Đọc vị nền kinh tế Trung Quốc

19.05.2022, 08:00 17 phút đọc

Trung Quốc đang là một quốc gia thu hút nhiều sự quan tâm trên thế giới, đây là nền kinh tế được đánh giá sẽ trở thành một siêu cường và là đối trọng chính của Mỹ trong tương lai. Vậy các đặc điểm nền kinh tế quốc gia này hoạt động như thế nào, điểm mạnh và hạn chế là gì, nguy cơ và cơ hội ở đâu trong nền kinh tế hiện đại ngày nay?

Nền kinh tế Trung Quốc trong những năm gần đây đã trỗi lên mạnh mẽ, được mệnh danh là công xưởng của thế giới. Mới đây nhất tổng tài sản Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới về tổng tài sản. Với quan hệ giao thương với hầu hết các nền kinh tế lớn nhất trên thế giới và cũng là thị trường tiêu thụ hàng đầu của thế giới thì kinh tế Trung Quốc luôn là chủ đề được các nhà đầu tư toàn cầu quan tâm, trong bài viết hôm nay hãy cùng mình tìm hiều về nền kinh tế thú vị này nhé.

#Kiến_thức_phục_vụ_NGHỀ_Trading

1.Tổng quan nền kinh tế Trung Quốc

*Lưu ý: các phân tích dữ liệu chỉ có giá trị tại thời điểm công bố

Diện tích: 9.572.900 km²

Dân số: 1.412.952.000 (2021)

Mật độ dân số: 147,6 người/km²

kinh tế trung quốc

Trung Quốc

GDP tính theo sức mua tương đương trong năm tài chính 2020 của nền kinh tế Trung Quốc là 24.191 nghìn tỷ USD – lớn nhất thế giới, chiếm tới 18,4% tổng GDP toàn cầu.

*Tính theo GDP danh nghĩa thì Hoa Kỳ lớn nhất, tuy nhiên GDP danh nghĩa không chính xác lắm và khó lòng so sánh giữa các quốc gia.

kinh tế Trung Quốc

Tăng trưởng GDP của Trung Quốc

Tăng trưởng GDP của Trung Quốc có xu hướng giảm kể từ 2010 đến nay, năm giảm mạnh nhất là 2020 với tăng trưởng từ 6% năm 2019 xuống còn 2,3% vào năm 2020. Tuy là giảm nhưng khách quan mà nói đây là năm đại dịch, hơn nữa với chính sách zero covid của Trung Quốc thì nền kinh tế bị phong tỏa rất chặt. Mục tiêu của chính phủ là hi sinh ngắn hạn để đảm bảo kinh tế dài hạn.

Xem thêm: Chợ lớn nhất Bắc Kinh đóng cửa, lockdown khu vực mới bùng phát virus

Hiệu quả của nó đã được thấy rõ khi 2021 nền kinh tế Trung Quốc mở cửa lại và tăng trưởng GDP đạt 8% vẫn giữ vững vị trí số một của mình kể từ 2014 tới nay.

Cơ cấu GDP của nền kinh tế Trung Quốc có tỷ trọng lớn nhất là hai nhóm ngành nông nghiệp, công nghiệp với mức đóng góp lên tới 60% GDP.

kinh tế trung quốc

Cơ cấu GDP Trung Quốc

Trung Quốc có tài lượng nguyên thiên nhiên khổng lồ với giá trị ước tính lên tới 23 nghìn tỷ USD, 90% trong số đó là than đá, kim loại và đất hiếm.

