VNREBATES

Overtrading là gì? Cách hạn chế Overtrading hiệu quả nhất.

01.12.2021, 12:09 16 phút đọc

Overtrading làm anh em phải đánh đổi công sức, tiền bạc và cơ hội đầu tư tốt của mình, thậm chí gây ra các khoản lỗ cho anh em. Một Trader chuyên nghiệp, họ không bao giờ overtrading mà luôn có phương thức, chiến lược giao dịch khoa học. Vậy overtrading là gì và tại sao nó lại nguy hiểm như vậy?

Đã là một Trader chắc hẳn các anh em ít nhiều đã quen với việc mua bán trao đổi, giao dịch tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường. Tuy nhiên, không phải việc mua bán thường xuyên lúc nào cũng tốt. Đặc biệt với các Trader mới vào thị trường, họ có xu hướng ngồi nhìn bảng điện liên tục, dồn lệnh, mua bán quá nhiều và đôi khi nhìn lại tài khoản của mình lãi chẳng bao nhiêu vì bị bào mòn bởi đủ loại phí (phí giao dịch, phí swap, phí qua đêm,…).

Với một Trader chuyên nghiệp, họ rất hạn chế trading quá nhiều vì tiềm ẩn sau đó là rất nhiều rủi ro. Vậy thực chất Overtrading là gì? Liệu anh em có đang Overtrading hay không? Làm sao để hạn chế tình huống này.

1. Hiểu đúng về Overtrading (Giao dịch quá mức).

1.1. Overtrading là gì?

Overtrading, hay còn có nghĩa tiếng Việt là “giao dịch quá mức” hay “quá tải giao dịch”, tức chỉ trạng thái mua bán nhiều hơn mức cần thiết.

Thông thường, những người rơi vào trạng thái này sẽ có xu hướng cố gắng giao dịch thật nhiều vì một lý do nào đó như nghiện, gỡ lỗ, hay tìm kiếm càng nhiều cơ hội giao dịch. Điều nguy hiểm nhất của việc giao dịch quá mức đó chính là họ rất dễ rơi vào ảo tưởng không cần thiết, họ liên tục tìm kiếm cơ hội giao dịch ở nhưng không hề có hiểu biết kiến thức, họ thường xuyên phá vỡ có kế hoạch chiến lược đề ra.

Overtrading mang đến hậu quả khôn lường. Không chỉ bào mòn lợi nhuận của anh em bằng các khoản phí giao dịch, nó còn hoàn toàn không nâng cao xác suất chiến thắng của anh em trên thị trường. Độ an toàn của tài khoản và tâm lý giao dịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến nhiều hệ lụy trong đời sống thường ngày của Trader.

overtrading

Overtrading là gì (ảnh minh họa)

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến giao dịch quá mức xảy ra. Đôi khi, Trader họ cảm thấy muốn tăng tần suất giao dịch mà không tham khảo kế hoạch giao dịch, điều này có thể dẫn đến kết quả đầu tư tồi tệ. Hiểu được overtrading là gì cũng như nguyên nhân dẫn đến overtrading sẽ giúp anh em phòng ngừa nó một cách hiệu quả.

Dưới dây là một số nguyên nhân tâm lý cự thể lý giải tại sao Trader có xu hướng Overtrading:

  • Sợ hãi: các nhà giao dịch thường giao dịch quá mức để cố gắng bù lỗ
  • Sự phấn khích: các nhà giao dịch có thể bị cám dỗ để mở các vị thế mà không cần phân tích khi thị trường đang biến động nhanh chóng.
  • Tham lam: Khi các nhà giao dịch đang kiếm được lợi nhuận, họ muốn kiếm nhiều tiền hơn nữa

Ngoài ra, trái với Overtrading, đó là hiện tượng Undertrading. Giao dịch dưới mức thường có nghĩa là có rất ít hoặc không có hoạt động giao dịch ngay cả khi có cơ hội giao dịch. Khi các nhà giao dịch không sử dụng tiền của họ trong một thời gian dài, nắm giữ các vị thế rất nhỏ hoặc có các điều kiện đầu vào rất nghiêm ngặt, họ có thể đánh mất rất nhiều lợi nhuận từ việc Undertrading.

Nguyên nhân lớn nhất của cả hai hiện tượng Overtrading và Undertrading này đều là việc mua bán trong nỗi sợ mất tiền. Nhưng, với Overtrading anh em tìm quá nhiều cơ hội và dễ gây khoản lỗ, ngược lại Undertrading, tức anh em không giao dịch và có thể bỏ lỡ những cơ hội thích hợp.

