VNREBATES

Mô hình Harmonic là gì? Đặc điểm và cách giao dịch mẫu hình Harmonic

15.06.2023, 08:28 22 phút đọc

Mô hình Harmonic là một trong những loại mô hình giá phức tạp và tương đối khó để nhận biết trên biểu đồ. Nhưng một khi trader đã nhận biết chính xác và hiểu rõ được cách giao dịch với từng mẫu hình Harmonic này thì chắc chắn kết quả giao dịch sẽ rất khả quan. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng VnRebates tìm hiểu Mô hình harmonic là gì? Phân loại và cách giao dịch với từng mẫu hình Harmonic nhé!

Đọc thêm: 

Mô hình Harmonic (Harmonic pattern) là gì?

Mô hình Harmonic (Harmonic Pattern) hay còn gọi là mô hình hài hoà, đây là mô hình giá được phát minh bởi ông H.M.Gartley. Mô hình được ông đề cập trong cuốn sách “Profits in the Stock Market” (Lợi nhuận trên thị trường chứng khoán) xuất bản năm 1935. 

Mẫu hình Harmonic nguyên bản là mô hình Gartley, có đặc điểm nhận diện giống chữ W (Bullish Gartley ) hoặc M (Bearish Gartley). Nó xuất hiện khi giá đang di chuyển trong xu hướng tăng hoặc giảm nhưng thị trường bắt đầu có dấu hiệu điều chỉnh. 

harmonic patterns forex là gì

Mô hình Harmonic là mô hình giá được phát minh bởi ông H.M.Gartley (Nguồn: VnRebates)

Sau này, có rất nhiều chuyên gia đầu tư chứng khoán dựa vào lý thuyết của ông H.M.Gartley để phát triển và tìm ra các biến thể. Trong đó có Larry Pesavento đã phát triển các quy tắc giao dịch với mô hình Gartley kết hợp với tỷ lệ Fibonacci. Lý thuyết được đề cập trong cuốn sách “Fibonacci Ratios With Pattern Recognition” (Tỷ lệ Fibonacci và cá mô hình). 

Tiếp đến Scott Carney và Bryce Gilmore, họ đã kết hợp với tỷ lệ Fibonacci đưa ra được các biến thể của mô hình giá Harmonic như Crab, Bat, Shark, Butterfly… Tất cả đã được thực hiện trong cuốn sách “Harmonic Trading” xuất bản năm 1998. Cuốn sách đã trở thành nguồn tham khảo quan trọng trong lĩnh vực phân tích kỹ thuật và giao dịch chứng khoán, forex.

Xem thêm các mô hình phổ biến khi trading forex:

Mối quan hệ giữa mô hình giá Harmonic và Dãy số Fibonacci

Dãy số Fibonacci là một dãy số bắt đầu từ số 0 và 1, các số tiếp theo là tổng của 2 số đứng trước đó và cứ thế kéo dài vô tận. Cụ thể, dãy số Fibonacci là 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377, 610, 987, 1597, 2584, 4181, 6765… >>> Đọc chi tiết: Fibonacci là gì?

Mẫu hình giá Harmonic kết hợp các mô hình giá và toán học thành một phương thức giao dịch chính xác và dựa trên tiền đề rằng các mẫu đó lặp lại. Phương pháp gốc sử dụng tỷ lệ chính là 0,618 hoặc 1,618. Các tỷ lệ bổ sung bao gồm: 0,382, 0,50, 1,41, 2,0, 2,24, 2,618, 3,14 và 3,618.

Tỷ lệ chính (0,618 hoặc 1,618) được quan sát hầu hết trên các cấu trúc và sự kiện trong tự nhiên và môi trường và cũng được tìm thấy trong các cấu trúc nhân tạo. Vì mô hình này lặp đi lặp lại trong tự nhiên và trong xã hội do đó tỷ lệ này cũng được nhìn thấy trong thị trường tài chính vốn bị ảnh hưởng bởi môi trường và xã hội nơi trader giao dịch.

