VNREBATES

Giao dịch kim loại cơ bản – mảng giao dịch tiềm năng trên thị trường hàng hoá

28.04.2022, 11:24 17 phút đọc

Giao dịch kim loại cơ bản là một trong những nhóm hàng trong giao dịch hàng hoá, chính vì vậy khi giao dịch kim loại cơ bản thì các yếu tố tác động đến giá của hàng hoá nói chung cũng sẽ ảnh hưởng đến giá cả của kim loại cơ bản.

Trong lĩnh vực giao dịch hàng hóa thì mảng kim loại không chỉ có kim loại quý mà anh em trader còn có thể giao dịch kim loại cơ bản với các mặt hàng như Đồng, Nhôm, Niken,… Vậy thị trường kim loại cơ bản này có những đặc điểm gì? Những yếu tố nào tác động đến giá khi giao dịch kim loại cơ bản? Broker nào hiện nay cho phép và hỗ trợ anh em giao dịch kim loại cơ bản?

Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết này của VnRebates, anh em hãy cùng tìm hiểu nhé!

#Kiến_thức_phục_vụ_NGHỀ Trading

1. Tổng quan về kim loại cơ bản

Kim loại cơ bản là những kim loại thông thường bị xỉn màu, oxy hóa hoặc ăn mòn tương đối nhanh khi tiếp xúc với không khí hoặc độ ẩm. Các đặc tính này tương phản với kim loại quý. Kim loại cơ bản được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng thương mại và công nghiệp, chẳng hạn như xây dựng và sản xuất. Ví dụ về kim loại cơ bản bao gồm đồng, niken, nhôm, thiếc…

giao dịch kim loại cơ bản

Các kim loại cơ bản phổ biến tạo nên thép khi được phối trộn với sắt

Kim loại cơ bản không bao gồm kim loại và hợp kim chứa nguyên tố sắt. Nó thường phong phú hơn trong tự nhiên và đôi khi dễ khai thác hơn, vì vậy giá của chúng thường thấp hơn các kim loại quý. Một số hợp đồng tương lai của kim loại cơ bản giao dịch trên thị trường hàng hóa và cũng có các quỹ ETF dành cho các nhà đầu tư theo dõi kim loại cơ bản.

Xem thêm: ETF là gì ? Cơ hội và rủi ro từ đầu tư ETF và top 10 quỹ ETF tốt nhất năm 2020

Kim loại cơ đôi khi được dùng để đánh giá sức khỏe của nền công nghiệp do chúng liên hệ trực tiếp đến sự phát triển công nghiệp vĩ mô. Ví dụ như đồng được mệnh danh là “metal with a Ph.D. in economics” vì biến động giá đồng có thể cung cấp thông tin về sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu, do nó được sử dụng rộng rãi trong xây dựng.

Giá khi giao dịch kim loại cơ bản cũng thường biến động hơn vì chúng được sử dụng rộng rãi cho các mục đích công nghiệp. Khi nhu cầu công nghiệp cạn kiệt, giá của kim loại cơ bản có thể giảm mạnh. Các sàn cung cấp giao dịch kim loại cơ bản bao gồm: Sàn giao dịch kim loại London (LME). Tại Hoa Kỳ, Chicago Mercantile Exchange (CME) cũng cung cấp hợp đồng tương lai kim loại cơ bản.

2. Top những kim loại cơ bản được giao dịch phổ biến

2.1. Đồng

Quặng đồng được tìm thấy trong vỏ trái đất và được khai thác từ các hố lộ thiên hoặc dưới lòng đất. Hầu hết quặng đồng trên thế giới có nguồn gốc từ Chile (khoảng 30%). Mỏ đồng Escondida ở miền bắc Chile là mỏ đồng lớn nhất thế giới về trữ lượng. Trong năm 2012, nó có 32 triệu tấn đồng dự trữ.

