VNREBATES

Tương lai nào cho giao dịch vàng phái sinh tại Việt Nam?

01.02.2021, 09:17 12 phút đọc

Vàng phái sinh vẫn chưa được Chính phủ Việt Nam cấp phép giao dịch. Nhà đầu tư đang giao dịch trên thị trường quốc tế như hiện này có quá nhiều rủi ro tiềm ẩn.

Trên thị trường forex quốc tế, đầu tư phái sinh luôn được các nhà giao dịch ưa chuộng. Không riêng chứng khoán, lãi suất, tiền tệ, vàng cũng là một trong các tài sản cơ sở dùng để giao dịch phái sinh. Tuy nhiên tại Việt Nam bạn không được đầu tư vàng phái sinh, có bao giờ bạn hỏi lý do tại sao Việt Nam không có phép phái sinh vàng?

Trong bài viết này, bạn hãy cùng VNRebates tìm hiểu về các hình thức phái sinh vàng cũng như tầm quan trọng của phái sinh vàng, từ đó đi tìm hướng đi cho phái sinh vàng tại Việt Nam.

Thế nào là phái sinh?

1. Thế nào là vàng phái sinh?

Phái sinh, thuật ngữ tiếng Anh được gọi là Derivative, là một công cụ tài chính dựa trên giá trị của tài sản cơ sở như chứng khoán, lãi suất, tiền tệ, hàng hóa nông sản, dầu… bất cứ hàng hóa nào hiện đang giao dịch trên thị trường đều có thể làm tài sản cơ sơ. Bản thân phái sinh không có gía trị nội tại. Vàng cũng là tài sản cơ sở để thực hiện hợp đồng phái sinh.

Có ba loại hợp đồng phái sinh điển hình gồm Forwards – Hợp đồng kỳ hạn, Futures – Hợp đồng tương lai, Option – Hợp đồng quyền chọn.

Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai Hợp đồng quyền chọn
Khái niệm Là hợp đồng thỏa thuận cam kết mua hoặc bán giữa các bên về một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo một mức giá đã được xác định tại thời điểm ấn định trước trong tương lai. Là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên các Sở giao dịch. Là hợp đồng cho phép nhà đầu tư có quyền mua hoặc bán tài sản cơ sở với mức giá ấn định trước đó hoặc mức giá được xác định trong tương lai.
Đặc điểm – Thanh toán giao dịch này sẽ diễn ra theo thời gian được thỏa thuận trong hợp đồng.

– Không có sự tham gia của tổ chức trung gian.

– Không mất phí hoa hồng.

– Giá chuyển giao tài sản cơ sở thay đổi theo giá trị trường hàng ngày.

– Có tính thanh khoản cao hơn so với hợp đồng kỳ hạn.

– Hai bên tham gia hợp đồng phải ký quỹ để đảm bảo thực hiện hợp đồng.

– Giá trị lỗ lãi được xác định hàng ngày theo thị trường.

– Công cụ tài chính duy nhất cho phép người mua có quyền chứ không phải có nghĩa vụ.

– Giá cả trên thị trường cơ sở là căn cứ xác định giá trị hợp đồng

Ưu điểm – Công cụ phòng chống rủi ro hiệu quả cho các nhà đầu tư.

– Linh hoạt về thời hạn thực hiện hợp đồng, quy mô hợp đồng, thời gian giao dịch…

– Tính thanh khoản cao.

– Tạo cơ hội thu lợi nhuận hấp dẫn chỉ với một khoản ký quỹ có giá trị nhỏ hơn so với giá trị hợp đồng.

– Giúp nhà đầu tư quản lý rủi ro biến động giá hiệu quả, khi bán hợp đồng tương lai nhà đầu tư hạn chế thua lỗ thị trường cơ sở.

– Không bắt buộc thực hiện, người mua quyền có thể không thực hiện nếu thấy bất lợi.

– Sử dụng quyền chọn để giảm thiểu rủi ro do biến động của tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hóa, lãi suất…

Vàng phái sinh

Xem thêmTiết lộ mối tương quan giữa Vàng và tiền Fiat

2. Thế mạnh của đầu tư vàng phái sinh so với vàng vật chất

Đại dịch Covid – 2019 đã khiến thế giới chao đảo, khủng hoảng kinh tế cùng với mâu thuẫn Mỹ – Trung đã đẩy giá vàng tăng cao. Đồng thời các nhà giao dịch tìm kiếm thêm các kênh đầu tư an toàn. Giao dịch vàng phái sinh cho phép các nhà giao dịch sinh lợi từ biến động giá vàng hàng ngày mà không cần phải sở hữu vàng vật chất.

  Đặc điểm Vàng vật chất Vàng phái sinh
Giống nhau – Tài sản cở sở là Vàng.

– Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của giá vàng là giống nhau.

– Đều căn cứ vào bảng giá chung để chốt mua hay bán.

Khác nhau Giữ và bảo quản Cần nơi cất giữ vàng Bạn chỉ có giá trị vàng đầu tư trên tài khoản.

Khi bạn mua vào sẽ thể hiện số lượng sở hữu trên hợp đồng và khi bán bạn sẽ được hưởng chênh lệch (giá bán – giá mua) x khối lượng

Phương thức đầu tư Mua vàng vật chất Không được phép đầu tư tại Việt Nam.

Đầu tư bằng cách tham gia các sàn giao dịch trên thế giới.

Rủi ro đầu tư Rủi ro đầu tư thấp hơn vì biến độ giá lời và lỗ sẽ thấp hơn. Rủi ro đầu tư sẽ cao gấp 5, 10, 50, 100 lần so với vàng vật chất.