Sự kết hợp tuy phức tạp và khó hiểu, nhưng trader chỉ cần biết rằng mẫu hình nến Harmonic kết hợp giữa mẫu hình giá và tỷ lệ toán học Fibonacci và cố gắng dự đoán các chuyển động trong tương lai.

Đọc thêm: Hướng dẫn vẽ dãy Fibonacci trên Tradingview, Fireant và trong chứng khoán chi tiết

Các loại mô hình nến Harmonic phổ biến

Thực tế, Harmonic Pattern được nhiều chuyên gia phát triển nhiều biến thể khác nhau. Tuy nhiên, chỉ có một số mô hình như Gartley, ABCD, con dơi, cánh bướm và ba sóng ngang là những mô hình được nhiều trader sử dụng khi giao dịch. Từng mô hình sẽ có những tỷ lệ dẫn xuất Fibonacci khác nhau. Cụ thể như sau:

Mô hình ABCD (AB=CD Pattern)

Đây là mô hình giá Harmonic đơn giản nhất. Có thể bạn đã biết về mẫu hình giá ABC. Mẫu hình ABCD cũng gần như vậy nhưng thêm 1 lần bật giá tiếp theo. Để phát hiện mẫu biểu đồ này thì tất cả những gì bạn cần là kỹ năng quan sát với đôi mắt diều hâu và công cụ biểu đồ Fibonacci tiện dụng.

Đối với cả phiên bản tăng và giảm của mẫu biểu đồ ABCD, các dòng AB và CD được gọi là chân (legs) – trong khi BC được gọi là hiệu chỉnh (correction) hoặc thoái lui (retracement).

  • Nếu bạn sử dụng công cụ Fibonacci Retracement trên legs AB, thì mức thoái lui BC sẽ đạt đến mức 0,618.
  • Tiếp theo, dòng CD nên là Fibonacci extension của BC ở mức 1,272 .
  • Bạn cần chờ cho toàn bộ mô hình hoàn thành (đạt đến điểm D) trước khi thực hiện bất kỳ vị trí long hoặc short nào.
  • Độ dài của AB phải bằng độ dài của CD.
  • Thời gian để giá đi từ A đến B phải bằng với thời gian để giá chuyển từ C sang D.
các mô hình harmonic: Mô hình giá ABCD

Mô hình Harmonic – AB = CD Pattern (Nguồn: VnRebates)

Mẫu hình giá Ba sóng ngang (Three-Drive Pattern Pattern)

Mẫu hình giá Three-Drive Pattern rất giống với mẫu ABCD ngoại trừ việc nó có ba chân (gọi là Drive) và 2 mốc correction (hoặc còn gọi là retracement). Trên thực tế, mẫu hình giá ba sóng ngang là nguồn gốc của mẫu sóng Elliott. Như thường lệ bạn sẽ cần kiên nhẫn, kỹ năng quan sát và công cụ Fibonacci.

Như bạn có thể thấy từ các biểu đồ trên:

  • Điểm A phải là mức thoái lui 61,8% của Drive 1
  • Tương tự điểm B phải là mức thoái lui 0,618 của Drive 2.
  • Sau đó Drive 2 phải là phần mở rộng 1.272 của Correction A
  • Drive 3 phải là phần mở rộng 1.272 của Correction B.

Vào thời điểm toàn bộ mô hình Three-Drive hoàn thành, bạn có thể bắt đầu trong giao dịch.

Để chắc chắn hơn, bạn cần:

  • Thời gian để hoàn thành Drive 2 phải bằng với thời gian cần thiết để hoàn thành Drive 3.
  • Ngoài ra thời gian để hoàn thành các Correction A và B nên bằng nhau.
các mô hình harmonic - Mô hình ba sóng ngang (Three drive Pattern)

Mẫu hình giá Ba sóng ngang (Nguồn: VnRebates)

Mẫu hình giá Gartley Pattern

Mẫu Gartley hình thành khi hành động giá đang diễn ra trong một xu hướng tăng gần đây (hoặc xu hướng giảm) nhưng đã bắt đầu có dấu hiệu điều chỉnh.