Các nhà kinh tế đôi khi sử dụng giá đồng như một chỉ số hàng đầu của tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nếu nhu cầu về đồng ngày càng tăng và giá cả tăng, thì nền kinh tế toàn cầu có thể đang được cải thiện. Ngược lại, giá đồng giảm có thể đưa ra cảnh báo rằng hoạt động kinh tế đang chậm lại trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, chẳng hạn như xây dựng nhà cửa.

giao dịch kim loại cơ bản

Nguồn cung đồng tăng liên tục để đáp ứng nhu cầu công nghiệp

Nguồn cung đồng đã tăng trong 10 năm qua để đáp ứng với quá trình công nghiệp hóa của Trung Quốc trong “siêu chu kỳ” hàng hóa. Để đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc, nguồn cung trên thế giới từ các mỏ đồng đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 1994-2014. Hiệu suất giá của đồng có mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động của nền kinh tế Trung Quốc.

Các yếu tố khác tác động tích cực đến nhu cầu đồng là đồng được chính phủ hỗ trợ, cơ sở hạ tầng năng lượng, các chương trình trợ cấp thiết bị gia dụng và quảng bá xe điện. Sự gia tăng dân số làm tăng nhu cầu của đồng để phục vụ cho xây dựng các tòa nhà, thiết bị gia dụng và điện tử tiêu dùng.

Mã tra cứu dữ liệu giá trên các nền tảng giao dịch của đồng là: COPPER, HG

2.2. Nhôm

Trung Quốc là nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới, chiếm 54% trong tổng sản lượng 58 triệu tấn của thế giới vào năm 2016, dựa trên dữ liệu của Viện Nhôm Quốc tế.

giao dịch kim loại cơ bản

Tỉ trọng Nhôm của các quốc gia và khu vực

Việc sản xuất nhôm đòi hỏi một lượng điện rất lớn. Chi phí sản xuất ở Trung Quốc vào khoảng $ 1550 / tấn và vào đầu năm 2016, thời kì này 35% nhà sản xuất làm ăn thua lỗ vì thâm hụt vào chi phí năng lượng vận hành các lò luyện nhôm.

Hiện nay tại Mỹ, việc thay thế nhôm bằng thép trong sản xuất xe hơi, chẳng hạn như mẫu F-150 của Ford, sẽ có tác động tích cực đến nhu cầu. Nhưng song song đó khi mức tiêu thụ đồ uống có ga giảm, thì nhu cầu về nhôm tấm (sản xuất lon) giảm gây áp lực lên giá nhôm trên thị trường.

ALLUMINIUM là mã tra cứu dữ liệu giá của nhôm trên các công cụ giao dịch tài chính và hàng hóa.

2.3. Niken

Niken là nguyên tố phổ biến thứ năm trên Trái đất, sau sắt. Tùy thuộc vào loại quặng được tìm thấy, niken được khai thác trong các hố lộ thiên hoặc sử dụng các kỹ thuật dưới lòng đất. Các đặc tính mong muốn của nó khiến nó trở nên lý tưởng để tạo hợp kim vì nó bổ sung khả năng chống ăn mòn, độ cứng, độ bền ở nhiệt độ cao và thấp cũng như các đặc tính từ và điện tử.

Khả năng chịu nhiệt cao, giảm thiểu sự ăn mòn, đồng nghĩa với việc các sản phẩm chứa niken có tuổi thọ cao hơn nhiều mà không cần thay thế nên có thể được sử dụng trong các môi trường khắc nghiệt như trong động cơ phản lực, lắp đặt ngoài khơi và các cơ sở sản xuất điện.

Hiện tại, Úc có trữ lượng niken lớn nhất, tiếp theo là New Caledonia. Các trữ lượng niken đáng kể khác nằm ở Brazil, Nga, Cuba, Indonesia, Nam Phi, Canada và Trung Quốc. Tuy nhiên, các quốc gia sản xuất nhiều niken nhất theo thứ tự giảm dần lại là Philippines, Nga, Canada, Australia, New Caledonia, Indonesia, Brazil, Trung Quốc, Guatemala và Cuba.

Trong giao dịch kim loại cơ bản thì Châu Á chiếm khoảng 70% tổng nhu cầu niken thế giới, trong đó riêng Trung Quốc chiếm khoảng 52% nhu cầu niken toàn cầu.  Trên thị trường tài chính, niken có thể được giao dịch trong các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn và là danh mục yêu thích của các trader khi giao dịch kim loại cơ bản với mã giao dịch: NICKEL hoặc NL.