Trung Quốc là nhà sản xuất gạo lớn nhất thế giới và là một trong những nhà cung cấp chính lúa mì , ngô (bắp), thuốc lá , đậu tương, lạc và bông . Quốc gia này là một trong những nhà sản xuất lớn nhất thế giới về một số sản phẩm công nghiệp và khoáng sản – bao gồm vải bông, vonfram và antimon – và là nhà sản xuất quan trọng của sợi bông, than đá, dầu thô và một số sản phẩm khác

Vai trò của kinh tế nhà nước là rất lớn trong nền kinh tế Trung Quốc, nhóm các doanh nghiệp nhà nước đóng góp tới 40% tổng GDP của nền kinh tế. Trung Quốc là quốc gia có nhiều công ty nằm trong danh sách Fortune Global 500 nhất với 129 công ty, trong đó 91/129 là doanh nghiệp nhà nước (2020)

Đây là một nền kinh tế mà chính phủ nắm khá chặt, với vị thế là nền kinh tế lớn nhất thế giới nhưng “điểm số mức độ dễ kinh doanh” chỉ xếp thứ 31 toàn cầu là hoàn toàn không tương xứng. Trung Quốc nổi tiếng với việc bảo hộ doanh nghiệp trong nước và thâu tóm công nghệ của nước ngoài. Tuy nhiên đây vẫn là thị trường xuất khẩu mơ ước của các quốc gia sản xuất vì người Trung Quốc rất đông, tiêu rất nhiều và các tiêu chuẩn nhập khẩu không khắt khe như Mỹ hay EU.

Trong quan hệ thương mại quốc tế, Trung Quốc là một trong những nhà xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa lớn nhất, đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu.

Xuất khẩu $2.499 tỷ (2020) Nhập khẩu: $2.060 tỷ (2019)
Đối tác chính
  • Liên minh châu Âu 17,2%
  • Hoa Kỳ  16,7%
  • ASEAN  12,83%
  • Hồng Kông  12,16%
  • Nhật Bản  5,91%
  • Hàn Quốc  4,37%
  • Ấn Độ  5,08%
  • Nga  2,64%
  • Còn lại 23,33%
  • Liên minh châu Âu 12,82%
  • ASEAN 12,58%
  • Hàn Quốc 9,58%
  • Nhật Bản 8,45%
  • Đài Loan  8,32%
  • Hoa Kỳ  7,24%
  • Ấn Độ 1,03%
  • Brazil  3,63%
  • Còn lại 33,74%
Mặt hàng xuất khẩu
  • Nông sản 3,2%
  • Nhiên liệu và các sản phẩm khai thác 2,4%
  • Mặt hàng sản xuất chế tạo 94,3%
  • Còn lại 0,1%
  • Nông sản 9,5%
  • Nhiên liệu và các sản phẩm khai thác 21,3%
  • Mặt hàng sản xuất chế tạo 64,4%
  • Còn lại 4,8%

Như bảng trên anh em có thể thấy Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của của nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ hay EU, đúng như thế mạnh của mình, các mặt hàng xuất khẩu chính của Trung Quốc là các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp.

Cán cân thương mại của nền kinh tế Trung quốc trong năm 2019 thặng dư tới 439 tỷ USD, đây là một con số khổng lồ. Nếu đem so sánh với GDP danh nghĩa của Việt Nam khoảng 400 tỷ USD (2021) thì chỉ riêng hoạt động giao thương của họ đã lớn hơn tổng thu nhập của chúng ta.

Lạm phát trong nền kinh tế Trung Quốc trong 10 năm trở lại đây giảm dần và duy trì ổn định ở mức thấp dưới 3% hàng năm, việc này hỗ trợ khá tốt và rất cần thiết cho một nền kinh tế giao thương lớn. Nếu đồng tiền của Trung Quốc mà biến động quá mạnh thì sẽ rất khó để giao thương khi mà lợi nhuận cho các nhà kinh doanh thường rất khó dự doán và gia tăng khả năng đầu cơ thị trường.

kinh tế Trung quốc

Lạm phát của Trung Quốc

Xong để duy trì lạm phát ổn định và giảm dần thì thứ hy sinh đầu tiên là tỷ lệ thất nghiệp, tuy nhiên ở Trung Quốc có một chút khác, anh em có thể quan sát biểu đồ dưới đây để thấy rõ hơn.