Điều làm cho Gartley trở thành một thiết lập tuyệt vời là khi các điểm đảo ngược hình thành tại mức Fibonacci retracement và mức độ Fibonacci extension, cho thấy một dấu hiệu rất mạnh.

Mô hình này có thể khó phát hiện và một khi được tìm thấy bạn có thể bị nhầm lẫn khi bật tất cả các công cụ Fibonacci lên. Chìa khóa để tránh tất cả sự nhầm lẫn là thực hiện từng bước một. Đơn giản nhất jhaxy nhớ rằng mẫu Gartley chứa mẫu ABCD tăng hoặc giảm nhưng trước đó có 1 điểm (X) nằm ngoài điểm D.

Mẫu hoàn hảo của Gartley có các đặc điểm sau:

  • AB phải là .618 retracement của XA.
  • BC phải là .382 hoặc .886 retracement của AB.
  • Nếu mức thoái lui của BC là 0,382 của AB, thì CD phải là 1,272 của BC. Nếu BC là 0,886 của AB, thì CD nên mở rộng 1.618 của BC.
  • CD phải là .786 thoái lui của XA.
các mô hình harmonic : Mô hình giá Gartley

Mô hình Gartley: Mô hình nguyên bản trong nhóm Harmonic (Nguồn: VnRebates)

Mẫu hình con cua (Crab Pattern)

Mẫu hình này có tỷ lệ risk:reward cao vì bạn có thể đặt mức dừng lỗ rất chặt chẽ. Bạn cần các điểm sau để có Crab pattern hoàn hảo:

  • AB phải là 0,382 hoặc 0,618 thoái lui của XA.
  • BC có thể là 0,382 hoặc 0,886 thoái lui của AB.
  • Nếu mức thoái lui của BC là 0,382 của AB, thì CD phải là 2,24 của BC. Nếu BC là 0,886 của AB, thì CD phải là 3,618 mở rộng của BC.
  • CD nên là 1,618 phần mở rộng của XA.
Các loại mô hình giá Harmonic: Mô hình con cua (Crab pattern)

Mô hình con cua – Carb Pattern (Nguồn: Vnrebates)

Đọc thêm: Bí kíp đặt lệnh Stop-Loss và Take-profit hiệu quả

Mẫu hình con dơi (Bat Pattern)

Bat pattern được xác định bởi mức thoái lui 0,886 của XA là Vùng đảo ngược tiềm năng. Mẫu hình con dơi có những đặc điểm sau:

  • AB phải là mức thoái lui 0,382 hoặc 0,500 của XA.
  • BC có thể là thoái lui  0,382 hoặc 0,886 của AB.
  • Nếu mức thoái lui của BC là 0,382 của AB, thì CD phải là 1,618 mở rộng của BC. Nếu BC là 0,886 của AB, thì CD phải là 2,618 mở rộng của BC.
  • CD phải là 0,886 thoái lui của XA.
Mô hình giá Harmonic: Mô hình con dơi (Bat pattern)

Mẫu hình con dơi Bat Pattern

Mẫu hình con bướm (Butterfly Pattern)

Butterfly Pattern hoàn hảo được xác định bởi mức thoái lui .786 của AB đối với XA. Butterfly pattern có những đặc điểm cụ thể sau:

  • AB phải là 0,786 thoái lui của XA.
  • BC có thể là 0,382 hoặc 0,886 thoái lui của AB.
  • Nếu mức thoái lui của BC là 0,382 của AB, thì CD phải là 1,618 mở rộng của BC. Nếu BC là 0,886 của AB, thì CD nên là mở rộng 2,618 BC.
  • CD phải là 1,27 hoặc 1,618 mở rộng của XA.
Mô hình con bướm: Biến thể mô hinh Harmonic

Mẫu hình con bướm – Butterfly Pattern (Nguồn: VnRebates)

Mô hình Harmonic Cypher

Khác với những biến thể trên, Mô hình harmonic Cypher do ông Darren Oglesby phát triển. Về cơ bản, Harmonic Cypher Pattern cũng phát triển từ mô hình nguyên thuỷ, tuy nhiên ông đã thay đổi một số quy tắc Fibonacci. 

