Kinh tế Nhật Bản và Thụy Sĩ – Nơi tránh bão

20.05.2022, 07:54 19 phút đọc

Trong cơn giông bão thị trường các cá mập và tiền của họ thường đi đâu? Khi mọi người mất tiền và nền kinh tế suy thoái anh em vẫn có thể đọc được những bài báo như tài sản của các tỷ phú tăng lên, khoảng cách giàu nghèo lại gia tăng,… Điều làm họ trở nên khác biệt là biết lúc nào đổ tiền ra và lúc nào thu tiền vào những nơi an toàn, vậy trong bài viết hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem cá mập trú ở đâu trong những ngày giông bão nhé.

Trong nền kinh tế mở toàn cầu hiện nay, dòng tiền liên tục được luân chuyển trên toàn thế giới nhằm tối ưu hóa mục đích sử dụng và thu về những khoản lợi nhuận khả dĩ. Tuy nhiên không phải lúc nào thị trường cũng yên ả và dễ kiếm lợi, trên thị trường vẫn luôn có những giai đoạn rủi ro vì nhiều nguyên nhân và dòng tiền thường có xu hướng tìm nơi trú qua bão. Đây là lúc mà nền kinh tế Nhật Bản và Thụy Sĩ được trao niềm tin.

Vậy tại sao nền kinh tế Nhật Bản và Thụy Sĩ được giới tài chính coi là những nền kinh tế trú ẩn (Safe-haven), các sản phẩm tài chính (trái phiếu, tiết kiệm, đồng nội tệ,…) của hai quốc gia này tại sao được gọi là tài sản trú ẩn?

#Kiến_thức_phục_vụ_NGHỀ_Trading

1. Tài sản trú ẩn (Safe-haven) là gì?

Về tài sản trú ẩn anh em có thể hiểu đơn giản như sau: khi các tài sản khác trên thị trường biến động mạnh thì những tài sản này có xu hướng ổn định, giữ giá hoặc thậm chí là tăng trưởng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những biến động này nhưng chủ yếu là do các căng thẳng chính trị giữa các cường quốc hay các thay đổi chính sách tài chính, kinh tế của các nền kinh tế lớn có các mối quan hệ kinh tế phức tạp.

Xem thêm: Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung, một cuộc chiến dai dẳng mới

Anh em nếu vô tình nghe thấy một nền kinh tế nhỏ nào đó ở Châu Phi đột ngột giảm lãi suất thì cũng không cần tìm đến tài sản trú ẩn đâu, cứ yên tâm giữ các cú trade sinh lợi của mình nhé!

kinh tế nhật bản

Tài sản trú ẩn

Nói đến khu vực trú ẩn hay tài sản trú ẩn trên thị trường những ngày giông bão thì hai cái tên hàng đầu phải nhắc đến là nền kinh tế Nhật Bản và Thụy Sĩ, cặp đôi này với các đặc điểm kinh tế, chính trị của mình đã bao phen che chở cho các nhà đầu tư và vẫn luôn giành trọn niềm tin cho đến hiện tại.

2. Tổng quan hai nền kinh tế Nhật Bản và Thụy Sĩ

Anh em cùng mình xem nhanh qua một số thống kê so sánh nhanh về tình hình hai nền kinh tế này nhé.

*Lưu ý: các phân tích số liệu chỉ có giá trị tại thời điểm thống kê.

Nhật Bản Thụy Sĩ
Diện tích 377.975 km² 41.285 km²
Dân số 125,8 triệu (2020) 8,637 triệu (2020)
GDP Cơ cấu GDP 5.633 tỷ USD (PPP, 2020)

  • dịch vụ: 31,2% GDP
  • công nghiệp: 20% GDP
677 tỷ USD (PPP, 2021)

