Bầu cử Mỹ đã diễn ra nhưng các tranh cãi về tính hợp pháp của kết quả vẫn đang gây chú ý. Việc tái phong tỏa và hạn chế việc di chuyển lẫn các hoạt động kinh tế có thể tác động mạnh đến nền kinh tế. Trong khi đó, mùa thu nhập của Mỹ vẫn tiếp tục. Dưới đây là 3 thị trường cần chú ý tuần này
Đại gia dầu mỏ Saudi Aramco xác nhận mức giảm 50% lợi nhuận trong nửa năm tài chính đầu tiên cho thấy một năm tồi tệ đối với thị trường dầu mỏ và nền kinh tế thế giới trong bối cảnh đại dịch COVID19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
“Hoạt động lọc dầu trên 14 triệu thùng/ngày lần đầu tiên kể từ cuối tháng 3/2020, và kết hợp với sự sụt giảm trong nhập khẩu và xuất khẩu trên 3 triệu thùng/ngày, đã dẫn đến kết quả dự trữ dầu thô giảm mạnh nhất từ đầu năm đến nay”, Matt Smith, Giám đốc nghiên cứu hàng hóa tại ClipperData, chia sẻ.
MOSCOW/DUBAI/LONDON (Reuters) – Thứ Bảy vừa rồi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Nga và các đồng minh đã thống nhất gia hạn cắt giảm sản lượng dầu kỷ lục đến cuối tháng 7, kéo dài thỏa thuận giúp giá dầu tăng gấp đôi trong hai tháng qua bằng cách rút gần 10% toàn cầu nguồn cung từ thị trường.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm hơn 400 điểm tương đương 1,9% giá trị khi thị trường chứng khoán đóng cửa. Trong khi S&P 500 giảm khoảng 2% và Nasdaq mất 2,1% giá trị.
Theo IG Client Sentiment, số lượng trader nhỏ lẻ bán ròng Dầu thô tăng 10.69% so với ngày hôm qua và 6.69% so với tuần trước với thiên kiến giao dịch là BULLISH.
Triển vọng của thị trường hàng hóa trong năm 2022 tới chủ yếu phụ thuộc vào khả năng kiểm soát dịch bệnh cũng như kết quả hoạt động kinh tế. Bức tranh của vàng được dự đoán khá lo ngại, trong khi các hàng hóa như dầu mỏ và kim loại có vẻ sáng sủa hơn.
Tiêu điểm của tuần là thông báo cắt giảm QE của Fed và báo cáo NFP tháng 10, điều này sẽ tác động đến đồng USD. Ngoài ra, khả năng Ngân hàng trung ương Anh – BoE sẽ làm khuấy đảo thị trường với cân nhắc có sớm tăng lãi suất để chống lại lạm phát đang leo thang hay không.
Cuộc họp đầu tháng 7 này của OPEC sẽ quyết định những diễn biến tiếp theo của thị trường dầu thô. Giá dầu sẽ đi về đâu, và liệu có còn cơ hội nào cho các nhà đầu tư để mua vào loại hàng hóa này?
Giá dầu thô đã được ổn định một phần sau thời gian dài khủng hoảng vì đại dịch. Hãy cùng tìm hiểu về những thách thức mà ngành công nghiệp khai thác dầu thô sẽ gặp phải trong tương lai
Trong cơn giông bão thị trường các cá mập và tiền của họ thường đi đâu? Khi mọi người mất tiền và nền kinh tế suy thoái anh em vẫn có thể đọc được những bài báo như tài sản của các tỷ phú tăng lên, khoảng cách giàu nghèo lại gia tăng,… Điều làm họ trở nên khác biệt là biết lúc nào đổ tiền ra và lúc nào thu tiền vào những nơi an toàn, vậy trong bài viết hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem cá mập trú ở đâu trong những ngày giông bão nhé.