Mô hình Harmonic Cypher tăng giá xuất hiện khi giá đi theo đường ZigZag và có hình dạng giống chữ M, đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Đối với Harmonic Cypher giảm giá có dạng hình chữ W với đáy sau thấp hơn đáy trước.

Mô hình Harmonic Cypher - Mô hình biến thể harmonic

Mô hình Harmonic Cypher

Mô hình Bullish Cypher

Mô hình Bullish Cypher bắt đầu với đoạn XA tăng giá và không có quy tắc cụ thể nào tại đoạn này. 

Sau đó, giá có xu hướng điều chỉnh giảm về điểm B sao cho AB thoái lui về tỷ lệ trong khoảng từ 0.382 đến 0.618 của XA. 

Tiếp đến, giá lại có hành động tăng lên lại điểm C sao cho BC mở rộng có tỷ lệ nằm khoảng từ 1.272 đến 1.414 của AB.

Cuối cùng, giá lại có xu hướng giảm xuống D sao cho CD thoái lui về đúng tỷ lệ 0.786 của XC.

Mô hình Bearish Cypher

Ngược lại với mô hình tăng, Mô hình Bearish Cypher bắt đầu bằng đoạn sóng giảm XA và cũng không có quy tắc cụ thể cho đoạn sóng này.

Tiếp đến, đường giá điều chỉnh và tăng đến điểm B sao cho AB thoái lui về tỷ lệ nằm trong khoảng 0.382 đến 0.618 của XA

Sau đó, giá lại giảm xuống về C và đoạn BC mở rộng đến tỷ lệ nằm trong khoảng từ 1.272 đến 1.414 của AB.

Kết thúc mô hình, giá lại có xu hướng tăng lên lại tại D sao cho giữa C và D thoái lui về đúng tỷ lệ 0.786 của XC.

Từ đặc điểm trên, trader có thể dễ dàng nhận ra điểm khác biệt giữa Cypher pattern so với các Harmonic patterns khác chính là ở chuỗi Fibonacci tại đoạn sóng cuối cùng. Nếu như trong các mô hình giá Harmonic khác, CD chính là hình chiếu của XA thì với mô hình Cypher, CD lại được xác định là hình chiếu của XC.

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn kết hợp chỉ báo RSI và ADX nhận biết tín hiệu giả hiệu quả

Làm sao để đo các điểm trong mô hình Harmonic

Sau khi đọc đến hết các mô hình Harmonic và các loại biến thể của nó chắc chẳn trader cũng hơi hoang mang làm sao để đo được các mốc fibonacci ứng với từng vị trí A, B, C, D trên biểu đồ. Hôm nay VnRebates sẽ hướng dẫn xác định các điểm thật đơn giản. Các bước thực hiện như sau:

  1. Ví dụ với mô hình ABCD ta cần các mốc fibo 0.618 và 1.272 ta sẽ set up hai thông số này lên trên fibo của chúng ta. Cách set up thế nào thì ở phần trên mình đã để sẵn link bài viết anh em hãy click vào đọc nhé
  2. Sau khi đã có thông số rồi, bạn hãy tìm trên mô hình các mẫu hình Harmonic có điểm ABCD trùng với lí thuyết các điểm fibo theo từng mẫu hình Harmonic. Điều trader cần đặc biệt lưu ý là tìm ra các điểm tạo nên mô hình harmonic chỉ là bước đầu. Để xác định nó phải là Harmonic hay không ta phải đo fibonacci cho khớp với lý thyết.
  3. Dưới đây là ví dụ một mô hình Harmonic hoàn thiện. Trader có thể dễ dàng nhận thấy điểm C trùng với fibo 61.8 của sóng A->B và điểm D phải trùng với fibo mở rộng 1.272 của sóng B->C.
  4. Tương tự với các mẫu hình khác, nhà đầu tư cũng thực hiện như vậy tuy nhiên sẽ có sự thay đổi về thông số của Fibonacci.
Cách đo các thông số trong mẫu hình Harmonic

Cách đo các thông số trong mẫu hình Harmonic

Cách vào lệnh với mẫu hình Harmonic.

