VNREBATES

Khủng hoảng tiền tệ là gì? Hãy học cách đối mặt với nó!

17.01.2020, 16:31 6 phút đọc

Đối với forex, tất cả các yếu tố dù lớn hay nhỏ đều có những tác động nhất định đến thị trường. Đó là chưa kể đến những tác động khủng như cuộc khủng hoảng tiề tệ. Vậy thì khủng hoảng tiền tệ là gì? Có dấu hiệu nào để trader nhận biết trước không? Mời trader đọc tiếp!

khủng-hoảng-tiền-tệ-là-gì

Khủng hoảng tiền tệ là gì?

Khủng hoảng tiền tệ là sự sụt giảm mạnh về giá trị đồng tiền của một quốc gia. Sự suy giảm giá trị này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến một nền kinh tế bằng cách tạo ra sự bất ổn trong tỉ giá hối đoái, nghĩa là một đơn vị tiền tệ nhất định không còn mua được nhiều một loại tiền tệ khác so với trước đây.

Một cuộc khủng hoảng tiền tệ, chẳng hạn như siêu lạm phát, thường là kết quả của một nền kinh tế kém chất lượng. Nói cách khác, một cuộc khủng hoảng tiền tệ thường là triệu chứng và không phải là căn bệnh của tình trạng bất ổn kinh tế. khủng hoảng tiền tệ là gì

Khi một làn sóng bán bắt đầu, các nhà đầu tư và người vay phải ngay lập tức bán danh mục đầu tư của họ để tránh mất vốn quá mức. Việc bán như vậy sẽ làm tăng áp lực bán đối với tiền tệ. Chính sự bán tháo của các nhà đầu cơ là nhân tố tạo ra sự biến động quá mức của tỉ giá.

Các dấu hiệu của khủng hoảng tiền tệ 

Thật ra hầu hết các giai đoạn khủng hoảng đã không được dự đoán đầy đủ. Các nhà kinh tế tại IMF và các ngân hàng đầu tư đã dành nhiều thời gian để phát triển các hệ thống cảnh báo sớm để giúp các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư chuẩn bị tốt hơn khi khủng hoảng đến gần. khủng hoảng tiền tệ là gì

Một trong những trở ngại trong việc phát triển hệ thống cảnh báo sớm là quan điểm về nguyên nhân của khủng hoảng tiền tệ là rất khác nhau. Một trường phái cho rằng khủng hoảng tiền tệ xảy ra do các yếu kém trong nền kinh tế, trong khi trường phái thứ hai cho rằng khủng hoảng tiền tệ là điều hoàn toàn bất ngờ, không có dấu hiệu về sự suy yếu. khủng hoảng tiền tệ là gì

Khủng-hoảng-tiền-tệ-là-gì?

IMF đã thực hiện một nghiên cứu phân tích hành vi của 10 biến số kinh tế vĩ mô quan trọng trong khoảng thời gian khủng hoảng tiền tệ ở 50 quốc gia trong giai đoạn 1975 – 1997. Mặc dù hành vi của các biến này thường khác nhau qua các giai đoạn khủng hoảng nhưng nghiên cứu đã chỉ ra được một số dấu hiệu sau:

– Trong giai đoạn dẫn đến khủng hoảng, tỉ giá hối đoái thực tế cao hơn đáng kể so với mức trung bình trong giai đoạn ổn định.

– Cán cân thương mại cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa trong thời kì tiền khủng hoảng và ổn định.

– Dự trữ ngoại hối có xu hướng giảm mạnh khi khủng hoảng đến gần.

– Điều khoản thương mại có sự suy giảm trong những tháng tiền khủng hoảng.

– Lạm phát có xu hướng cao hơn đáng kể trong thời kì tiền khủng hoảng so với thời kì ổn định.

– Tỉ lệ M2, thước đo cung tiền, dự trữ ngân hàng có xu hướng tăng trong giai đoạn 24 tháng tiền khủng hoảng và sau đó giảm mạnh trong những tháng ngay sau khủng hoảng. khủng hoảng tiền tệ là gì

– Tăng trưởng về cung tiền (Broad money) danh nghĩa và thực tế có xu hướng tăng mạnh trong hai năm trước khi khủng hoảng tiền tệ, đạt đỉnh vào khoảng 18 tháng trước khi khủng hoảng xảy ra.

– Tăng trưởng tín dụng tư nhân danh nghĩa cũng có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn tiền khủng hoảng.

