VNREBATES

Lending là gì? Bản chất và những điều cần biết về Lending trên thị trường Crypto

09.10.2021, 06:11 14 phút đọc

Hình thức Lending đã tạo làm thay đổi lớn trên thị trường tiền điện tử. Không chỉ góp phần sinh lãi trên khoản tiền nhàn rỗi của người cho vay, Lending còn gia tăng lợi nhuận đầu tư của người đi vay và tạo ra lợi ích kinh tế. Do đó, ngoài việc hiểu đúng bản chất Lending, các bạn cũng nên hạn chế vì vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro không thể tránh khỏi. Chúc các bạn đầu tư thành công.

Lending, hiểu nôm na là “cho vay”, một hình thức giao dịch từng bùng nổ năm 2017 với hàng loạt dự án ra đời liên tục và tạo tiếng vang như: Regalcoin, Ifan, Etherbanking,…Từ đó, cụm từ “Lending” đã và đang tạo ra xu hướng giao dịch mới trong lĩnh vực tài chính. Hiện nay, phương thức này ngày càng đa dạng, không chỉ được biết đến rộng khắp, còn được công nhận trên các sàn Binance Lending, Poloniex,..đồng thời còn được sử dụng đế phát triển các nền tảng riêng biệt.

Để có thể hiểu rõ hơn về Lending là gì? Hãy cùng VnRebates tìm hiểu qua bài viết say đay nhé, song, chúng tôi sẽ khai thác các vấn đề xung quanh câu hỏi “Lending là gì trong thị trường Crypto” và việc ứng dụng trên thị trường Crypto hiệu quả nhất.

1. Thế nào là Lending?

1.1. Lending là gì? Định nghĩa trên thị trường tài chính.

Cụm từ “Lending” trong tiếng Anh chắc hẳn không xa lạ với các bạn, hiểu đơn thuần, Lending là “cho vay” nhằm chỉ một người sử dụng tài sản nhàn rỗi của mình để cho người khác vay, sau một khoảng thời gian người cho vay sẽ nhận được khoản vốn gốc và lãi suất tăng kèm. Nghe có vẻ chẳng khác gì việc chúng ta đi vay tiền ngân hàng (Bank Lending) đúng không nào?

Tuy nhiên, hiện nay hình thức cho vay Lending thông thường (Bank Lending) còn quá khắc khe như thời hạn, tài sản đảm bảo, sinh lời kém,…Từ đó một thị trường ngách đáp ứng nhu cầu các Trader ra đời, đó là hình thức Crypto Lending, hay còn gọi Lending trên thị trường tiền điện tử. Vậy, Lending là gì trong thị trường này?

1.2 Lending trên thị trường tiền điện tử là gì?

Trên thị trường Crypto, Lending được hiểu là hình thức cho vay Coin/Token với cam kết trả gốc (Coin/Token) cộng với khoản lãi tại thời điểm trong tương lai. Quy trình Lending này hoàn toàn khác với hình thức MLM Lending (tiền nhiệm của Lending ngày nay). MLM Lending tức nhà đầu tư sẽ sử dụng các đồng coin chính thống (BTC, ETH,..) để mua coin có cơ chế Lending và giữ chờ giá hoặc nhận lãi tháng. Tuy nhiên, do các vấn đề phát sinh, hình thức MLM Lending không còn phổ biến và thay vào đó khái niệm Lending như đã nói ở trên.

lending là gì

Tham khảo ví dụ sau đây để hiểu về hình thức Lending:

Bạn Lending 100 đồng USDT trên Binance Lending với lãi suất 6.8%năm với kỳ hạn 30 ngày. Thì sau 30 ngày số tiền bạn nhận về sẽ gồm:

  • Tiền gốc: 100 USDT
  • Tiền lãi: 100*6.8%*(30/365)=0.5589

=> Tức tổng lãi gốc nhận về là 100 + 0.5589 = 100.5589 USDT

Qua đó, các bạn thấy để chúng ta hoàn toàn có thể sinh lãi từ việc cho vay Lending một lượng coin nhàn rỗi trên tài khoản của bạn để tạo gia tăng số coin. Việc Lending với số vốn càng lớn và thời gian càng lâu sẽ tạo ra khoản lợi nhuận khổng lồ cho bạn.