Khi dùng đòn bẩy tài chính là vay tiền hay vay vàng để đầu tư thì khoản lỗ sẽ nhân lên tương ứng

Rủi ro về pháp lý Được bảo hộ và tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam. Không được pháp luật Việt Nam bảo hộ.

Chịu rủi ro cao hơn khi đầu tư vàng thế giới.

Xem thêm: Phân tích lịch sử giá vàng từ những năm 30 TCN

3. Tại sao không được phép giao dịch vàng phái sinh tại Việt Nam?

Giao dịch vàng phái sinh tại Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và chưa đảm bảo về mặt pháp lý. Vàng tại Việt Nam chưa được giao dịch tập trung tại Sở giao dịch vàng như các quốc gia trên thế giới. Các sàn vàng tiềm ẩn nhiều rủi ro và gây ra nhiều hệ lụy đối với các nhà đầu tư là do Việt Nam chưa có hành lang pháp lý đối với loại hình hoạt động mới này. Do đó, có thể xảy ra tình trạng thao túng, làm giá thị trường.

Để giao dịch được vàng phái sinh cần có một tổ chức tập trung quản lý thị trường và thiết lập các quy định chặt chẽ, đặc biệt là tỷ lệ ký quỹ để tránh tình trạng đầu cơ, làm giá; quy định về tiêu chuẩn vàng được phép giao dịch; phòng ngừa rủi ro biến động giá vàng…

Giao dịch vàng phái sinh

Xem thêm: Đầu tư vàng CFDs – Rủi ro và cơ hội khi giao dịch vàng qua hợp đồng chênh lệch

4. Hướng đi cho giao dịch phái sinh vàng tại Việt Nam

Hiện nay, thị trường vàng Việt Nam chỉ là thị trường vàng miếng (theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Nhà nước), vàng nguyên liệu và thị trường vàng trang sức. Điều đó cho thấy, hàng hóa được phép giao dịch trên thị trường vàng khá đơn điệu và chưa đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế. Đồng thời, chính sách quản lý thị trường vàng mà Ngân hàng Nhà nước thực thi dù đã có những hiệu ứng nhất định, nhưng chưa đáp ứng được các kỳ vọng đặt ra.

Trước khi tìm hướng đi cho giao dịch phái sinh vàng tại Việt Nam. Chúng ta cùng điểm sơ qua quá trình hình thành và mở rộng của các hình thức đầu tư phái sinh khác.

Năm 2006, lần đầu tiên Chính phủ ban hành nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định về hoạt động hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Tuy nhiên, hoạt động phái sinh hàng hóa vẫn còn nhiều hạn chế, chưa được phổ biến rộng rãi. Đến ngày 09/04/2018 Nghị định 51/2018/NĐ-CP được ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006. Đây là bước đi giúp mô hình có nhiều điều kiện để mở rộng, phát triển.

Kể từ khi Nghị định có hiệu lực với cơ chế cho phép liên thông với các sở giao dịch hàng hóa trên thế giới, hoạt động giao dịch phái sinh hàng hóa đã tích cực hơn và thu hút sự chú ý của ngày càng nhiều nhà đầu tư cũng như các nhà xuất nhập khẩu.

Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam đã liên thông trực tiếp với các sở giao dịch hàng hóa uy tín hàng đầu trên thế giới như CME, ICE hay TOCOM… Giao dịch của khách hàng được đảm bảo thanh toán bù trừ qua hệ thống Ngân hàng Nhà nước.

Đối với thị trường chứng khoán, ngày 5/5/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2015/NĐ-CP quy định về  thị trường chứng khoán phái sinh và chứng khoán phái sinh. Ngày 10/8/2017, thị trường chứng khoán phái sinh chính thức khai trương hoạt động, góp phần hoàn thiện cơ cấu thị trường của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cũng như hoàn thiện cấu trúc hoạt động thị trường chứng khoán theo thông lệ quốc tế.

Hiện tại, thị trường chứng khoán phái sinh có  hai sản phẩm phái sinh trên các tài sản cơ sở là: chỉ số cổ phiếu VN30 và trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm. Sau 3 năm khai trương hoạt động, TTCK phái sinh đã có sự phát triển nhanh chóng, vượt các kỳ vọng đặt ra, thể hiện rõ vai trò là công cụ phòng ngừa rủi ro, góp phần tích cực vào việc ổn định thị trường cơ sở.

Chứng khoán phái sinh

Điều này cho thấy Chính phủ Việt Nam đang dần cởi trói cho thị trường phái sinh. Tuy nhiên với vàng thì còn là vấn đề còn bỏ ngõ chưa có câu trả lời  Tuy nhiên, chứng kiến lịch sử biến động giá vàng cho thấy vàng luôn là tài sản quan trọng của một quốc gia và việc giao dịch vàng phải được quy định chặt chẽ và pháp luật bảo hộ.

Đồng thời, thị trường tài chính ngày càng phát triển, đầu tư vàng cũng là một trong các công cụ tài chính sẽ được đa dạng hóa. Do đó, chúng ta đều kỳ vọng cho một sàn giao dịch vàng tại Việt Nam có đầy đủ sản phẩm (bao gồm cả vàng phái sinh) trong thời gian tới.

Giao dịch vàng phái sinh

Kết luận

Như vậy, việc phát triển thị trường phái sinh là xu thế tất yếu và cùng hòa nhịp cho vào xu thế quốc tế. Các thị trường phái sinh của Việt Nam trong tương lai sẽ kết nối toàn bộ với thị trường thế giới. Điều này đặt ra một kỳ vọng cao cho tất cả các nhà đầu tư giao dịch Forex của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam sẽ có cơ chế mới cho giao dịch phái sinh vàng trong tương lai gần. Chúc các bạn giao dịch thành công!

Tổng hợp bới VNRebates

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.