VNREBATES

Định chế tài chính là gì? Quỹ tương hỗ là gì?

29.05.2019, 13:25 16 phút đọc

Định chế tài chính là tổ chức trung gian, điều tiết thị trường vốn, giữa bên có tiền và bên cần tiền trong thị trường tài chính. Thông thường, đây là những chủ thể kiểm soát dòng tiền trong nền kinh tế. Trong số các định chế tài chính, quỹ tương hỗ là hình thức nhận tiền từ nhà đầu tư riêng lẻ và đầu tư vào danh mục theo khẩu vị rủi ro được công bố sẵn. Đây là hình thức phù hợp đối với nhà đầu tư không chuyên, có tiền nhàn rỗi, và muốn kiếm khoản sinh lợi hơn là gửi vào ngân hàng.

Thị trường tài chính vận hành với nhiều tay chơi khác nhau: cơ quan quản lý, chính phủ, định chế tài chính, nhà đầu cơ, nhà đầu tư nhỏ lẻ…. Định chế tài chính là gì? Định chế tài chính đóng vai trò như thế nào trong cơ chế vận hành của thị trường?

Và nếu nhà đầu tư nhỏ lẻ không có đủ khả năng và kinh nghiệm để tự đầu tư, thì liệu có định chế nào đầu tư thay họ không? Một trong những giải pháp đó là đầu tư vào các quỹ tương hỗ cũng như các công ty quản lý tài sản khác. 

Bài viết này trả lời các câu hỏi:

  • Định chế tài chính là gì? Vai trò của định chế tài chính
  • Các loại hình định chế tài chính phổ biến
  • Quỹ tương hỗ là gì?
  • Những điều cần biết về quỹ tương hỗ?
  • Có các loại quỹ tương hỗ nào? 
  • Ưu nhược điểm của quỹ tương hỗ?
  • Làm cách nào để 1 cá nhân đầu tư vào quỹ tương hỗ?

Phần 1 – Định chế tài chính

Định chế tài chính là gì? Vai trò của định chế tài chính là gì?

Định chế tài chính (Financial institution) là 1 định chế, thể chế, tổ chức được thành lập theo luật, đóng vai trò là bên trung gian cung cấp nguồn vốn cho thị trường tài chính, thông qua chuyển tiền từ các bên cho vay sang các công ty dưới dạng các khoản vay, tiền gửi và đầu tư.

Các tổ chức tài chính lớn như JP Morgan Chase, HSBC, Goldman Sachs hay Morgan Stanley thậm chí có thể kiểm soát dòng tiền trong một nền kinh tế.

Định chế tài chính là gì?

Các loại định chế tài chính phổ biến nhất bao gồm

  • Ngân hàng trung ương
  • Ngân hàng thương mại,
  • Ngân hàng đầu tư,
  • Công ty môi giới,
  • Công ty bảo hiểm,
  • Quỹ quản lý tài sản,
  • Quỹ tín dụng
  • Và các công ty tài chính.

Vai trò của các định chế tài chính là gì?

  • Các tổ chức tài chính được tạo ra để kiểm soát nguồn cung tiền trên thị trường và bảo vệ người tiêu dùng.

  • Nhiều định chế tài chính hoạt động như những trung gian giữa thị trường vốn và thị trường nợ. Những dịch vụ cung cấp bởi một định chế thường phụ thuộc vào loại hình của nó.

  • Định chế tài chính cũng chịu trách nhiệm chuyển quỹ từ nhà đầu tư đến doanh nghiệp. Thông thường, đây là những chủ thể kiểm soát dòng tiền trong nền kinh tế.

>> Tham gia Khoá học đầu tư Vàng-Forex Miễn Phí

Các loại hình định chế tài chính phổ biến:

Ngân hàng Trung ương

Ngân hàng Trung ương là cơ quan tài chính quan trọng nhất của 1 quốc gia, chịu trách nhiệm giám sát, điều tiết, và quản lý các ngân hàng khác của quốc gia đó. Ví dụ, FED – Cục dữ trữ liên bang chính là Ngân hàng Trung ương của Mỹ, thực hiện chính sách tiền tệ và quản lý các tổ chức tài chính khác của quốc gia này.   

Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại  là một tổ chức tài chính cung cấp một loạt các dịch vụ như cho vay thế chấp, cho vay tự động và kinh doanh, và chấp nhận các khoản tiền gửi. Ngân hàng thương mại cũng làm việc với các sản phẩm đầu tư cơ bản như tài khoản tiết kiếm và chứng chỉ tiền gửi.

Vietcombank – Ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam

Ngân hàng thương mại truyền thống thường đi kèm với các phương tiện như két an toàn, nhân viên ngân hàng, máy ATM và các kho chứa tiền. Tuy nhiên, một vài ngân hàng thương mại không có những phương tiện này, mà  khách hàng được yêu cầu thực hiện tất cả giao dịch qua Internet hoặc qua điện thoại.

Liên hiệp tín dụng (Credit Unions)

Liên hiệp tín dụng, hay Credit Unions là tổ chức hợp tác thuộc sở hữu của các thành viên và không vì mục tiêu lợi nhuận. Không giống các ngân hàng và tổ chức tài chính khác, các liên hiệp tín dụng được thiết lập và điều hành bởi các thành viên. Trong một liên hiệp tín dụng, lợi nhuận được chia sẻ giữa các thành viên.

Liên hiệp tín dụng phổ biến

Không có một tiêu chuẩn xác định cho một liên hiệp tín dụng. Nó có thể bao gồm một tổ chức với một vài thành viên hoặc một tổ chức lớn với hàng ngàn người.

Trong một liên hiệp tín dụng, các thành viên đổ tiền vào quỹ chung để cung cấp cho nhau các khoản vay. Sau đó, lợi nhuận thu được sẽ được sử dụng để tài trợ cho các dự án và dịch vụ vì lợi ích chung của cả cộng đồng.

Tại Mỹ, sự bãi bỏ quy định trong ngành ngân hàng những năm 1970, các liên hiệp tín dụng cung cấp nhiều hoạt động như ngân hàng thương mại, gồm online banking, tài khoản cổ phần (tài khoản tiết kiệm), tài khoản hối phiếu (tài khoản giao dịch), thẻ tín dụng và chứng chỉ cổ phần kì hạn (chứng chỉ tiền gửi).

Công ty môi giới 

Công ty môi giới chịu trách nhiệm tạo điều kiện cho việc mua và bán các tài sản tài chính giữa người mua và người bán. Một khi giao dịch hoàn tất thành công, người môi giới sẽ nhận được một khoản hoa hồng. Các công ty môi giới với dịch vụ đầy đủ sẽ cung cấp dịch vụ như lập kế hoạch đầu tư, tư vấn thuế và các hoạt động tư vấn khác.

Hiện nay, nhiều công ty môi giới hoạt động online, khác hàng thực thiện giao dịch thông qua các hệ thống trên máy tính và được tính ít phí hơn so với các công ty môi giới truyền thống.

Công ty quản lý tài sản (Asset Management Firm)

Công ty quản lý tài sản thu lợi nhuận bằng cách cung cấp cho nhà đầu tư nhiều lựa chọn hơn so với việc tự đầu tư, nhờ các nguồn lực lớn. Công ty sẽ đầu tư các quỹ của khách hàng vào chứng khoán và tài sản phù hợp với mục tiêu rủi ro và lợi nhuận đã thống nhất.

Các công ty này quản lý quỹ đầu cơ, quỹ tương hỗ – mutual fund và kế hoạch hưu trí. Họ tính phí dịch vụ hoặc hoa hồng và có thể tính một khoản chi phí hoặc một phần trăm cố định trong tổng tài sản đang quản lý.

Công ty bảo hiểm

Công ty bảo hiểm kí kết hợp đồng và cung cấp cho chủ thể hoặc cá nhân sự bảo vệ tài chính hoặc hoàn trả lại những mất mát về tài chính có thể xảy ra. Công ty bảo hiểm là công cụ bảo vệ những mất mát tài chính, cả lớn và nhỏ, gây ra bởi những thiệt hại đối với người được bảo hiểm hoặc tài sản của người đó.

Định chế tài chính là gì?

Công ty bảo hiểm

Có rất nhiều loại hình bảo hiểm khác nhau; tuy nhiên, quan trọng nhất là bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm nhà và bảo hiểm xe.