3. Ưu và nhược điểm của giao dịch kim loại cơ bản so với các loại tài sản khác

Các đặc điểm của giao dịch kim loại cơ bản so với các loại tài sản khác như chứng khán hay tiền tệ được trình bày theo bảng dưới đây:

Tiêu chí  Chứng khoán  Giao dịch kim loại cơ bản Forex
Môi trường đầu tư   Linh hoạt lựa chọn trường phái đầu tư thích hợp: tùy vào mục tiêu đầu tư và khả năng chấp nhận rủi ro mà Nhà đầu tư có thể tự do lựa chọn trường phái đầu tư. Là hình thức phái sinh tiếp cận tới mọi đối tượng mong muốn giao dịch: những Nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro, Nhà đầu cơ và nhà kinh doanh chênh lệch giá. Forex tiếp cận đến nhà đầu tư và nhà kinh doanh chênh lệch giá của các loại tiền trên thế giới.
Tính thanh khoản Tính thanh khoản trung bình vì trong chứng khoán một giao dịch chỉ được thực hiện trong trường hợp người mua muốn mua và người bán muốn bán một lượng cổ phiếu nào đó. Một giao dịch lần lượt trải qua hai quá trình riêng rẽ là mua và bán, có nghĩa là bạn phải mua vào rồi sau đó mới có thể bán ra. Giao dịch kim loại cơ bản là giao dịch với các Sở giao dich trên thế giới nên tính thanh khoản cao. Luôn có một lượng người mua và người bán trên thị trường. Do đó, tính thanh khoản khá cao. Giao dịch được xử lý 24 giờ một ngày.
Mức ký quỹ Mức ký quỹ thấp theo tỉ lệ 1:3 (tức là nếu có 100 triệu anh em sẽ chỉ quản lý được 300 triệu) Mức ký quỹ cao (hợp đồng hàng hoá ví dụ c mức ký quỹ 1/10 tối đa 1:30 ở MXV hoặc lớn hơn ở các broker hiện nay Mức ký quỹ 1% giá trị giao dịch.
***Yêu cầu ký quỹ bổ sung: Cơ chế thanh toán hợp đồng tương lai là thanh toán hàng ngày, các khoản lãi, lỗ phát sinh từ Hợp đồng tương lai được hiện thực hóa hàng ngày và phản ánh ngay trên tài khoản ký quỹ. Nhà đầu tư phải thực hiện ký quỹ bổ sung ngay khi số tiền trên tài khoản ký quỹ của Nhà đầu tư xuống bằng hoặc thấp hơn mức ký quỹ duy trì.
Độ rủi ro  Giá chứng khoán biến động chậm nên giao dịch ít rủi ro. Mức độ biến động tương đối phù hợp với những anh em phân tích kỹ thuật tốt. Gia tăng lợi nhuận từ việc xác định trước chi phí cố định, rủi ro ở mức xác định trước. Forex có độ biến động cao, các yếu tố tác động đa dạng và phức tạp.
Phí giao dịch  Phí margin qua đêm khá cao dao động 0.35-0.45% Thị trường phái sinh hàng hóa chỉ trả 0.07-0.14% giá trị hợp đồng. Ngoài ra, không thu thêm bất kỳ loại chi phí nào khác (không phí qua đêm, không lãi vay) đối với giao dịch tại MXV

Còn đối với các broker thì sẽ có phí swap, spread và hoa hồng tuỳ thuộc vào chính sách broker nhưng nói chung là phù hợp.

Hoa hồng môi giới thấp, chi phí xử lý giao dịch chính là khoảng chênh lệch giữa giá chào mua và giá chào bán.
Tính đòn bẩy  Sử dụng đòn bẩy tài chính không quá cao giúp hạn chế rủi ro thua lỗ trong trường hợp cổ phiếu giảm giá. Sử dụng đòn bẩy tài chính lớn. Lợi thế đòn bẩy là một đặc điểm khác của Phái sinh so với Chứng khoán. Khi tham gia giao dịch, Anh em chỉ phải bỏ ra 1/10(ký quỹ) giá trị của Hợp đồng. Một trong những lợi ích của giao dịch Forex là khả năng tạo ra lợi nhuận tiềm năng lớn với ít tiền đầu tư. Đòn bẩy đơn giản hóa việc tham gia vào thị trường Forex.
Tính minh bạch  Báo cáo tài chính đôi lúc không được minh bạch tùy uy tín và quy mô từng công ty. Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam liên thông với các Sở giao dịch hàng hóa thế giới nên thông tin về giá cả hàng hóa được công khai minh bạch rõ ràng, cập nhật biến động nhanh chóng.
MXV đăng ký danh sách Legal Entity Identifier (LEI) do The Financial Stability Board (FSB) áp dụng cho tất cả giao dịch tài chính với các đối tác ở châu Âu.Các Broker hiện nay chịu sự quản lý của các cơn quan quản lý nước ngoài như FCA, FSA, NFA,…
Anh em nên chọn các sàn Forex có giấy phép của NFA (Mỹ), FCA (Anh), ASIC (Úc)… để được quản lý và bảo vệ.