  • dịch vụ: 71% GDP
  • công nghiệp 27% GDP
Tăng trưởng GDP 2.36% (2021) 3.71% (2021)
Tình hình xuất nhập khẩu Xuất khẩu
  • Các mặt hàng chính: ô tô, linh kiện điện tử,…
  • Các đối tác chính: Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,…
  • Các mặt hàng chính: ô tô, hóa chất,…
  • Các đối tác chính: Đức, Mỹ, Pháp, Ý, Trung Quốc,…
Nhập khẩu
  • Các mặt hàng chính: nhiên liệu, nguyên liệu thô và thực phẩm,…
  • Đối tác chính: Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Ả Rập,…
  • Các mặt hàng chính: Vàng, lương thực, thuốc, ô tô,…
  • Các đối tác chính: Đức, Ý, Pháp, Trung Quốc, Mỹ,…
Cán cân thương mại 2,1 tỷ USD (2019) 36 tỷ USD (2019)
Lạm phát 0.5% (2019) 0,4% (2019)
Thất nghiệp 2,4% (2019) 2,3% (2019)
Nợ công 257% GDP (#1, 2021) 42,69% GDP (2021)

Bảng trên là một số thống kê nhanh về hai nền kinh tế Nhật Bản và Thụy Sĩ. Chúng ta sẽ cùng phân tích sâu hơn một số chỉ số để nắm rõ đặc tính hai nền kinh tế này nhé.

  • Về cơ cấu GDP: Cả hai nền kinh tế Nhật Bản và Thụy Sĩ đề có đặc điểm là diện tích đất nhỏ hoặc phân mảnh:
    • Nhật Bản là quốc gia của tập hợp hơn 6000 hòn đảo và hơn 60% diện tích là rừng, bù lại Nhật có một vùng biển rộng lớn để khai thác thủy sản và du lịch.
    • Thụy Sĩ là quốc gia có diện tích nhỏ và phần lớn là đồi núi.

Những điều kiện tự nhiên này khiến hai quốc gia này rất khan hiếm tài nguyên và đất nông nghiệp, đây là lý do cho định hướng dịch vụ của hai nền kinh tế này.

  • Về tình hình thương mại:
    • Về xuất khẩu: cả hai nền kinh tế Nhật Bản và Thụy Sĩ đều xuất và khẩu những mặt hàng công nghiệp giá trị cao nhờ vào trình độ công nghệ cao của họ, giúp hai quốc gia này thu về rất nhiều ngoại tệ và là hai quốc gia có thặng dư thương mại thường niên dù tài nguyên thiên nhiên rất hạn chế.
    • Về nhập khẩu: cả hai quốc gia đều phải nhập khẩu những tài nguyên mà thiên nhiên không ưu đãi cho họ. Thụy Sĩ ngoài ra còn nhập khẩu vàng để dự trữ và để phục vụ cho ngành chế tạo đồng hồ cao cấp rất nổi tiếng của nước này. Vàng cũng là một trong những cặp giao dịch mà anh em trader cực kỳ thích vì độ biến động cao của nó.

Xem thêm: Chiến lược giao dịch vàng với Price Action

  • Lạm phát và thất nghiệp: cả hai quốc gia đều duy trì mức thấp ở hai chỉ số này, điều này tạo ra sự ổn định cho đồng nội tệ của họ, giúp ổn định các hoạt động kinh tế. Đặc biệt ở cả hai quốc gia này lãi suất chính sách đều âm – tức là gửi tiết kiệm thì bạn mất tiền còn vay tiền thì được thêm tiền. Điều này vô hình chung là kích thích sản xuất và chi tiêu, tạo thêm việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
  • Về mức nợ công/GDP:
    • Với Thụy Sĩ, mức nợ công trong nhiều năm luôn dưới 50% GDP đây là mức nợ rất an toàn cho quốc gia này.
    • Với Nhật Bản, từ 2010 đây là quốc gia đầu tiên có mức nợ công 200% GDP đến nay là 257%. Nguyên nhân của việc này là vì tỷ lệ tăng trưởng GDP liên tục suy giảm từ 2010 (-4,6%, 2020) và chính phủ Nhật Bản phải phát hành thêm trái phiếu để đáo hạn các khoản nợ cũ.

      kinh tế nhật bản

      Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Nhật Bản

3. Về hai nền chính trị 

Hai nền chính trị của Nhật Bản và Thụy Sĩ có thể nói là tương đồng nhau, hai quốc gia này luôn giữ quan điểm trung lập trên chính trường và hiện tại đang theo đuổi đường lối chính trị ôn hòa, hòa bình nên hầu như không có các xung đột địa chính trị nào đáng kể trên chính trường quốc tế.