1.2. Các loại Overtrading mà Trader thường gặp

Giao dịch quá mức trong tài khoản của chính mình (Overtrading) thường được biểu hiện nhiều dạng khác nhau. Dưới đây là một số hình thức giao dịch quá mức phổ biến mà các nhà đầu tư thường gặp và một khi chúng ta đã nhận thức được chúng thì việc hạn chế, khắc phục sẽ dễ dàng hơn.

  • Giao dịch tùy ý (Discretionary Overtrading): Nhà giao dịch tùy ý sử dụng kích thước vị thế (position) và đòn bẩy mà hoàn toàn không thiết lập bất kì quy tắc giao dịch nào để hạn chế rủi ro. Mặc dù sự linh hoạt như vậy có thể có những lợi thế , nhưng với tần suất thường xuyên thì rất gây rủi ro “mất trắng” cho tài khoản của anh em.
  • Giao dịch kỹ thuật quá mức (Technical Overtrading): Các nhà giao dịch mới làm quen thường dùng các chỉ báo kỹ thuật thường làm cơ sở để thực hiện một giao dịch nào đó. Họ thường quyết định một chiến lược như MA, Fibonacci, Price Action,…và sau đó tìm kiếm các công cụ hỗ trợ quyết định của họ. Sau đó, họ trading dựa trên phân tích kỹ thuật như thế.

Tuy nhiên, đáng tiếc rằng, không có chỉ báo nào là chính xác 100%. Do đó, các Trader cần kết hợp nhiều loại chỉ báo với nhau thiết lập một hệ thống chiến lược phù hợp. Do đó, việc trading quá nhiều dựa vào phân tích kỹ thuật là không cần thiết, thay vào đó, anh em nên đọc thêm sách và trau dồi kiến thức.

  • Shotgun Overtrading: Là hiện tượng giao dịch quá mức với cách tiếp cận “shotgun blast” – mua bất cứ thứ gì mà mọi người nghĩ đó là tốt, mang lại lợi nhuận. Một dấu hiệu đáng chú ý của việc overtrading shotgun là nhiều vị thế nhỏ được mở đồng thời, mà không có một kế hoạch cụ thể nào.

Ví dụ, anh em mở hơn 10 vị thế cặp tiền khác nhau liên tục như thế, chỉ vì nghe ngóng mọi người đáng bàn tán về từng cặp tiền đó. Kết quả không chỉ bào mòn phí của anh em, mà còn gây các khoản lỗ không cần thiết.

1.3. Anh em có đang bị Overtrading hay không?

Để có thể biết được anh em đang có bị overtrading hay không thì hãy nhanh chóng điểm qua 4 dấu hiệu dưới đây nhé. Các dấu hiệu đều cảnh bảo cho biết bản thân mình giao dịch ra sao, có nên dừng lại không, lập lại bài bản kế hoạch, và đồng thời thử lại các chiến lược mới giúp chúng ta đạt được mức lợi nhuận tối ưu nhất trên thị trường.

  • Thường xuyên thực hiện các giao dịch không mang hiệu quả cao: Khi Trader thực hiện 10 giao dịch nhưng đến 80-90% đều là giao dịch lỗ thì anh em phải xem lại bản thân của mình. Đó xuất phát từ nhiều lý do khác nhau như: nôn nóng, sợ hãi, hay tham các khoản lãi nhanh,…

Khi tham gia thị trường hãy luôn nhớ rằng có thị trường không bao giờ khan hiếm cơ hội tốt chỉ có chúng ta chưa nhìn nhận được các cơ hội ấy thôi.

Cách để chúng ta khắc phục vấn đề này là hãy ghi chú lại các giao dịch lại để tiện cho quá trình phân tích. Bằng cách này, anh em sẽ dễ dàng ghi nhớ, đánh giá và phân tích cặn kẽ tín hiệu tốt xấu và từ đó đưa ra tiêu chuẩn, kế hoạch giao dịch phù hợp

  • Đang cố giao dịch những chẳng biết gì: Đây là dấu hiệu Overtrading rõ nét nhất. Anh em luôn cố giao dịch tại mà chẳng am hiểu tại sao phải mua, phải bán, điểm stoploss, takeprofit thế nào cũng không biết. Như thể bạn bất đồng ngôn ngữ với người địa phương khi đi du lịch đến một đất nước xa lạ vậy.

Bản chất, mỗi cặp tiền tệ có những đặc tính và ưu điểm riêng, và sự biến động rất riêng biệt, khác nhau. Chẳng hạn, anh em đang giao dịch các cặp tiền EUR/USD,GBP/USD và USD/JPY nhưng quá lâu các cặp tiền này không sinh lợi nhuận, và bắt đầu chán nản và chuyển sang giao dịch USD/RUB để tìm kiếm cơ hội. Đấy là dấu hiệu của Overtrading.