Trung Quốc đang là một quốc gia thu hút nhiều sự quan tâm trên thế giới, đây là nền kinh tế được đánh giá sẽ trở thành một siêu cường và là đối trọng chính của Mỹ trong tương lai. Vậy các đặc điểm nền kinh tế quốc gia này hoạt động như thế nào, điểm mạnh và hạn chế là gì, nguy cơ và cơ hội ở đâu trong nền kinh tế hiện đại ngày nay?
Nền kinh tế khu vực đồng tiền chung (Eurozone) và Vương quốc Anh là hai nền kinh tế ảnh hưởng rất mạnh đến thị trường tài chính, đối với forex trader đây cũng là những cặp giao dịch chính, việc thấu hiểu nền kinh tế của hai khu vực này sẽ giúp anh em có thêm những nhận định chính xác và phản ứng nhanh nhạy trước các tin tức bất ngờ và bảo vệ được tiền của mình kiếm được
Trong nền kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay, các nền kinh tế luôn có tác động lẫn nhau, các biến động ở những nền kinh tế hàng đầu sẽ lan ra cả thế giới. Thời đại này, với sự phát triển của công nghệ mang đến cho những nhà đầu tư cơ hội đầu tư trên toàn cầu và thu hẹp khoảng cách lợi thế của các retail trader với các cá mập. Một trong những nền kinh tế hùng mạnh và an toàn nhất là nền kinh tế Mỹ. Vậy nền kinh tế Mỹ có những đặc điểm gì? Cơ hội đầu tư nằm ở đâu? Cần lưu ý những nguy cơ nào?
Tổng quan nền kinh tế, những chỉ số vĩ mô chỉ ra sức khỏe của một nền kinh tế cũng như báo trước các cơ hội đầu tư, cảnh báo trước những biến động mạnh mẽ theo cả hai hướng. Đọc hiểu và phân tích hồ sơ kinh tế để tìm kiếm lợi nhuận hay bảo vệ tiền trong túi là đứng cùng góc nhìn với các cá mập trên thị trường,….
Dầu thô (Crude Oil), thường được gọi chung là dầu mỏ (Petroleum), là một chất lỏng nhiên liệu hóa thạch có nguồn gốc tự nhiên, là loại dầu được khai thác từ mỏ lên chưa hề qua một quá trình chế biến nào. Giá của Dầu thô thường được tính bằng USD.
Dầu thô càng nhẹ và ngọt thì sẽ tinh chế ra những sản phẩm dầu mỏ chất lượng cao, do đó sẽ có giá bán cao hơn. Xác định độ nhẹ và ngọt như sau:
– Độ nhẹ của dầu thô được đặc trưng bởi trọng lực của dầu, được đo bằng tỉ trọng API (API gravity) . Đây là chỉ số đo mức độ nặng hoặc nhẹ của dầu mỏ dạng lỏng so với nước. Nếu chỉ số API của nó lớn hơn 10, nó nhẹ hơn và nổi trên mặt nước; nếu nhỏ hơn 10, nó nặng hơn và chìm. Nói chung, Nói chung, dầu thô có API từ 40-45 độ có thể được bán với giá trị thương mại lớn nhất.
– Độ ngọt của dầu thô được đo lường bằng hàm lượng Lưu huỳnh. Hàm lượng càng cao, dầu thô càng chua và có giá thành rẻ hơn dầu thô ít lưu huỳnh hơn.
Có 2 tiêu chuẩn định giá Dầu thô: WTI từ thị trường Mỹ và Brent từ thị trường Anh.
Dầu thô West Texas Intermediate (WTI) có chất lượng rất cao. Với 39,6 độ API Gravity và 0,24% hàm lượng lưu huỳnh, WTI còn được gọi là “dầu thô ngọt, nhẹ” và cho ra thành phẩm chất lượng cao. Hầu hết dầu thô WTI được tinh chế ở khu vực Trung Tây nước Mỹ, một số được tinh chế hơn ở khu vực Bờ biển Vịnh.
Loại dầu thô này được sử dụng làm tiêu chuẩn định giá dầu và là hàng hóa quy định của các hợp đồng tương lai dầu trên sàn NYMEX.
