC quy đổi lên 80 – 150 triệu đồng/lượng nên nhiều người tiếp tục mạnh tay mua vào ở vùng giá 60 triệu đồng/lượng. Cuối năm 2020, giá vàng kép lại quanh mức 1.880 USD/ounce.

Biến động giá vàng SJC trong 17 năm

Năm 2020 là một năm mà giá vàng cao nhất từ trước đến nay (Nguồn: Internet)

Điều đáng chú ý, dù giá vàng trong nước và thế giới có nhiều biến động, song các động thái tăng giảm thường cùng chiều. Trật tự thị trường vàng trong nước vẫn được bảo đảm, không xuất hiện tình trạng đầu cơ, tình trạng “vàng hóa” trong nền kinh tế từng bước được ngăn chặn, việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán đã được kiểm soát tốt.

Bất chấp giá vàng cao, thị trường tiền tệ khá ổn định, sáng 3/8 – ngày lập đỉnh giá vàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam niêm yết tỷ giá trung tâm USD là 23.207 VND, giảm 6 đồng/USD so với phiên giao dịch hôm trước. Tại các ngân hàng thương mại, giá giao dịch USD có xu hướng chững lại so với các phiên giao dịch trước đó. Điều này tuân theo đúng tinh thần của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 về Quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Tham khảo: Cách đầu tư vàng online hiệu quả cho người mới

Dự báo giá vàng 2021, liệu giá có tiếp tục tăng

Câu chuyện của vàng năm 2021 vẫn sẽ xoay quanh những thông tin liên quan dịch Covid-19 nhưng cơ hội đầu tư vào vàng vẫn còn đang bỏ ngõ. Nếu diễn biến Covid-19 vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới, các gói kích thích của các ngân hàng trung ương hết tác dụng, lúc đó vàng sẽ có thể lập đỉnh giá mới.
Ngược lại trong trường hợp chống Covid-19 hiệu quả, vắc xin chống virus có tác dụng thì dự kiến đến giữa Quý II, các nhà tư có thể bán bớt vàng chuyển sang kênh chứng khoán và sản xuất, lúc này giá vàng giảm.
Theo dự báo của Goldman Sachs giá vàng sẽ tăng lên mức 2.300 USD/ounce hay Ngân hàng Bank of America Corp. nâng dự báo giá vàng trong 6 tháng tới lên mức 3.000 USD/ounce.

giá vàng cao nhất từ trước đến nay

Liệu năm 2021 có phải là năm mà kỷ lục giá vàng cao nhất lịch sử được thiết lập? (Nguồn: Internet)

Dự báo giá vàng cuối năm 2020 và đầu năm 2021 của các chuyên gia tài chính

Cách đây vài tháng, các dự báo về vàng thường chỉ xoay quanh mốc 2.000 USD/ounce nhưng đến hiện tại, giới phân tích đã phải sửa lại dự báo với kỳ vọng giá vàng còn tăng cao hơn thế, thậm chí con số 2.500 – 3.000 USD đã được nghĩ tới.

Dự báo giá vàng đến năm 2022

Dự báo giá vàng đến năm 2022 (Nguồn: Gov.capital)

Theo bảng trên, giá vàng vẫn đang nằm trong xu hướng tăng dài hạn. Vì giá vàng ở thời điểm hiện tại đã phá vỡ tâm lý cứng ở mức giá 2000 USD/ounce, mức giá mục tiêu tiếp theo là tầm 2200 USD/ounce trong năm 2021.

Theo dự đoán của Ngân hàng Nhà nước, trong thời gian tới, giá vàng thế giới có thể còn biến động khó lường, chủ yếu phụ thuộc vào diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, sự phục hồi của các nền kinh tế cũng như tình hình chính trị trên thế giới.

Giới phân tích đang đặt cược vào đà tăng của vàng khi nhiều yếu tố cùng ủng hộ kim loại quý này bao gồm: tỷ giá thực âm, đồng USD yếu, lo ngại khả năng phục hồi của kinh tế hay những bất ổn chính trị toàn cầu giúp vàng hướng tới năm tăng giá mạnh nhất trong một thập kỷ.

Đối với thị trường vàng trong nước, là nơi trú ẩn an toàn nhất cho nhà đầu tư khi giá trị tiền tệ suy giảm, giá vàng sẽ xác lập mức mặt bằng giá mới, khó quay trở  lại mức dưới 40 triệu/lượng.