Công ty bảo hiểm hoạt động như thế nào với tư cách một định chế tài chính? Các dịch vụ được cung cấp bao gồm: Dịch vụ bảo hiểm, Chứng khoán, Mua hoặc bán dịch vụ bất động sản, Thế chấp, Cho vay, Thẻ tín dụng và Viết séc.

Công ty tài chính

Công ty tài chính được định nghĩa là một tổ chức cung cấp các khoản vay cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Công ty tài chính tương tự như ngân hàng vì nó hoạt động như một chủ thể cho vay bằng cách tăng tín dụng.

Tuy nhiên, một điểm khác với ngân hàng chính là công ty tài chính không nhận tiền gửi. Thực tế, công ty tài chính lấy quỹ từ ngân hàng và những nguồn khác. Vai trò của công ty tài chính là tăng tín dụng cho công ty với mục đích thương mại và cho cá nhân để thực hiện việc mua hàng. Nó cũng cung cấp tài chính cho việc bán hàng trả góp.

Hiệp hội nhà ở

Hiệp hội nhà ở được định nghĩa là một tổ chức tài chính cung cấp các hoạt động ngân hàng và dịch vụ tài chính khác cho các thành viên. Hiệp hội nhà ở thuộc sở hữu của các thành viên như một tổ chức tương hỗ.

Dịch vụ cung cấp bởi Hiệp hội nhà ở bao gồm thế chấp và tài khoản yêu cầu tiền gửi. Họ thường được hỗ trợ bởi các công ty bảo hiểm.

Thuật ngữ “Hiệp hội nhà ở” bắt nguồn từ thế kỉ 19 tại nước Anh. Tổ chức này được giới thiệu từ một nhóm những người cùng muốn đầu tư tiền tiết kiệm vào bất động sản nhà ở. Mặc dù chủ yếu được tìm thấy ở nước Anh, các Hiệp hội nhà ở cũng có mặt ở nhiều nước khác như Úc, Ireland và Jamaica.

Phần 2 – Quỹ tương hỗ – Mutual Fund

Quỹ tương hỗ là gì?

Định chế tài chính là gì? Quỹ tương hỗ là gì?

Quỹ tương hỗ hay Mutual Fund là một loại phương tiện tài chính thuộc nhóm các công ty quản lý tài sản. Quỹ tương hỗ được tạo thành từ nguồn tiền của các nhà đầu tư tham gia để đầu tư vào các tài sản tài chính sinh lợi như cổ phiếu, trái phiếu, vàng, forex và các tài sản khác.

>> Tham gia Khoá học đầu tư Vàng-Forex Miễn Phí

Những điều cần biết về quỹ tương hỗ

Các quỹ tương hỗ được điều hành bởi các nhà quản lý vốn chuyên nghiệp, những người phân bổ tài sản của quỹ và cố gắng tạo ra lợi nhuận hoặc thu nhập cho các nhà đầu tư của quỹ. Danh mục đầu tư của một quỹ tương hỗ được cấu trúc và duy trì để phù hợp với các mục tiêu đầu tư được nêu trong bản cáo bạch.

Bởi vì quỹ tương hỗ mang tính tập thể, mọi cổ đông hoặc nhà đầu tư đều được hưởng lợi nhuận và thua lỗ một phần bằng nhau – và chi phí của quỹ tương hỗ được chia sẻ theo tỷ lệ chi phí. Bởi vì các quỹ được đa dạng hóa đầu tư giữa cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác, nên chúng thường có rủi ro thấp hơn so với cổ phiếu hoặc trái phiếu riêng lẻ.

Thực tế, đầu tư vào các quỹ tương hỗ là không khác gì các khoản đầu tư giống như mua cổ phiếu trong các công ty, với những yêu cầu đối với tài sản của quỹ tương tự (lợi nhuận từ các khoản đầu tư mà quỹ tương hỗ tạo ra). Vì vậy, giá trị của quỹ tương hỗ phụ thuộc vào giá trị của danh mục đầu tư.

Giá 1 cổ phần của một quỹ tương hỗ (the price per share of a mutual fund) thường được mua theo giá trị tài sản ròng hiện tại của quỹ (NAV– net asset value), hoặc đôi khi là giá trị tài sản ròng hiện tại trên mỗi cổ phần (NAVPS– net asset value per share). 