Dầu thô Brent thực chất là sự pha trộn của dầu thô từ 15 mỏ dầu khác nhau ở Biển Bắc. Brent có trọng lực API là 38,3 độ và hàm lượng lưu huỳnh khoảng 0,37%. Từ 2 thông số này, chúng ta có thể thấy rằng dầu thô Brent nặng hơn và ít ngọt hơn dầu thô WTI.
Brent lần đầu tiên được giao dịch trên Sàn International Petroleum Exchange ở London và sau đó là Sàn Intercontinental Exchange (ICE) kể từ năm 2005. Thông thường, giá dầu thô Brent thấp hơn WTI khoảng 1 USD. Tuy nhiên, vào năm 2007, do sự cạn kiệt của mỏ dầu Biển Bắc, dầu thô Brent giao sau đã được giao dịch ở mức cao hơn WTI khoảng 1 đến 3 đô la / thùng.
Cho đến giữa thế kỷ 20, Mỹ là nước sản xuất dầu lớn nhất và kiểm soát giá dầu thế giới. Tuy nhiên, sau đó tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã tiếp quản vị thế này trong những năm sau đó, thống trị thị trường và giá dầu trong phần lớn thời gian của thế kỷ 20.
Tuy nhiên, với việc phát hiện ra dầu đá phiến ở Mỹ và những tiến bộ trong kỹ thuật khoan, Mỹ đã trở lại đường đua giá dầu và những sự kiện địa chính trị phức tạp đã giúp chuyển một phần quyền lực định giá trở lại Mỹ và các công ty dầu mỏ phương Tây. Điều này dẫn đến việc OPEC thành lập liên minh với Nga và các cộng sự. để thành lập OPEC+. Mặc dù vậy, hiện tại OPEC và OPEC+ vẫn nắm điểm mấu chốt về nguồn cung Dầu Thô.
Các động lực của nền kinh tế dầu mỏ rất phức tạp và quá trình xác định giá dầu vượt ra ngoài các quy luật thị trường đơn giản về cung và cầu. Về mặt lý thuyết, giá dầu phải là một hàm của cung và cầu. Khi cung và cầu tăng, giá sẽ giảm và ngược lại. Tuy nhiên, thực tế thường hoàn toàn khác. Vị thế độc tôn của dầu mỏ trong ngành năng lượng đã làm phức tạp việc định giá dầu. Cầu và cung chỉ là một phần của phương trình phức tạp với các yếu tố khó định lượng liên quan đến địa chính trị và các mối quan tâm về môi trường.
13 thành viên của OPEC (Algeria, Angola, Congo, Equatorial Guinea, Gabon, IR Iran, Iraq, Kuwait, Libya, Nigeria, Saudi Arabia, United Arab Emirate, và Venezuela) kiểm soát khoảng 30% nguồn cung dầu toàn cầu và 79,4% trữ lượng dầu thô. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), OPEC:
+ Cung cấp khoảng 42% lượng dầu thô của thế giới và
+ Xuất khẩu dầu chiếm khoảng 60% tổng lượng dầu được giao dịch trên toàn thế giới.
+ 80% trữ lượng dầu thô đã được chứng minh của thế giới nằm trong ranh giới của các nước OPEC. Trong đó, khoảng 2/3 nằm trong khu vực Trung Đông.
+ Trong nhóm OPEC, Ả Rập Xê Út là nhà sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới và vẫn là thành viên thống trị nhất, mỗi lần quốc gia này cắt giảm sản lượng dầu đều dẫn đến giá dầu tăng mạnh và ngược lại. Ngoài ra, đây cũng là nước xuất khẩu dầu thô hàng đầu trên toàn cầu.
Ngoài ra, tất cả các quốc gia thành viên OPEC đã và đang liên tục cải tiến công nghệ và tăng cường các hoạt động thăm dò nhằm nâng cao hơn nữa năng lực sản xuất dầu của họ với chi phí vận hành giảm.