Đời sống nhân dân ở hai quốc gia đều được chính phủ quan tâm săn sóc, các phúc lợi xã hội và môi trường sống tốt nhờ hoạt động kinh tế sạch đã giúp ổn định nền chính trị trong nước. Cả hai quốc gia đều có nền giáo dục tốt và tuổi thọ trung bình cao. Công dân ở hai quốc gia này đều được quyền tự do và dân chủ cao.

Tuy nhiên vì nền văn hóa phức tạp và nghiêm nghặt thì ở Nhật nảy sinh rất nhiều vấn đề xã hội như tự sát, trầm cảm, quấy rối, già hóa dân số,….

Trong quan hệ quốc tế cả hai quốc gia này đều có quan hệ tốt với các cường quốc lớn, và có sức ảnh hưởng nhất định đến các khu vực đang phát triển. Sức ảnh hưởng của Nhật là đặc biệt lớn lên khu vực Đông Nam Á khi mà Trung Quốc đang ngày càng bành trướng và Nhật vừa hay cũng có tranh chấp với Trung Quốc.

4. JPY và CHF – ngôi nhà tránh bão

Trên thị trường tài chính, những giai đoạn giông bão là không tránh khỏi, hơn nữa trong thời buổi kinh tế toàn cầu như hiện nay chu kỳ khủng hoảng – tăng trưởng ngày càng được thu hẹp và xuất hiện nhiều hơn những sự kiện bất ngờ. Những lúc như vậy các nhà đầu tư luôn tìm đến JPY và CHF vì tính ổn định của nó, nhưng tại sao nó ổn định?

  • Nhờ vị thế nền kinh tế

Nhờ vị thế là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới của mình nền kinh tế Nhật Bản luôn được tin tưởng mỗi khi thị trường biến động. Thêm nữa đây là đồng tiền có lãi suất thấp vì vậy trong các giao dịch quốc tế nếu sử dụng đồng tiền này sẽ giúp tối ưu chi phí cơ hội cho các nhà đầu tư.

Vị thế kinh tế của Thụy Sĩ tuy không cao trên bảng xếp hạng GDP toàn cầu, nhưng GDP đầu người lại đứng thứ 3 toàn thế giới (2021), về góc độ này thì đây là một nền kinh tế rất giàu có. Thụy Sĩ luôn có thể mua lại nội tệ của họ trên tay các nhà đầu tư bất cứ lúc nào nhờ khoản GDP khổng lồ đó, điều này giúp các nhà đầu tư yên tâm nắm giữ CHF đợi qua cơn giông thị trường mà không cần lo lắng về thanh khoản hay mất giá.

  • Sở hữu tài sản lớn, nợ ít

Tài sản lớn nhưng nợ ít lại có vẻ không đúng với nền kinh tế Nhật Bản, như anh em đã thấy mữa nợ 257% GDP ở trên. Theo thống kê của IMF mức nợ công trên 77% GDP sẽ làm giảm tốc độ phát triển của đất nước và điều này hoàn toàn ứng với Nhật Bản ở thời điểm hiện tại. Thời điểm hiện tại có lẽ các nhà đầu tư sẽ cân nhắc lại về JPY.

Điều này lại rất đúng với Thụy Sĩ, quốc gia giàu có này dự trữ rất nhiều vàng và ngoại tệ để bảo chứng cho CHF và nợ chỉ dưới 50% GDP. Có thể anh em đã nghe qua về Ngân hàng Thụy Sĩ và các “truyền kỳ” về ngân hàng bảo mật nhất thế giới, nơi cất giữ tiền của các tài phiệt. Với số tài sản này thì quả thực CHF rất an toàn trong những ngày khó ở của thị trường.