  • Thường chuyển sang giao dịch khung thời gian thấp hơn: Với khung thời gian thấp hơn, các trader rất dễ bị thu hút bởi tín hiệu giao dịch nhiều và họ mong muốn lợi nhuận ngay lập tức thay vì chờ đợi. Nhưng điều đáng nói là cơ hội giao dịch nhiều nhưng chất lượng giao dịch không tăng lên đáng kể, chỉ làm tổn hại đến tài sản của anh em mà thôi.

Chính vì thế, sự nóng vội khi muốn giao dịch khung thời gian ngắn cộng với sự thiếu hiểu biết chỉ khiến tài khoản của anh em “bốc hơi” nhanh hơn thôi. Để an toàn hơn chúng ta chỉ cần tuân theo đúng 1 khung thời gian nhất định mà mình yêu thích. Đừng quá nóng vội chuyển đổi khung thời gian thấp chỉ vì muốn kiếm tiền nhanh hơn.

  • Giao dịch tù mù và không theo kế hoạch: Tầm quan trọng của kế hoạch là việc không phải bàn cãi, nhưng có đôi lần anh em chúng ta bị cảm xúc chi phối và chỉ muốn giao dịch nhiều hơn. Trong vô thức, chúng ta để cho não bộ ghi nhớ thói quen này và từ đó dẫn đến tính thiếu kỷ luật.

Vì thế, hãy luôn luôn tự nhủ, nhắc nhở bản thân rằng, tuân thủ theo kế hoạch giao dịch luôn là tiền đề đảm bảo sự thành công, đồng thời, một kế hoạch tốt cần được thực hiện nghiêm túc sẽ giúp anh em thành công và tồn tại lâu dài trên thị trường Forex.

giao dịch quá mức

Anh em có đang Overtrading hay không?

Nếu anh em không phải là một scalper trader (nhà giao dịch lướt sóng) và giao dịch quá 3 lần/tuần và không thiết lập cho mình bất kỳ tiêu chí giao dịch nghiêm ngặt thì đấy là 2 yếu tố cho thấy anh em đang giao dịch quá mức. Đồng thời, các nhà giao dịch quá mức sẽ cảm thấy buồn chán khi nhìn thấy người khác đạt lợi nhuận cao còn bản thân mình không thể được, từ đó dẫn đến cho phép tự do trong giao dịch của mình và dẫn đến giao dịch một cách quá mức.

Trên thực tế, bất kỳ ai trong chúng ta đều đã trải qua ít nhất một lần giao dịch quá mức, chỉ là đôi khi anh em không nhận thức được về sự tồn tại của nó thôi. Cạm bẫy Overtrading này dẫn dắt Trader giao dịch mở lệnh, nhồi lệnh phi lý trí mà bản thân họ không hề biết rằng họ đang làm điều đó.

Xem thêm: Trở thành nhà giao dịch thành công với phân tích kỹ thuật

2. Cách hạn chế Overtrading hiệu quả nhất

Sau khi đã hiểu overtrading là gì cũng như sự nguy hiểm của nó, anh em nên tham khảo 4 bước sau đây giúp ích trong quá trình hình thành và tạo thói quen giao dịch lành mạnh để ngăn chặn tình trạng này.

– Bước 1: Lập kế hoạch giao dịch và tuân thủ theo đó.

Việc lập bản kế hoạch giao dịch như điều tiên quyết với mỗi Trader phải làm. Kế hoạch càng chi tiết và cụ thể thì càng tốt. Đây sẽ là công cụ chỉ dẫn cực kỳ thông minh, giúp anh em giao dịch tự tin dễ dàng đạt lợi nhuận và tránh các rủi ro không cần thiết.  

Cách tốt nhất để lập kế hoạch đó chính là theo phương pháp P.E.A.R, như sau:

giao dịch quá mức

Phương pháp P.E.A.R trong lập kế hoạch thông minh

Gồm các bước như (1) Lên kế hoạch, (2) Thực hiện một số giao dịch, (3) Phân tích kết quả, (4) Xá định tính hiệu quả. Một bản kế hoạch chi tiết sẽ giúp anh em làm chủ cảm xúc của mình tốt hơn. Chúng ta không còn đưa ra các quyết định cảm tính và chờ đợi sự may mắn của thị trường. Từ đó, việc giao dịch sẽ trở nên dễ dàng và chủ động hơn rất nhiều.

Ví dụ một kế hoạch mẫu có thể có dạng như sau:

  • Mục tiêu: hệ số trung bình >= 50%, tỷ lệ Sharpe >=1.5, tỷ lệ Risk/Reward >=1.2
  • Quản lý vốn: theo nguyên tắc 2%
  • Chiến lược 1 Day – lập kế hoạch chiến lược biểu đồ D1 giao dịch vào buổi chiều.
  • Phương pháp giao dịch kết hợp giữa MA, chart, mức Fibonacci, chỉ báo Ichimoku, Eliott hay thậm chí cả phân tích tâm lý, v.v.