Định chế tài chính là gì? Quỹ tương hỗ làm gì?

Khi bạn đầu tư vào một quỹ tương hỗ, một nhà quản lý quỹ sẽ lấy các khoản quỹ chung (tiền đầu tư trừ đi các chi phí quản lý 1 lần có liên quan) đóng góp vào quỹ đầu tư và tiến hành đầu tư vào các chứng khoán khác nhau, chẳng hạn như cổ phiếu và trái phiếu.

Lãnh đạo của quỹ tương hỗ là ban giám đốc và thường là đồng chủ sở hữu một phần của quỹ đó. Ban giám đốc sẽ thuê các nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp để đầu tư và quản lý các khoản đầu tư. Các nhà quản lý quỹ đôi khi sẽ thuê các nhà phân tích để giúp họ đưa ra quyết định đầu tư.

Hầu hết các quỹ sẽ kết toán và tính toán giá trị tài sản ròng của quỹ mỗi ngày, điều này sẽ quyết định giá cổ phiếu của quỹ. Hầu hết các quỹ cũng có nhân sự về quy định và tuân thủ luôn cập nhật các quy định.

Các loại quỹ tương hỗ khác nhau

Như đã đề cập trước đó, có nhiều loại quỹ với các mục tiêu khác nhau. Bốn loại quỹ cơ bản (về mặt cấu trúc) là quỹ mở, quỹ đóng, quỹ tính phí phát hành và quỹ không tính phí phát hành.

Quỹ mở

Hầu hết các quỹ tương hỗ là các quỹ mở được thành lập vô thời hạn, có nghĩa là có thể tiếp tục phát hành thêm cổ phiếu và không có một số lượng cố định. Vì vậy, cổ phiếu quỹ được mua và bán theo yêu cầu theo NAV.

Vậy, quỹ mở là quỹ mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng phải được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư. Với các quỹ mở, quỹ có thể tiếp tục phát hành cổ phiếu dựa trên NAV, hoặc mua lại cổ phiếu khi nhà đầu tư quyết định bán.

Quỹ đóng

Một quỹ đóng có một số lượng cổ phiếu cố định, được phát hành 1 lần duy nhất và được giao dịch giữa các nhà đầu tư, giống như cổ phiếu. Và, giống như chứng khoán, chúng được giao dịch trên một sàn giao dịch và giá thay đổi theo cung và cầu. Quỹ không thực hiện mua lại chứng chỉ đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại.

Các quỹ tương hỗ này phát hành cổ phiếu của họ thông qua một đợt chào bán công khai ban đầu, hoặc IPO, và giao dịch trên thị trường mở, giống như một công ty.

Bởi vì cổ phiếu của quỹ này chịu áp lực của cung và cầu, các quỹ tương hỗ đóng thường có giá thấp hơn NAV của chúng. Vì vậy, ưu điểm chính của các quỹ đóng là họ thường cung cấp phần bù (premium) lớn  (đôi khi lên tới 50% premium).

Quỹ tính phí phát hành hằng năm

Một số quỹ tương hỗ được coi là quỹ tính phí phát hành (Load fund) – có nghĩa là nhà đầu tư phải trả một khoản hoa hồng bên cạnh NAV trên cổ phiếu của quỹ khi họ đầu tư.

Quỹ không tính phí phát hành hằng năm

Quỹ tương hỗ không tính phí phát hành hàng năm (Non-load fund) không tính phí hoa hồng cho nhà đầu tư. Vì lý do này, các quỹ không tải thường mang lại lợi nhuận cao hơn cho các nhà đầu tư vì không có nhiều khoản phí liên quan đến đầu tư.

Ưu và nhược điểm của các quỹ tương hỗ

Ưu điểm

Có lẽ ưu điểm lớn nhất của các quỹ tương hỗ là tiền được quản lý bởi một người khác không phải nhà đầu tư cá nhân – đặt các quyết định khó khăn trong tay một chuyên gia. Bởi vì quản lý quỹ là công việc duy nhất của họ, người quản lý quỹ có thể dành nhiều thời gian và chuyên môn hơn để phân bổ tiền của bạn một cách khôn ngoan hơn mỗi cá nhân.