Xem thêm: Sức mạnh của đồng CHF – tại sao CHF là tiền tệ trú ẩn an toàn?

  • Dựa vào lịch sử thống kê

Một trong những phương pháp đầu tư hay giao dịch đó là dựa vào thống kê thị trường, về mặt này thì nền kinh tế Nhật Bản và Thụy Sĩ đã chứng minh bản thân rất tốt trong quá khứ khi mà lạm phát khá ổn định trong thời gian dài

kinh tế nhật bản

Đồ thị lạm phát ở Nhật Bản

Trên đồ thị anh em có thể thấy, thống kê lạm phát trong nền kinh tế Nhật Bản chu kỳ 10 năm nhìn chung khá thấp và không có những cú sốc. Có những thời điểm lạm phát âm – tức là giảm phát, đây chính là lúc những nhà đầu tư nắm giữ JPY kiếm được tiền.

kinh tế nhật bản

Đồ thi lạm phát ở Thụy Sĩ

Tương tự với đồ thị lạm phát của Thụy Sĩ chu kỳ 10 năm cũng giao động ổn định và cũng có những lúc nhà đầu tư kiếm được tiền nhờ lạm phát âm.

#Thực_chiến_NGHỀ_Trading

5. Khi nào thị trường có giông?

Chúng ta đã tìm hiểu về hai nền kinh tế trú ẩn rồi, tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng thực hiện giao dịch với những đồng tiền này, vì mức độ biến động thấp của chúng không tối ưu trong mọi hoàn cảnh thị trường và anh em có thể sẽ bỏ lỡ những cơ hội kiếm lợi nhuận lơi. Vậy lúc nào thì tìm đến JPY và CHF, anh em hãy cân nhắc một số trường hợp sau nhé.

  • Căng thẳng địa chính trị: tình hình thế giới thời hiện đại các xung đột thường xảy ra trên chính trường hơn là chiến trường, đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến các biến động xảy ra trên thị trường tài chính nơi mà các mối quan hệ tài chính giữa các quốc gia chồng chéo như hiện nay. Thậm chí có thể xảy ra phản ứng sụp đổ dây chuyền ảnh hưởng toàn bộ nền kinh tế thế giới nếu các nền kinh tế lớn xung đột mạnh.

kinh tế Nhật bản

Biến động của USD/JPY trước các sự kiện lớn

  • Chiến tranh: Cãi nhau không còn tác dụng thì đánh nhau là biện pháp cuối cùng, đây là trường hợp xấu nhất có thể xảy ra ở thời điểm hiện tại, khi chiến tranh xảy ra ở đâu nguồn tiền sẽ tháo chạy ngay khỏi nơi đó, nhất là các khu vực kinh tế quan trọng của thế giới, việc thiếu hụt sản xuất do chiến tranh có thể làm đứt gãy chuỗi cung ứng và lạm phát toàn cầu. Lúc này các tài sản trú ẩn sẽ được cân nhắc.
  • Suy thoái kinh tế: Suy thoái thường xảy ra sau một thời kỳ tăng trưởng nóng, khi niềm tin đạt đến cực cao thì mọi thứ có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Chính phủ các nước rất có thể sẽ bơm tiền và lạm phát sẽ dần lan ra toàn cầu. Lúc này những nước có dự trữ tài sản cao, tự cung tốt trong nền kinh tế sẽ là nơi trú ẩn an toàn.
  • Các sự kiện bất ngờ: thiên tai, dịch bệnh,… những tình huống bất ngờ như thế này cũng có thể làm nền kinh tế rối rắm này suy thoái thậm chí sụp đổ, một ví dụ điển hình mà anh em chúng ta đều biết là Covid-19.
  • Hành động của cá mập: đây cũng được xem là một sự kiện bất ngờ mà cần được nói rõ hơn. Nếu một ngày anh em nhìn thấy khối lượng mua vào đột biến trên các loại tài sản trú ẩn thì anh em cần biết rằng các cá mập với lợi thế thông tin của họ đang cố tránh khỏi một cơn bão lớn.