Mẫu hình Harmonic là sự kết hợp chặt chẽ giữa hình học và toán học

Mẫu hình Harmonic rất dễ vào lệnh vì các điều kiện hình thành nên mô hình này rất chặt chẽ và logic.

Mỗi mô hình ứng với một lý thuyết về điểm hồi fibonacci khác nhau vì thế khi mẫu hình xuất hiện đúng ra như vậy thì trader cứ vào lệnh và đặt Stoploss cách entry tầm 20 pip là ổn.

Theo mình nghĩ thời gian lọc ra mẫu hình đã khó kèm theo các điều kiện gắt gao không được lệch tí nào đã làm cho chính bản thân mô hình này lọc nhiễu với điều kiện thị trường rồi.

Vì vậy khi trader tìm ra một mô hình Harmonic và nó đáp ứng đủ hết các điều kiện thì cứ tự tin vào lệnh đi nhé.

 >> VnRebates cung cấp khóa học ĐẦU TƯ FOREX NÂNG CAO, giúp bạn có cơ hội trở thành Pro Trader <<

Như vậy, trading với mô hình Harmonic rất dễ dàng?

Chính xác là việc giao dịch với mô hình Harmonic rất dễ dàng nhưng vấn đề là các mô hình Harmonic là chúng quá hoàn hảo đến nỗi rất khó phát hiện giống như một viên kim cương thô vậy phải mài thì mới sáng lên.

Anh em cần có đôi mắt giống chim ưng để nhận ra các mẫu giá Harrmonic tiềm năng và rất nhiều kiên nhẫn để tránh nổ súng vào tiền trước khi mẫu hoàn thành.

Có cách nào nhận ra các mô hình Harmonic không?

Hiện nay có các EA và các Indicator có thể hỗ trợ anh em trong việc tìm ra các mô hình Harmonic. Tuy nhiên, theo mình thì anh em không nên quá lạm dụng các công cụ hỗ trợ này và xem nó như là một indicator vào lệnh hoàn hảo.

Nhưng các công cụ hỗ trợ này lại rất tốt cho anh em luyện mắt hãy sử dụng công cụ này để backtest và luyện tập nhìn ra các mô hình nhờ vào những chỉ báo đã vẽ sẵn cho anh em.

Để anh em quen mắt với các mô hình và trong thực tế mô hình nó sẽ trông ra như thế nào bởi vì trên biểu đồ các mẫu hình Harmonic này không phải y như sách giáo khoa cho anh em giao dịch đâu.

Để cài đặt và luyện tập anh em có thể lên tradingview và tìm indicator tên là “Harmonic Pattern”. 

Các ví dụ thực tế về mô hình Harmonic

Các ví dụ thực tế về mẫu hình Harmonic

Các ví dụ thực tế về mô hình Harmonic

Các ví dụ thực tế về mô hình Harmonic

Ưu và nhược điểm của mô hình giá Harmonic

Ưu điểm:

  1. Mô hình Harmonic cung cấp dự đoán giá trong tương lai, điểm chặn lỗ. Điều này làm cho các mẫu Harmonic trở thành một chỉ báo hàng đầu.
  2. Các mẫu Harmonic hình thành thường xuyên, lặp lại, đáng tin cậy và tạo ra các thiết lập có thể xảy ra cao.
  3. Các quy tắc giao dịch được chuẩn hóa tương đối (do Scott Carney và Larry Pesavento phát triển) bằng cách sử dụng tỷ lệ Fibonacci.
  4. Hoạt động tốt với các bối cảnh thị trường xác định, quy tắc đối xứng, đo mức độ di chuyển giá…
  5. Làm việc trong tất cả các khung thời gian và trong tất cả các công cụ thị trường.
  6. Có thể sử dụng cùng với các chỉ báo khác như: CCI, RSI, MACD, DeMark …