– Khủng hoảng tiền tệ thường xảy ra bởi bong bóng tài sản tài chính.

– Hoạt động kinh tế trên thực tế cho thấy không có mô hình đặc trưng nào dẫn đến cuộc khủng hoảng.

Ví dụ về khủng hoảng cơ chế tiền tệ Châu Âu 1992-1993

Từ năm 1979, các nước thành viên của EU thiết lập Hệ thống Tiền tệ châu Âu (EMS) với một cơ chế tỷ giá (gọi là ERM – European Exchange-rate Mechanism) trong đó xác định khoảng giới hạn mà tỷ giá tiền tệ của các nước thành viên được phép dao động.3 Đồng Mark Đức trở thành cơ sở để các đồng tiền khác dựa vào.

Sau sự kiện thống nhất nước Đức vào năm 1990, thâm hụt ngân sách và lãi suất thực cũng như lãi suất danh nghĩa ở Đức tăng lên nhanh chóng. Cơ chế tiền tệ lúc đó là tỷ giá hối đoái chỉ được dao động trong giới hạn ±2,25% xung quanh mức trung tâm. khủng hoảng tiền tệ là gì

Cơ chế tiền tệ như trên và sự gia tăng lãi suất ở Đức tạo ra khó khăn cho các nước đối tác. Lãi suất gia tăng ở Đức có nghĩa là đồng mark trở nên hấp dẫn; tiền bắt đầu chảy vào Đức với số lượng lớn. Để hỗ trợ cho đồng tiền của mình, các nước thành viên của EMS khác buộc phải tăng lãi suất, từ đó tạo ra tác động giảm phát vào đúng thời điểm mà nhiều nước EMS đang ở trong tình trạng suy thoái kinh tế. Đây chính là lý do căn bản của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Âu năm 1992-1993. khủng hoảng tiền tệ là gì

Khủng-hoảng-tiền-tệ-là-gì?

Vào đầu năm 1992, đồng bảng Anh trở thành đồng tiền đầu tiên bị tấn công. Theo ước tính chỉ trong vài ngày Ngân hàng Trung ương Anh quốc đã bán ra dự trữ ngoại tệ và mua vào 15 tỷ bảng Anh để bảo vệ tỷ giá. Nhưng đến ngày 16 tháng 9 năm 1992 thì Anh quyết định đi ra khỏi Hệ thống Tiền tệ châu Âu và thả nổi đồng bảng.

Một ngày sau khi Anh ra khỏi EMS, Ý cũng hành động tương tự. Kế đến là Tây Ban Nha phá giá đồng peseta, Ai Len tăng lãi suất qua đêm lên tới 1000% và trong một tuần Pháp cũng sử dụng tới một nửa lượng dự trữ ngoại tệ để bảo vệ tỷ giá giữa đồng franc và đồng mark. Đến mùa hè năm 1993, Pháp và các nước còn lại của cơ chế ERM mở rộng biên độ dao động tỷ giá lên 15%. khủng hoảng tiền tệ là gì

Rõ ràng các nước thành viên của EMS (có lẽ ngoại trừ trường hợp của Ý) có đủ dự trữ ngoại tệ vào thời điểm năm 1992 để hỗ trợ cho tỷ giá nhưng đã không làm như vậy. Để bảo vệ tỷ giá, chính phủ các nước thành viên EMS có thể vay dự trữ ngoại tệ, nâng lãi suất, hay thậm chỉ áp đặt chính sách kiểm soát ngoại hối tạm thời. Những biện pháp này, mặc dù có thể thành công trong việc duy trì tỷ giá hối đoái cố định, nhưng tạo ra các chi phí lớn về kinh tế, đặc biệt là trong thời điểm suy giảm tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp cao.

Chính vì vậy, chính phủ các nước thành viên EMS luôn phải cân bằng lợi ích và chi phí của việc không điều chỉnh tỷ giá. Nếu trong một tình huống nào đó, một sự kiện kinh tế xuất hiện làm tăng những ước tính của thị trường về chi phí chính phủ phải chịu khi duy trì tỷ giá cố định thì một cuộc tấn công đầu cơ vào đồng nội tệ sẽ nảy sinh và chính phụ thất tốt nhất là nên chuyển sang tỷ giá thả nổi. khủng hoảng tiền tệ là gì

a b Nguồn: Sưu tầm

Tổng hợp theo Vnrebates

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.