Đây là bước đầu tiên này giúp Trader thu hẹp sự tập trung tránh xao nhãng vào một số tình huống bên ngoài, và từ đó hỗ trợ Trader tìm kiếm cơ hội giao dịch tốt nhất. Đồng thời, anh em cũng phái cam kết mạnh mẽ tuân thủ kế hoạch nghiêm túc.

Xem thêm: Các bước đơn giản để tự thiết lập một kế hoạch giao dịch Forex

– Bước 2. Lựa chọn khung thời gian giao dịch cao như D1, W1

Sự cám dỗ của kiếm tiền nhanh, làm anh em phải nhảy khung thời gian ngắn hơn nhưng thực tế điều đó chỉ khiến chúng ta thêm thua lỗ mà thôi. Càng giao dịch khung thời gian thấp, chúng ta càng rơi vào tình trạng Overtrading chứ hoàn toàn không mang lại hiệu quả tốt như mong đợi.

giao dịch quá mức

Dừng Overtrading với giải pháp chọn khung thời gian dài hơn

Hãy xét ví dụ: Anh em đang trading 20 cặp tiền tệ trong chart thời gian 1 giờ. Tức một ngày, anh em chúng ta phải quan sát ít nhất tổng cộng 480 cây nến.

Liệu anh em có đủ sức làm việc này không? Nên nếu so sánh với khung thời gian D1 thì số lượng nến anh em theo dõi chỉ khoảng 20 cây nến mà thôi. Ví dụ trên cho thấy, theo dõi sự biết động của hàng, ngàn cây nến trong một ngày hoàn toàn không giúp được gì, mà chỉ khiến anh em mình rơi vào trạng thái giao dịch quá mức.

Tóm lại, hãy nên giao dịch trong khung thời gian giao dịch phù hợp nhất là D1 với Trader mới, còn Trader chuyên nghiệp thì họ có thể tùy biến. Với khung thời gian cao D1, anh em sẽ dễ dàng thoát khỏi tình trạng overtrading.

– Bước 3. Tự giới hạn số lượng giao dịch mỗi ngày

Đây là cách làm hiệu quả nhất mà anh em nên áp dụng. Giới hạn số lượng cần thiết sẽ giúp chúng ta tránh được việc giao dịch quá mức, và mỗi khi đạt đến giới hạn thì chủ động ngừng giao dịch. Tuy nhiên, bước này không nên lạm dụng quá mức, vì có thể gây ra các ảnh hưởng trái chiều.

Ví dụ, anh em là một Swing trader và giới hạn tối đa 3 giao dịch/tuần, nếu đúng đủ 3 giao dịch thì vẫn ngưng lại. Tuy giúp cho anh em  không bị Overtrading nhưng sẽ khiến bản thân mất nhiều cơ hội đầu tư đi. Do đó, anh em nên áp dụng bước này một cách linh hoạt nhất.

– Bước 4. Tư duy dài hạn

Tham gia thị trường với tư duy ngắn hạn và chỉ muốn kiếm tiền nhanh là điều sai lầm của một Trader thành công. Chiến lược dài hạn luôn là cách kiếm tiền tốt nhất mà anh em không phải mất thời gian và cả sự nỗ lực quá nhiều.

Thực tế, các Trader chuyên nghiệp mới hiểu rõ tầm quan trọng của chiến lược này. Rất hiếm ai nhất quán với chỉ một cặp đồng tiền đến cả 6 tháng hay 1 năm. Để có thể tư duy dài hạn, anh em cũng nên lập kế hoạch dài hạn và tập trung bám sát theo đó để thấy được kết quả rất tuyệt vời.

overtrading

Tư duy dài hạn luôn mang cho anh em lợi nhuận ổn định

Xem thêm: Vai trò của kiên nhẫn trong các giao dịch forex

KẾT LUẬN

Overtrading gây nhiều hậu quả khôn lường cho các Trader, cho nên đừng để việc mất kiên nhẫn mà anh em phải đánh đổi công sức, tiền bạc và cơ hội đầu tư tốt của mình. Giống như nhà giao dịch nổi tiếng Nial Fuller đã nói: “giao dịch quá mức là sai lầm lớn nhất của một trader”.

Hy vọng anh em đã hiểu được Overtrading là gì cũng như biết cách phòng ngừa nó xảy ra. Nếu anh em đang có các dấu hiệu của Overtrading thì hãy áp dụng các cách trong bài viết để hạn chế nhé.

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.