1.3. So sánh Crypto Lending và Bank Lending

Sau đây là một số so sánh giữa hai hình thức cho vay phổ biến này:

  Crypto Lending Bank Lending
Quy trình Lending
  • Xử lý nhanh chóng và gọn lẹ: quá trình xử lý khoản vay chỉ mất tối đa vài phút đến vài giờ.
  • Crypto Lending được số hóa hoàn toàn và không có thủ tục giấy tờ vật lý nào.
  • Tính chuyển đổi dễ dàng giữa các tài sản
  • Xử lý chậm và phê duyệt mất hàng tuần.
  • Bank Lending quá trình cồng kềnh và tốn rất nhiều giấy tờ.
  • Tính chuyển đổi giữa các tài sản kém. Nếu bạn muốn chuyển đổi tài sản phải làm hồ sơ rất mất thời gian.
Thanh khoản của tài sản
  • Cho vay tiền điện tử hoạt động với tài sản thế chấp tiền điện tử đa dạng và tính thanh khoản rất cao.
  • Được quyền vay cao hơn giá trị tài sản thế chấp (Under-collateralized assets)
  • Cho vay ngân hàng với tài sản thế chấp hạn chế theo quy định pháp luật, tính thanh khoản thấp.
  • Thường được cho vay thấp hơn giá trị tài sản thế chấp (Over-collateralized assets)
Mức độ linh hoạt
  • Với Crypto Lending, người vay có nhiều tùy chọn trực tiếp từ “phòng ngủ” của bạn như thời hạn của khoản vay, lựa chọn tiền tệ, hoặc và tỷ lệ khoản vay,…
  • Với Bank Lending, bạn phải đến ngân hàng và các điều khoản trong hợp đồng hết sức phức tạp.
Khả năng sinh lời
  • Bạn hoàn toàn sinh lãi từ khoản cho vay.
  • Không thể

Xem thêm: Các kênh đầu tư tài chính hiệu quả mà bạn không nên bỏ lỡ

2. Cách thức hoạt động của Lending trên thị trường tiền điện tử.

2.1. Những ai tham gia quá trình này?

Sau khi, đã tìm hiểu được bản chất Lending là gì, thì sau đây chúng tôi giới thiệu cho các bạn về quy trình Lending và các thành phần tham gia. Người cho vay và người đi vay trong hoạt động cho vay Lending tiền điện tử được kết nối thông qua một bên thứ ba. Bên thứ ba này có thể là nền tảng cho vay tiền điện tử trực tuyến, hoạt động như một trung gian đáng tin cậy, điển hình như ETHLend, Dharma, NEXO, Compound, …

Vì vậy, để quá trình này diễn ra, cần phải có ba bên tham gia: người cho vay, nền tảng cho vay.

+ Những người cho vay: là nhà đầu tư muốn cho vay tiền điện tử. Đây có thể là bất kỳ ai đang nắm giữ tiền điện tử chờ giá trị tăng cao (HOLD-ers). Mục đích của người cho vay là mong muốn có thêm nguồn thu nhập dựa trên tài sản nhàn rỗi, hoàn toàn cao hơn so với gửi tiết kiệm ngân hàng.