kinh tế Trung quốc

Tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc

Tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc từ năm 2010 không tăng đáng kể so với mức giảm tỷ lệ lạm phát ở nước này, cụ thể sau 10 năm tỷ lệ thất nghiệp chỉ tăng 0.2% (cao nhất là 0.5%). Điều này có được là nhờ nguồn dự trữ ngoại hối khổng lồ lên tới 3.3 nghìn tỷ USD (2015). Với lượng dự trữ lớn này, rất dễ để Trung Quốc hỗ trợ cho đồng nội tệ ổn định, thậm chí Trung Quốc còn bị Mỹ cáo buộc thao túng tỷ giá dẫn đến chiến tranh thương mại dưới thời tổng thống Donal Trump.

Xem thêm: Mỹ cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ, căng thẳng thương mại leo thang

Về tình hình nợ công, Trung Quốc có mức nợ công lên tới 77,8% GDP ở thời điểm hiện tại, tức hàng chục nghìn tỷ USD. Tuy nhiên so với quy mô tài sản >120 nghìn tỷ USD (2021) của quốc gia này thì số nợ này không đáng kể.

kinh tế trung quốc

Nợ công của Trung Quốc (% GDP)

Xếp hạng tín dụng

kinh tế trung quốc

Xếp hạng tín dụng của Trung Quốc

Với các mức điểm A thì nền kinh tế Trung Quốc được xem là ổn định và rủi ro thấp, nhưng so với Mỹ hay EU thì rõ ràng thua một bậc. Tuy nhiên đây vẫn là một thị trường rất hấp dẫn đầu tư vì lực lượng lao động dồi dào, tài nguyên phong phú và tốc độ phát triển ấn tượng của nó.

Tỷ giá USD/CNY hiện tại (05/2022) là ~6,73, Trong nhiều năm Trung Quốc luôn giữ cho tỷ giá của CNY so với USD giao động từ 6 đến 7. Điều này rất có lợi cho hoạt động giao thương của Trung Quốc và minh chứng là hàng năm đều mang về hàng trăm tỷ USD thặng dư thương mại cho quốc gia này.

Nhìn chung nền kinh tế Trung Quốc là một đối trọng đáng gờm cho Mỹ và EU ở khu vực Châu Á, không chỉ đối trọng về kinh tế mà Trung Quốc còn dần trở thành một siêu thế lực phía Đông cạnh tranh với phương Tây về mọi phương diện như, chính trị, sức mạnh quân sự, khoa học công nghệ,… mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở những phần sau.

2. Nền chính trị của Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia Xã hội chủ nghĩa lớn nhất trên thế giới, toàn bộ quyền lực nằm trong tay Đàng Cộng sản Trung Quốc và có rất nhiều hạn chế trong xã hội như quyền tự do internet, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do tôn giáo,… có thể nói đây là một nền trính chị rất nghiêm ngặt.

Tuy nhiên với quyền lực của mình Đảng Cộng sản Trung quốc đã làm rất tốt trong việc phát triển kinh tế và giải quyết đói nghèo khi tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo năm 2019 chỉ còn 0,1%.

kinh tế trung quốc

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo của Trung Quốc

Về quan hệ ngoại giao, Trung Quốc có quan hệ với khoảng 180 quốc gia, và là một trong 5 quốc gia của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc là Nga. Hai nước này có cùng hệ tư tưởng chính trị và đối thủ là Mỹ và EU, trong các cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc Trung Quốc và Nga thường xuyên bỏ phiếu giống nhau.

Trung Quốc cũng được xem là khá hung hăng khi mà có tranh chấp với nhiều khu vực trên thế giới như Biển Đông, Biển Hoa Đông, Mông Cổ, Đài Loan, Ấn Độ,… Tuy nhiên các tranh chấp của Trung Quốc thường là dai dẳng hơn là cục mịch, cộng với vị thế kinh tế và lực lượng quân sự lớn nhất thế giới (2,3 triệu lính tại ngũ 2012) rất khó để thế giới mạnh tay với Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp và kiện tụng.