Ngoài ra, giới đầu tư trên thế giới cũng nhận định vụ nổ thảm khốc ở Beirut (Lebanon) vào hôm 4-8 vừa qua cũng góp phần kéo giá vàng lên trên mức cao kỷ lục. Tính từ đầu năm, giá vàng giao ngay tăng hơn 32%, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1979.

Tuy nhiên theo các chuyên gia giá vàng chưa dừng lại ở mốc 2.039,8 USD/ounce giao dịch vào hôm 6-8 mà còn được dự báo tăng thêm khoảng 200 USD để lên mức 2.200 USD/ounce (tương đương giá vàng trong nước khoảng 62 triệu đồng/lượng).

Trên Kitco, chiến lược gia trưởng Phil Streible của Blue Line Futures cho rằng, thông tin về vụ nổ ở Thủ đô Beirut của Lebanon khiến nhiều nhà đầu tư lo sợ đã bỏ lỡ dịp mua vào. Chuyên gia này dự báo giá vàng có thể chưa dừng đà tăng và có thể sẽ sớm đạt 2.200 USD/ounce.

Cùng với quan điểm trên, George Gero, Giám đốc điều hành tại RBC Wealth Management, cho rằng rất ít khả năng giá vàng sẽ giảm trong thời gian tới do tiền tệ đang suy yếu.

Giới chuyên gia cũng cảnh báo, trước khi tăng lên mốc cao trên 62 triệu đồng/lượng – mức giá cao kỷ lục, giá vàng sẽ có những đợt điều chỉnh, giao dịch vàng sẽ gặp nhiều khó khăn do xu hướng thị trường khó lường, nhà đầu tư cần thận trọng trong quyết định đầu tư, tránh chạy theo tâm lý đám đông.

Chứng kiến những tuần tăng giá liên tiếp dài nhất kể từ năm 2020, các chuyên gia tài chính nhận định, dù giá vàng sắp tới đan xen nhiều nhịp giảm, nhưng thị trường vàng khó có động lực giảm giá mạnh mà vẫn tiếp tục đi lên tới đầu tháng 11/2020 trước khi có kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Khi mà tình hình tìm ra  giải pháp nào giải quyết căng thẳng Mỹ – Trung đang ngày càng leo thang cũng như đại dịch Covid-19 không mấy khả quan, đại diện StoneX cho rằng, yếu tố duy nhất có thể làm suy yếu đà tăng của vàng lúc này là tiến triển vaccine phòng ngừa Covid-19.

Trong khi đó, các chuyên gia từ ngân hàng đầu tư Citi đã có nhận định rằng: “Tuy nhiên, đà tăng của giá vàng không báo hiệu một cuộc bùng nổ lạm phát, hay đồng USD mất đi vị thế đồng tiền dự trữ hàng đầu của thế giới”, và “Không đồng tiền nào có thể đảm nhận vai trò của đồng USD. Ngay cả khi giá trị của đồng USD so với vàng thấp hơn thì tất cả đồng tiền khác đều như vậy”, Citi nói thêm.

Các chuyên gia tại Citi cũng cho rằng giá kim loại quý sẽ vượt mức 2.100 USD/ounce vào quý này và chạm ngưỡng 2.300 USD/ounce từ 6 đến 12 tháng tới. Tuy nhiên, việc giá vàng xuyên thủng ngưỡng 3.000 USD/ounce trong năm 2021 là khá mong manh.

Tham khảo: Hướng dẫn cách đầu tư vàng vật chất sinh lời an toàn, hiệu quả nhất

Dự báo giá vàng đến năm 2022

Dự báo giá vàng đến năm 2022 (Nguồn: Internet)

Kết luận

Giá vàng cao nhất vào năm 2023 và liệu giá vàng có tiếp tục quỹ đạo đi lên? Chỉ có thời gian mới trả lời được, nhưng chuyên gia Frank Holmes của Nhà đầu tư toàn cầu Hoa Kỳ (NASDAQ: GROW) đã tự tin nói rằng quỹ đạo đi lên của vàng vẫn tiếp tục và giá vàng tiếp tục lập các đỉnh mới. Theo dõi VnRebates để theo dõi tin tức về Forex, Chứng khoán, Tiền điện tử, Hàng hóa được cập nhật liên tục. Chúc các bạn có nhiều giao dịch thành công!

VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.