VNREBATES

EU đồng ý gia hạn Brexit lần 3 đến 31.01.2020

30.10.2019, 16:33 4 phút đọc

Trước những căng thẳng nội bộ của vương quốc Anh về vấn đề backstop giữa Bắc Ireland và cộng hòa Ireland liên quan trực tiếp đến Brexit, ông Boris Johnson và 27 thành viên EU đã thống nhất gia hạn Brexit lần 3 đến 30.01.2010


Liên minh châu Âu đã đồng ý gia hạn Brexit lần 3, cho vương quốc Anh thêm thời gian ba tháng nữa để rời khỏi khối.

Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk, người chủ trì cuộc hội đàm giữa 27 chính phủ thuộc khối liên minh châu Âu, đã công bố quyết định vào thứ Hai, ngày 28.10.2019 trên Twitter của mình: “EU27 đã đồng ý sẽ chấp nhận yêu cầu của Anh về việc gia hạn Brexit cho đến ngày 31 tháng 1 năm 2020. Quyết định này sẽ được chính thức hóa thông qua một thủ tục bằng văn bản.”

Nội dung đoạn Twitter của ông Donald Tusk về gia hạn Brexit

Điều này có nghĩa là Vương Quốc Anh sẽ có thể rời khỏi EU tại bất kỳ thời điểm nào trước ngày 31 tháng 1, với điều kiện Quốc hội của nước này chấp thuận thỏa thuận rút lui mà Thủ tướng Boris Johnson đã ký kết với 27 nhà lãnh đạo EU khác vào đầu tháng này.

Thông báo của ông Tusk, được đưa ra sau cuộc họp giữa 27 đại sứ châu Âu tại Brussels, nơi đã ký kết lần trì hoãn thứ ba. Một tài liệu dự thảo được chuẩn bị trước cuộc họp đó, được ký vào Chủ nhật và cho thấy rằng: “Với mục đích cho phép hoàn thiện tất cả các bước cần thiết để phê chuẩn Thỏa thuận rút khỏi liên minh châu Âu, bao gồm cả việc có được sự đồng ý của Nghị viện châu Âu, Hội đồng Châu Âu đồng ý gia hạn thêm (liên quan đến Brexit)”…. “Cũng lưu ý rằng Thỏa thuận rút khỏi liên minh châu Âu của Anh sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng sau khi các Bên hoàn thành các thủ tục phê chuẩn trong giai đoạn này, kết thúc muộn nhất vào ngày 31 tháng 1 năm 2020”

Vương quốc Anh đã yêu cầu EU vào đầu tháng này gia hạn Brexit cho đến ngày 31 tháng 1 để nước này rời khỏi khối. Vài ngày sau đó, Quốc hội Anh đã bỏ phiếu ủng hộ thỏa thuận rút lui sửa đổi của ông Johnson nhưng họ cũng một lần nữa nói rằng cần thêm thời gian để phê duyệt tất cả các luật pháp cần thiết.

Vương quốc Anh đã được lên kế hoạch rời khỏi EU vào thứ năm, ngày 31.10.2019 – sau khi được cấp hai phần mở rộng Brexit trước đó. Và đồng bảng Anh đã giao dịch tăng khoảng 0,1% so với đồng USD trong những giờ giao dịch đầu tiên của châu Âu.

Những chi tiết đính kèm

Tuy nhiên, Liên minh châu Âu cũng đã yêu câu loại trừ bất kỳ sự đàm phán lại nào trong tương lai về vấn đề rời khỏi EU của Vương quốc Anh.

“Hội đồng châu Âu khẳng định chắc chắn rằng quyết định này không bao gồm bất kỳ việc mở lại Thỏa thuận rút lui nào trong tương lai và nhắc lại rằng bất kỳ cam kết, tuyên bố hoặc hành động đơn phương nào khác của Vương quốc Anh phải phù hợp với thư và tinh thần của Thỏa thuận rút lui, và không được cản trở việc thực hiện này”

27 quốc gia châu Âu đã ký kết với chính phủ Anh vào năm ngoái một thỏa thuận nêu rõ cách thức Vương Quốc Anh nên rời khỏi EU – được gọi là Thỏa thuận rút lui – The Withdrawal Agreement. Tuy nhiên, chính phủ Anh, dưới sự lãnh đạo của bà Theresa May, đã không được Quốc hội Anh phê chuẩn do vấn đề backstop giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland. Đay được xem là một chính sách bảo hiểm sẽ được thực hiện nếu EU và Anh không ký thỏa thuận thương mại trong những năm tới và sẽ tách Bắc Ireland khỏi  nước Anh về vấn đề lãnh thổ hải quan.

EU cuối cùng đã sửa đổi thỏa thuận đó với chính phủ mới của ông Johnson.

Thủ tướng Anh – Boris Johnson

Theo tài liệu dự thảo, EU cũng được yêu cầu nhắc nhở Vương Quốc Anh rằng chừng nào họ còn là thành viên của khối, họ có nghĩa vụ đề nghị một ủy viên có trụ sở tại Brussels.

Ít thời gian hơn cho các cuộc đàm phán thương mại sau này

Thêm một phần mở rộng khác có nghĩa là Anh và EU sẽ có ít thời gian hơn để đàm phán một thỏa thuận thương mại. Một khi Vương quốc Anh rời khỏi EU, theo thỏa thuận đã được phê chuẩn, sẽ có một giai đoạn chuyển tiếp cho đến cuối năm 2020, có thể kéo dài đến cuối năm 2022. Vương quốc Anh càng lâu rời khỏi EU, thời gian chuyển tiếp này sẽ càng ngắn. Và trong giai đoạn chuyển tiếp này, cả hai bên sẽ tìm cách đàm phán một hiệp định thương mại.

Tổng hợp bởi Vnrebates.net

Theo cnbc.com

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.