Có thể nói nền chính trị Trung Quốc đang tỏ ra hiệu quả và khá ổn định, liên tục tạo thêm sức ảnh hưởng lên các khu vực có tiềm năng trong tương lại như Đông Nam Á, Châu Phi,…

3. CNY – kẻ thách thức USD!

kinh tế trung Quốc

CNY – kẻ thách thức USD

Thị trường Trung Quốc là nơi có 3/10 sở giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới (Hồng Kông, Thâm Quyến, Thượng Hải) có thể nói đây là thị trường rất nhiều tiền. Vì là nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất và nhập khẩu lớn nhì thế giới nên CNY tự nhiên cũng có chỗ đứng nhất định trên thị trường.

CNY – Nhân dân tệ là đồng tiền chính của Trung Quốc, đồng tiền này luôn mang tiếng là bị thao túng và cùng với đồng Rúp của Nga đang dần thách thức vị thế của USD trong nền kinh tế hiện đại, chúng ta hãy xem xét một số cách mà CNY tạo ảnh hưởng lên thị trường và thách thức USD nhé.

  • Một vành đai một con đường: được đề xuất vào năm 2017, Đây là sáng kiến của Trung Quốc nhằm kết nối Trung Quốc với các nền kinh tế chính trên thế giới bằng một hệ thống cơ sở hạ tầng liên lục địa, tạo ra lợi thế giao thương cực lớn cho nước này. Dĩ nhiên là đối thủ của họ EU và Mỹ đã nhiệt liệt phản đối, tuy nhiên đến nay kế hoạch này vẫn được tiến hành mặc dù không dễ dàng và vẫn chưa hoàn thành.

kinh tế trung quốc

Một vành đai, một con đường

Kế  hoạch triển khai hai tuyến đường này là Trung Quốc sẽ cùng các nước trên con đường đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ giao thương toàn cầu, tuy nhiên nếu không có tiền đầu tư Trung Quốc sẽ cho vay, nếu quốc gia đó không trả nợ được thì công trình đó sẽ được gán nợ cho Trung Quốc, như vậy rất có khả năng Trung Quốc sẽ chỉ cho hàng hóa của mình đi qua còn của các nước khác thì thu phí cao.

  • CNY và Oilvới vị thế nhập khẩu dầu lớn (25% sản lượng của Ả rập) và đồng minh với Nga (xuất khẩu dầu lớn) Trung Quốc bắt đầu các hợp đồng nhập khẩu dầu bằng CNY (Petroyuan), điều này làm giảm cầu mạnh mẽ với USD và đưa đồng CNY lên một vị thế mới, Trung Quốc không còn phải mua USD và làm giàu cho Mỹ nữa.

Tuy nhiên kế hoạch này được nhận định là không thể thành công sớm được vì ảnh hưởng của Mỹ vẫn là rất lớn và tai tiếng thao túng tỷ giá của CNY cũng khiến cho các nhà xuất khẩu dầu e ngại.

Xem thêm: Đồng CNY có gì đặc biệt? Trung Quốc quản lý tiền tệ như thế nào?

#Thực_chiến_NGHỀ_Trading

4. Các chỉ số theo dõi nền kinh tế Trung Quốc

*Lưu ý: Các cặp chỉ số được so sánh dưới đây là có mối quan hệ tuy nhiên chúng không mang tính quy luật tuyệt đối, anh em cần kết hợp thêm các phân tích với các chỉ số vĩ mô khác để có cái nhìn chính xác nhất có thể.