Trong khi đó OPEC+:
+ Gồm OPEC và 10 nước khác: Azerbaijan, Bahrain, Brunei, Kazakhstan, Malaysia, Mexico, Oman, Russia, South Sudan và Sudan.
+ Kiểm soát hơn 50% nguồn cung dầu toàn cầu và khoảng 90% trữ lượng Dầu thô.
OPEC + vẫn có ảnh hưởng lớn nhất thị trường dầu Thô do ba yếu tố chính:
+ Không có 1 tổ chức nào khác có sức mạnh và vị trí tương đương trên thị trường dầu thô
+ Thiếu các lựa chọn thay thế khả thi về mặt kinh tế cho dầu thô trong lĩnh vực năng lượng
+ Lợi thế về giá tương đối thấp so với chi phí sản xuất tương đối cao ngoài OPEC.
Vai trò độc quyền OPEC bị ảnh hưởng đôi phần bởi việc phát hiện ra dầu đá phiến ở Bắc Mỹ. Điều này đã giúp Mỹ đạt được sản lượng khai thác dầu gần kỷ lục.Theo EIA, sản lượng dầu của Mỹ là 12 triệu thùng/ngày (bpd) vào năm 2019, trở thành quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới.
Đá phiến cũng đang trở nên phổ biến ở các quốc gia khác. Ví dụ, Trung Quốc và Argentina đã khoan hơn 475 giếng đá phiến trong vài năm qua. Các quốc gia khác, chẳng hạn như Ba Lan, Algeria, Australia và Colombia, cũng đang khám phá các thành tạo đá phiến. Đây chính là 1 giải pháp thay thế khả thi có thể thay đổi cơ cấu quyền lực của OPEC+.
Vị thế ông lớn trong lọc dầu và tiêu thụ dầu cũng giúp Mỹ có nhiều tiếng nói hơn trong cuộc chơi giá dầu với OPEC. Khi giá dầu tăng, các công ty dầu của Mỹ sẽ bơm ra nhiều dầu hơn để thu được lợi nhuận cao hơn, hạn chế khả năng ảnh hưởng đến giá của OPEC. Trong lịch sử, việc cắt giảm sản lượng của OPEC đã có những tác động tàn phá đối với các nền kinh tế toàn cầu, mặc dù điều này không còn xảy ra nữa. Mỹ là một trong những nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới và khi sản lượng sản xuất trong nước tăng lên, nhu cầu về dầu của OPEC ở Mỹ sẽ ít hơn.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là, mặc dù Hoa Kỳ là quốc gia sản xuất hàng đầu, nhưng các nhà xuất khẩu hàng đầu chủ yếu là thành viên của OPEC +, có nghĩa là họ vẫn là người đóng vai trò quan trọng trong quá trình xác định giá dầu. Có thể sẽ xảy ra một ngày mà OPEC mất đi sức ảnh hưởng của mình nhưng ngày đó vẫn chưa đến.
Mối quan hệ của Iran – Hoa Kỳ xung quanh các tranh cãi về vấn đề hạt nhân cũng có thể ảnh hưởng đến sản xuất và cung cấp dầu trong tương lai. Nếu bất hòa xảy ra nặng nề hơn nữa có thể dẫn đến nhiều biện pháp trừng phạt để cắt giảm sản lượng, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến giá dầu.
Mối quan hệ đặc biệt giữa dầu mỏ và cặp Loonie USD/CAD rất nổi tiếng trong giới Forex. Có một lý do tại sao khi trade đô la Canada, nhà đầu tư sẽ theo dõi giá dầu – vì cả hai thường đi đôi với nhau. Dầu thường hoạt động tốt hơn cặp USD / CAD và đối với các giao dịch Forex, giá dầu là một chỉ báo cho tín hiệu. Khi giá dầu giảm, không có gì lạ khi thấy cặp Loonie đi theo. Dầu có mối tương quan nghịch với USD / CAD khoảng 93% từ năm 2000 đến năm 2016.