Nhược điểm:

  1. Các mẫu Harmonic khá phức tạp và cần có kỹ thuật cao để hiểu và làm chủ chúng.
  2. Việc xác định chính xác và tự động hóa (mã hóa) các mẫu Harmonic là rất khó khăn.
  3. Các mâu thuẫn với Fibonacci làm cho chúng khó xác định vùng đảo chiều.
  4. Sự phức tạp nảy sinh khi các mẫu đối lập hình thành từ cùng một điểm đảo chiều hoặc các điểm đảo chiều / khung thời gian khác nhau.
  5. Các yếu tố rủi ro / lợi nhuận từ các mô hình không đối xứng và xếp hạng thấp là khá thấp.

5 điều lưu ý khi sử dụng mô hình Harmonic là gì?

  1. Muốn các mẫu hình giá Harmonic hoạt động hiệu quả thì nó đòi hỏi tính chính xác cao. Thị trường phải thể hiện các chuyển động có độ lớn cụ thể để hình thành mẫu thì mới cung cấp được một điểm đảo chiều chính xác. Đây có thể là một lợi thế vì nó đòi hỏi trader phải kiên nhẫn và chờ đợi các thiết lập lý tưởng. Trader có thể thấy một mô hình trông giống như một mô hình nến Harmonic nhưng các mức Fibonacci sẽ không khớp với mô hình thì mô hình cũng không đáng tin cậy.
  2. Các mẫu sóng Harmonic có thể đánh giá thời gian di chuyển hiện tại sẽ kéo dài bao lâu nhưng chúng cũng có thể được sử dụng để cô lập các điểm đảo chiều. Nguy hiểm xảy ra khi trader tin rằng thị trường sẽ đảo chiều và đặt lệnh tuy nhiên họ đã không xác định đúng mô hình Harrmonic.
  3. Điều quan trọng cần lưu ý là các mẫu có thể tồn tại trong các mẫu khác và cũng có thể các mẫu không phải Harmonic có thể trong các mẫu Harmonic. Tuy nhiên điều này sẽ làm tăng mức chính xác của mẫu hình Harmomic. 
  4. Giá cả liên tục quay vòng, điều quan trọng là tập trung vào bức tranh lớn hơn về khung thời gian giao dịch. Bản chất lặp lại của thị trường cho phép nến Harmonic được áp dụng từ các khung thời gian nhỏ nhất đến lớn nhất.
  5. Để sử dụng phương pháp này, trader sẽ được hưởng lợi khi nền tảng biểu đồ đang sử dụng cho phép vẽ đồ thị nhiều mức Fibonacci Reatracement để đo từng sóng.

Đọc thêm: 

Kết bài

Giao dịch với mẫu hình Harmonic rất khó, vì đòi hỏi mức độ chính xác cao giữa hình học và toán học để giao dịch. Đồng thời, đòi hỏi sự kiên nhẫn, thực hành và rất nhiều nghiên cứu để làm chủ các mô hình. Các phép tính cơ bản chỉ là khởi đầu. Chỉ cần 1 chuyển động không phù hợp với mẫu Harmonic, cũng có thể làm mất hiệu lực setup của bạn.

Gartley, Butterfly, Bat và Crab pattern là những mẫu nổi tiếng nhất mà các trader thường tìm kiếm khi muốn giao dịch ngoại hối. Các mục vào lệnh được thực hiện trong vùng đảo chiều tiềm năng khi xác nhận giá cho thấy sự đảo chiều và mức dừng lỗ được đặt ngay dưới vị trí mua và trên vị trí bán, hoặc thay thế bên ngoài điểm xa nhất của mẫu.

Rất mong những thông tin mà VnRebates đã cung cấp có thể giúp trader hiểu Mô hình giá Harmonic là gì, cũng như các biến thể và cách chốt lệnh hiệu quả khi trading forex. Đừng quên theo dõi VnRebates để cập nhật tin tức Forex, Chứng khoán, Tiền điện tử mới nhất.

VnRebates – Hoàn phí mọi giao dịch tài chính

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.