kinh tế Nhật bản

Dấu chân cá mập

Trên hình là đồ thị USD/CHF, sau một đợt giảm dài, cá mập đã mua vào lần đầu và tạo thành một nến rút chân + khối lượng gấp đôi mức trung bình, thị trường vẫn cần thời gian tích lũy thêm động lượng và củng cố tín hiệu bằng phân kỳ volume khi tạo đáy thấp hơn + volume thấp hơn, chứng tỏ thị trường đã hết người bán, sau đó là đợt tăng dài khoảng 3 tháng. Về các yếu tố cơ bản đây là lúc thị trường Mỹ thăng hoa (đầu 2018) nhờ các chính sách bảo hộ kinh tế của tổng thống Donald Trump làm USD tăng.

Các nguyên nhân trên thường mang tính nguyên lý và lịch sử, tuy nhiên trong thị trường thời điểm hiện tại đã có rất nhiều thay đổi, anh em không nên lấy làm cố định và hành động theo công thức, các nhận định cần được đặt vào bối cảnh cụ thể và kết hợp các phân tích tình hình phù hợp nhất để đưa ra quyết định nhé anh em.

6. Các loại tài sản trú ẩn khác

Chúng ta vừa tìm hiểu về nền kinh tế Nhật Bản và Thụy Sĩ – hai nền kinh tế trú ẩn rất hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn những lựa chọn khác để các nhà đầu tư tránh bão hay anh em trader chúng ta kiếm lợi nhuận khi thị trường biến động. Và không phải một nền kinh tế trú ẩn cũng được xem là an toàn, chúng ta cùng xem xét thêm một số món nữa nhé.

  • Vàng: dĩ nhiên rồi anh em, giá vàng luôn biến động ngược với lạm phát, tăng cao trong thời kỳ khủng hoảng. Rất nhiều cá mập không tin tưởng vào các nền kinh tế trú ẩn và với các đặc tính ưu việt của mình vàng mới là tài sản trú ẩn số 1.
  • Oil: Dầu hay vàng đen một trong những mặt hàng xương sống của nền kinh tế toàn cầu, thiếu dầu cũng khủng hoảng mà thừa dầu cũng khủng hoảng. Các quốc gia công nghiệp sẽ ưu tiên dầu là nguồn dự trữ cho mình để đáp ứng nhu cầu sản xuất hay sưởi ấm mùa đông. Tuy nhiên giá dầu thì lại dễ dàng bị thao túng bởi nhóm nhỏ các quốc gia khai thác dầu.
  • Silver: Giá kim loại này có xu hướng biến động cùng với vàng và rất ổn định so với vàng. Đây cũng là kim loại có tính ứng dụng rất lớn trong đời sống và nhu cầu là luôn có, khi nền kinh tế tăng trưởng trở lại nhu cầu sẽ tăng theo và giá tăng theo.
  • USD, EU, T-bill,… Nền kinh tế Mỹ và EU cũng là những nền kinh tế an toàn vì sức mạnh kinh tế và mối quan hệ liên minh nhiều mặt của họ, tuy nhiên mối liên hệ chặt này cũng có thể trở thành một cao dao hai lưỡi!

Mỗi loại tài sản trú thì được ưu tiên lựa chọn trong một tình huống khác nhau anh em nhé.

6. Kết luận

Bài viết trên đây là những thứ cơ bản về những tài sản trú ẩn an toàn trên thị trường tài chính, cụ thể là nền kinh tế Nhật Bản và Thụy Sĩ, những kiến thức được cung cấp là những dữ liệu quá khứ, để có thể ứng dụng anh em cần kết hợp thêm các phân tích cụ thể và phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại để tăng tỷ lệ thắng cho mình, đừng quên quản lý vốn để có thể tồn tại với thị trường và biến trading thành nghề anh em nhé.

Chúc anh em giao dịch gặt gái nhiều thành quả!

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.