Vì sao vậy? Đó là do nền kinh tế của Canada liên kết chặt chẽ với dầu mỏ.
Canada là 1 trong những nhà sản xuất dầu lớn thế giới. Trên thực tế, Canada cũng chính là nhà cung cấp chính của Hoa Kỳ (với hơn 48% năm 2019 ) với khoảng 3 triệu thùng dầu mỗi ngày được xuất sang Mỹ. Vì đô la Canada là cần thiết để mua và vận chuyển dầu qua biên giới, nhu cầu về dầu có xu hướng tác động trực tiếp đến hành động giá USD / CAD.
Ngoài ra, lưu ý rằng nền kinh tế Canada phụ thuộc vào xuất khẩu, với khoảng 85% xuất khẩu của nước này là sang thị trường Mỹ. Do đó, USD / CAD có thể bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách người tiêu dùng Mỹ phản ứng với những thay đổi của giá dầu:
– Nếu nhu cầu hàng hóa ở Mỹ tăng, các nhà sản xuất sẽ cần đặt nhiều dầu hơn để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Điều này có thể dẫn đến tăng giá dầu, từ đó có thể dẫn đến giảm giá USD / CAD.
– Ngược lại, nhu cầu về dầu có thể giảm, điều này có thể làm giảm nhu cầu đối với đồng CAD, tăng USD/CAD.
Về mặt lịch sử, giá dầu có quan hệ tỷ lệ nghịch với giá của đồng đô la Mỹ, vì 2 lý do:
– Dầu thô được định giá bằng đô la Mỹ trên khắp thế giới. Khi đồng đô la Mỹ mạnh, bạn cần ít đô la Mỹ hơn để mua một thùng dầu. Khi đồng đô la Mỹ yếu, giá dầu tính theo đồng đô la sẽ cao hơn. Hoa Kỳ trong lịch sử là nước nhập khẩu ròng dầu. Giá dầu tăng khiến thâm hụt cán cân thương mại của Hoa Kỳ tăng lên vì cần nhiều đô la hơn để gửi ra nước ngoài.
Cái trước vẫn đúng cho đến ngày nay, cái sau… .không quá nhiều. Do sự thành công của công nghệ khoan, cuộc cách mạng đá phiến của Hoa Kỳ đã làm tăng đáng kể sản lượng xăng dầu trong nước. Trên thực tế, Hoa Kỳ đã trở thành nhà xuất khẩu ròng các sản phẩm dầu mỏ tinh chế vào năm 2011, và hiện đã trở thành quốc gia sản xuất dầu thô lớn nhất vượt qua Ả Rập Xê Út và Nga! Theo EIA, Hoa Kỳ hiện tự cung tự cấp được khoảng 90% về tổng mức tiêu thụ năng lượng. Điều này có nghĩa là giá dầu cao hơn không còn góp phần vào thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ cao hơn, mà thực sự còn giúp giảm thâm hụt hơn.
Kết quả là, chúng ta thấy mối quan hệ nghịch đảo mạnh mẽ trong lịch sử giữa giá dầu và đô la Mỹ đang trở nên không ổn định hơn. Mối quan hệ giữa dầu mỏ và Hoa Kỳ dường như đang thay đổi, phản ánh vai trò ngày càng tăng của quốc gia này trong ngành công nghiệp dầu mỏ toàn cầu.
Vậy đồng đô la có trở thành một loại tiền tệ dầu mỏ như Canada, Nga và Na Uy không? Khi giá dầu tăng, giá USD cũng tăng? Có thể! Và chúng ta cần nhiều thời gian để kiểm chứng điều này. Khi Hoa Kỳ tiếp tục tăng tỷ trọng xuất khẩu dầu so với nhập khẩu, doanh thu từ dầu sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong nền kinh tế Hoa Kỳ và đồng đô la Mỹ có thể bắt đầu vận động cùng chiều với giá dầu.