Qua các so sánh trên, anh em có thể thấy rằng giao dịch kim loại cơ bản có khả năng dung hoà các ưu và nhược điểm giữa đầu tư chứng khoán và giao dịch forex. Chính vì vậy danh mục kim loại cơ bản là một trong những nhóm công cụ tài chính đáng để anh em cân nhắc.

#Thực_chiến_NGHỀ_Trading

4. Các yếu tố và dữ liệu cần quan tâm khi giao dịch kim loại cơ bản

4.1. Cung cầu  

Các yếu tố cung cầu luôn là yếu tố dẫn dắt giá của hàng hoá trên thị trường và giao dịch kim loại cơ bản cũng không nằm ngoài điều này . Sự chênh lệch về cung cầu (mua-bán) khiến cho giá cả hàng hóa thay đổi:  Cung ít, cầu nhiều thì giá tăng. Ngược lại, cung nhiều, cầu ít thì giá giảm. Cách mà yếu tố cung cầu tác động đến giao dịch kim loại cơ bản tương tự như các yếu tố cung cầu tác động lên giá dầu thô.

Xem thêm: Cung cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến giá dầu

Ví dụ: Chốt phiên giao dịch ngày 05/10/2022, giá nhôm giao sau 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng nhẹ 0,1% đạt 2.911 USD/tấn. Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 4/10, giá nhôm giao sau 3 tháng trên sàn LME đã có lúc tăng 2,1% lên mức 2.917 USD/tấn, tiệm cận mức giá cao kỷ lục 13 năm vốn được thiết lập hồi giữa tháng 9 vừa qua. Tình trạng thiếu điện nghiêm trọng tại Trung Quốc đang khiến giới đầu tư lo ngại do sự sụt giảm cả nguồn cung dẫn đến biến động làm gia tăng giá nhôm.

4.2. Giá trị đồng USD

Giao dịch kim loại cơ bản cũng bị tác động bởi đồng sức mạnh đồng USD (với vai trò đồng tiền thanh toán của thế giới). Thông thường, giá các kim loại cơ bản có xu hướng ngược chiều với giá của USD hay DXY. Khi giá trị đồng USD suy yếu, giá kim loại cơ bản sẽ có xu hướng tăng. Và khi giá trị đồng USD mạnh lên, giá kim loại quý lại có thiên hướng quay đầu giảm.

Sức mạnh đồng USD không phải là yếu tố quyết định lên toàn bộ giá khi giao dịch kim loại cơ bản mà còn rất nhiều yếu tố khác nữa chi phối đến giá. Kể cả các yếu tố căn bản đề cập ở đây.

4.3. Ảnh hưởng của giá Dầu

Giá dầu thường là một phần trong cơ chế ác tác tăng giá hay giảm giá khi giao dịch kim loại cơ bản. Điều này có thể được giải thích bằng việc giá dầu tác động trực tiếp đến giá vận chuyển, các kim loại cơ bản khi khai thác thì đều gánh chịu thêm chi phí vận chuyển từ các mỏ về các bãi tập trung và đến tay khách hàng cũng như dầu là chất đốt trong các lò luyện kim bán hiện đại ở các nước đang phát triển.

Ví dụ: 16/02/2022, giá dầu tăng hơn 1% do các nhà đầu tư xem xét những tuyên bố mâu thuẫn về khả năng một số quân lính Nga rút khỏi Ukraina. dẫn đến giá giao dịch kim loại cơ bản tăng lêm, cụ thể đồng LME tăng 0,3% lên 10.002 USD/tấn, nicken tăng 0,6% lên 23.425 USD/tấn, chì tăng 1,6% lên 2.344,5 USD/tấn, kẽm tăng 0,3% lên 3.493 USD/tấn và thiếc tăng 0,5% lên 43.615 USD/tấn.