Khi nhà đầu tư mua vào quỹ tương hỗ, tiền của họ được người quản lý quỹ sử dụng để đầu tư vào các chứng khoán khác nhau với các mục tiêu nhất định về rủi ro và lợi nhuận – như tăng trưởng dài hạn hoặc thu nhập cố định. Một số quỹ có thể rủi ro hơn các quỹ khác, nhưng nói chung, cấu trúc của một quỹ tương hỗ giữ rủi ro ở mức tương đối thấp.

Ngoài ra, vì các quỹ tương hỗ thường cung cấp các danh mục đầu tư đa dạng với tiền của một tập thể, rủi ro cá nhân cho mỗi nhà đầu tư được giảm xuống, khiến các quỹ tương hỗ có rủi ro khá thấp, có lợi nhuận kỳ vọng cao.

Nhược điểm

Tuy nhiên, các quỹ tương hỗ cũng đi kèm với phí – dưới dạng phí hoạt động hàng năm và phí cổ đông. Phí hoạt động hàng năm thường là 1% -3% số tiền quản lý hằng năm, trong khi phí cổ đông giống như hoa hồng được trả bởi các cổ đông khi họ mua hoặc bán cổ phiếu quỹ.

Ngoài ra, một điều rõ ràng đối với các quỹ tương hỗ là nhà đầu tư các nhân không kiểm soát được cổ phiếu nào đang đầu tư vào – và, đối với nhà đầu tư hiểu biết hoặc nhà đầu tư năng động, điều này có thể gây ra một số thất vọng, đặc biệt là nếu quỹ của họ bắt đầu thua lỗ.

Cách đầu tư vào một quỹ tương hỗ

Điều quan trọng nhất trước khi bạn đầu tư vào một quỹ tương hỗ là phải biết mục tiêu cá nhân của bản thân mình. Mức độ rủi ro nào bạn cảm thấy thoải mái? Bạn đã nghiên cứu hiệu suất đầu tư quá khứ của quỹ tương hỗ? Những loại phí bạn sẵn sàng chi trả?

Thông thường, các quỹ là quỹ đầu tư (đầu tư vào cổ phiếu), quỹ thu nhập cố định (đầu tư vào trái phiếu) hoặc quỹ đầu tư vào thị trường tiền tệ 

Một trong những yếu tố chính bạn sẽ phải xem xét là ngưỡng tối thiểu để đầu tư vào quỹ tương hỗ – các quỹ khác nhau có mức tối thiểu đầu tư khác nhau.

Để đầu tư, bạn thường có thể mua vào cổ phiếu quỹ tương hỗ thông qua một quỹ tương hỗ, ngân hàng hoặc công ty môi giới (tương tự như cổ phiếu). Ngoài ra, bạn sẽ cần phải quyết định xem bạn muốn đầu tư vào một quỹ có tính phí hay không. Nhưng bất kể bạn đầu tư vào quỹ có tính phí hay không, bạn vẫn sẽ phải trả một số khoản phí vận hành nhất định, vì vậy hãy đảm bảo yếu tố đó khi quyết định.

Tuy nhiên, vẫn có một số chi phí cần tính đến – cụ thể là phí giao dịch được tích lũy khi đầu tư vào quỹ tương hỗ, phí phạt sớm nếu bạn muốn bán một quỹ trong 60 đến 90 ngày đầu tiên và tỷ lệ chi phí (từ quỹ) một tỷ lệ đầu tư của bạn.

Bạn có thể kiếm tiền từ quỹ tương hỗ của mình bằng cách bán khoản đầu tư với giá cao hơn hoặc thông qua các kênh phân phối lợi nhuận như cổ tức hoặc tiền lãi có thể được trả trong suốt khoản đầu tư của bạn. Tuy nhiên, hầu hết các quỹ tương hỗ sẽ tái đầu tư cổ tức cho bạn trừ khi bạn có chỉ định khác.

Trong trường hợp, bạn muốn thử sức đầu tư vào lĩnh vực vàng hay forex, chúng tôi luôn có rất nhiều nguồn kiến thức miễn phí:

Tổng hợp bởi VnRebates
Theo Finance – Map Of World  

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.