Ngoài các chỉ báo theo dõi thị trường tương tự như nền kinh tế Mỹ, EU hay UK là các chỉ số chứng khoán, GDP, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp,… thì với đặc tính là quốc gia xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới anh em cần đặc biệt quan tâm tới một số chỉ báo sau:

  • Sản lượng công nghiệp: Đây là thế mạnh của Trung Quốc – công xưởng của thế giới. Nếu chỉ số này giảm chứng tỏ nguồn vốn đầu tư đang dần dịch chuyển đi đến các khu vực sản xuất tốt hơn và nhu cầu với hàng hóa Trung Quốc không còn cao, ảnh hưởng trực tiếp lên GDP của nền kinh tế Trung Quốc.

kinh tế trung quốc

Tương quan USD/CNH với sản lượng công nghiệp của Trung Quốc

Trong suốt những năm sản lượng công nghiệp của Trung Quốc giảm thì đồng CNH (Nhân dân tệ dùng để mua bán quốc tế) cũng giảm giá so với USD làm cho cặp tỷ giá USD/CNH tăng cao và ngược lại, đến năm 2020 khi sản lượng tăng cao thì nhu cầu đồng Nhân dân tệ cũng tăng cao làm cho giá CNH tăng lên và cặp USD/CNH giảm giá.

  • Cán cân thương mại: Cán cân thương mại còn thặng dư thì nền sản xuất trong nước còn phát triển, nếu thâm hụt thương mại thì nền kinh tế Trung Quốc sẽ mất đi ảnh hưởng của mình theo hiệu ứng dây chuyền vì thương mại có thể nói là vai trò quan trọng nhất của Trung Quốc trên trường quốc tế.

Từ những năm 2010 đến 2017 là thời kỳ thế giới hòa bình và phát triển, Trung Quốc bán được rất nhiều hàng cho EU và thặng dư rất lớn, làm cho giá CNH so với EUR liên tục tăng và cặp tỷ giá EUR/CNH giảm liên tục. Tuy nhiên mỗi lần thâm hụt thâm thương mại anh em sẽ thấy giá CNH giảm nhẹ làm cho EUR/CNH tăng lên vì Trung Quốc bán được ít hàng hơn nên một phần cầu tiền với CNH cũng bớt đi làm CNH giảm.

Tương quan giữa EUR/CNH và Cán cân thương mại của Trung Quốc

  • Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc – PBOC: là một trong những Ngân hàng Trung ương lớn nhất thế giới, đây là cơ quan có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá đồng CNY và những cú trade của anh em. Việc theo dõi các chính sách của cơ quan này có thể giúp anh em phần nào cải thiện tỷ lệ thắng cho các cú trade của mình. Một trong những công cụ mạnh nhất của các Ngân hàng Trung ương là lãi suất, anh em cùng quan sát tương quan dưới đây nhé.

Tương quan giữa USD/CNH với lãi suất của Trung Quốc

Trong suốt giai đoạn PBOC giảm lãi suất làm cho đồng Nhân dân tệ nhìn chung có xu hướng giảm giá so với USD. Tuy nhiên sau đó ở giai đoạn lockdown toàn cầu dù lãi suất vẫn giảm để kích thích nền kinh tế thì giá CNH so với USD lại tăng mạnh. Điều này xảy ra không phải do CNH tăng giá, thực tế nó khá ổn định, nguyên nhân chính là lạm phát 2021 của Mỹ liên tục tăng lên đến ~7% và chính việc này làm cho USD/CNH giảm giá. Quay trở lại 2022 kinh tế bình thường thì CNH đã lại giảm giá.

5. Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về nền kinh tế Trung Quốc, có thể nói đây là một siêu cường tiềm năng nhờ những khả năng tận dụng tốt những lợi thế của mình và các chính sách kinh tế nhất quán do đặc điểm chính trị một đảng cầm quyền. Nắm bắt các yếu tố cơ bản giúp anh em tránh được phần nào thua lỗ trong trading. Tuy nhiên để kiếm lợi nhuận lâu dài và ổn định đòi hỏi một quá trình học hòi và rèn luyện, thêm nữa là đừng quên quản lý rủi ro.

Hy vọng rằng bài viết sẽ cung cấp được cho anh em những thông tin hữu ích để kết hợp thêm với những phân tích cá nhân của mình, tạo ra lợi thế trong việc giao dịch cho anh em. Chúc anh em giao dịch gặt hái nhiều thành quả.

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.