4.4. Sự lạm phát của đồng tiền

Khi lạm phát tăng thì giá trị tiền suy yếu dẫn đén giá các mặt hàng gai tăng và kim loại cơ bản không nằm ngoài điều này, lạm phát giảm thì giá trị tiền mạnh lên, kim loại cơ bản có thiên hướng giảm giá.

Xem thêm: Lạm phát là gì? Nhà đầu tư nên rót tiền vào đâu trong thời kỳ lạm phát?

Ví dụ: ngày 02/03/2022, giá nhôm đã tăng lên mức 3,552 USD/tấn trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong tình hình lạm phát Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 2 tăng lên mức cao kỷ lục 5,8%.

4.5. Tình hình kinh tế và chính trị

Bất ổn chính trị làm gia tăng sự thu hẹp nguồn cung nếu bất ổn đó xảy ra tại các nước khai thác chủ lực về mặt hàng kim loại cơ bản.

Ví dụ: Ngay sau khi cuộc đảo chính nổ ra ở Guinea, trong phiên giao dịch ngày 06/09/2022, giá nhôm đã tăng vọt lên mức cao nhất của hơn một thập kỷ, với giá nhôm kỳ hạn tháng 10 trên sàn Thượng Hải có lúc tăng 3,4% lên hơn 3.406,64 USD/tấn – mức cao kỷ lục kể từ năm 2006. Trên sàn giao dịch kim loại London (LME), giá kim loại này cũng đột ngột tăng, với giá nhôm kỳ hạn giao sau ba tháng cộng thêm 1,8% và chạm ngưỡng 2.775,50 USD/tấn – mức cao chưa từng có kể từ tháng 5/2011.

5. Broker nào hỗ trợ giao dịch kim loại cơ bản?

Sau khi đã nắm bắt được các đặc điểm về kim loại cơ bản, sự so sánh giữa giao dịch kim loại cơ bản và các tài sản khác như chứng khoán, tiền tệ, các yếu tố cơ bản tác động đến giá kim loại cơ bản thì anh em chắc hẳn sẽ đặt ra câu hỏi “vậy ngoài MXV, thì có broker nào hiện nay đang cho phép và hỗ trợ giao dịch kim loại cơ bản?”

Câu trả lời là hiện nay có nhiều broker đang cho phép trader giao dịch kim loại cơ bản và trong phạm vi bài viết này mình sẽ giới thiệu đến anh em các broker uy tín, hiện có liên kết với VnRebates cho phép giao dịch kim loại cơ bản:

  • XTB: broker này cho phép anh em giao dịch với hàng hoá và đặc biệt là kim loại cơ bản với: Nhôm, đồng
  • OANDA: broker gạo cội đến từ Mỹ cho phép anh em giao dịch với sản phẩm đồng
  • XM: broker XM với các chương trình khuyên mãi hấp dẫn cho các trader và hỗ trợ giao dịch kim loại đồng

Anh em có thể mở tài khoản tại các broker này, sau đó giao dịch kim loại cơ bản bằng cách đặt lệnh mua hoặc bán tương tự như giao dịch các cặp tiền tệ, với các mã tương ứng cho mỗi kim loại mà chúng ta đã biết ở trên.

6. Kết luận

Bên cạnh kim loại quý trong nhóm hàng kim loại thì giao dịch kim loại cơ bản cũng là một kênh giao dịch hấp dẫn anh em với các yếu tố về thanh khoản, biến động giá và cơ hội tìm kiếm lợi nhuận không hề kém cạnh so với kim loại quý. Đặc biệt các kim loại cơ bản là kim loại sử dụng cho mục đích công nghiệp nên những biến động giá sẽ mang tính khách quan hơn, giúp anh em tránh khỏi các biến động khó lường.

Hiện nay có nhiều broker hỗ trợ anh em giao dịch kim loại cơ bản, anh em nên chon lựa những broker  uy tín và có chính sách tốt nhất cho anh em để tham gia giao dịch.

Cuối cùng, chúc anh em thành công trên thị trường hàng hoá!

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.