+ Những người đi vay. Đây có thể là một cá nhân hoặc một doanh nghiệp đang tìm kiếm nguồn vốn và nên sử dụng tài sản tiền điện tử hoặc tiền pháp định làm tài sản thế chấp để có được nguồn vốn. Mục đích của người đi vay có thể là kỳ vọng coin tăng giá, sau đó đem bán và trả phần gốc lãi cho người đi vay, hoặc sử dụng nhằm thanh toán…

+ Nền tảng cho vay tiền điện tử: có chức năng xử lý giao dịch liên quan đến cho vay và đi vay. Khi nói đến các nền tảng này, chúng ta phải kể đến các nền tảng phi tập trung (DeFi), nền tảng tập trung (CeFi). Trong đó, các nền tảng này được định nghĩa như sau:

  • CeFi (Centralized Finance): là nền tảng lending tập trung, hiển đơn giản là người cho vay và người đi vay cùng nhau thực hiện quyền và nghĩa vụ trực tiếp thông qua nền tảng mạng lưới lending (chủ thể trung gian thứ 3)
  • DeFi (Decentralized Finance ): là nền tảng lending phi tập trung, ngược lại với CeFi, DeFi tập trung vào việc loại bỏ yếu tố trung gian. Hay nói cách khác các hoạt động cho vay – đi vay giữa 2 phía sẽ đượ diễn ra trực tiếp hoàn toàn trên Hợp đồng thông tin (Smart Contract).

Xem thêm: Đón đầu xu hướng DeFi 2020-2021 (Kỳ 1): Điều gì làm nên hệ sinh thái DeFi?

2.2. Các bước trong quy trình Lending

Chúng ta hãy xem hình ảnh dưới đây giải thích quá trình cho vay tiền điện tử hoạt động như thế nào sau đây nhé:

lending là gì

  • Bước 1: Người đi vay sẽ thực hiện yêu cầu vay tiền trên Nền tảng cho vay (Lending Platform). Việc thực hiện hoàn toàn trực tuyến nên rất dễ dàng cho bất kỳ đối tượng nào.
  • Bước 2: Sau khi Nền tảng cho vay chấp nhận yêu cầu, người vay đặt cọc tài sản thế chấp bằng tiền điện tử của mình. Người vay sẽ không thể lấy lại số tiền đã đặt cọc cho đến khi họ phải hoàn trả lại tất cả khoản vay của mình.
  • Bước 3: Nhà đầu tư (người cho vay) thực hiện cung cấp khoản vay tự động thông qua Lending Platform. Quá trình Lending này, thông thường ban đầu sẽ không hiển thị số dư tiền điện tử biến động trên tài khoản đến khi giao dịch chuyển quyền thành công sang bên Người đi vay.
  • Bước 4: Lãi suất ấn định được trả cho nhà đầu tư, thường là hàng tuần hoặc hàng tháng, và gốc sẽ được trả cuối kỳ vay.
  •  Bước 5: Sau khi người đi vay trả lại khoản vay, họ sẽ nhận lại tài sản thế chấp bằng tiền điện tử của mình.

Qua quy trình này, đã cho các bạn thấy, hình thức cho vay tiền điện tử hay vay thông thường tuy có sự khác biệt nhưng bản chất đều là giống nhau. Trong một số trường hợp, quy trình Lending được xử lý thông qua sử dụng Hợp đồng thông minh (Smart Contract), làm cho toàn bộ quá trình cho vay và đi vay an toàn, đặc biệt việc thực thi hợp đồng được chỉnh chu và nghiêm khắc hơn.

3. Thế nào là Lending trên các sàn giao dịch tiền điện tử?

3.1. Cơ chế hoạt động Lending trên sàn.

Ngoài loại hình Lending trên Nền tảng cho vay (Lending Platform) như đã đề cập ở trên, các bạn có thể lựa chọn hình thức Lending trực tiếp trên sàn tiền điện tử giúp nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Lending trên sàn tương tự như việc bạn đem tiền nhàn rỗi của mình gửi vào ngân hàng và nhận đều đặn lãi suất hằng tháng vậy. Vậy thì ngân hàng lấy số tiền đó để sinh ra lãi như thế nào? Đáp án cho câu hỏi này là đi vay lại. Đó cũng chính là cơ chế hoạt động của các sàn điện tử, họ sẽ huy động với nguồn vốn rẻ và cho vay lại với lãi suất cao và các sản đứng giữa ăn khoản chênh lệch.

lending là gì

Hiện nay tại Việt Nam, một số sàn giao dịch Crypto đang cung cấp dịch vụ Lending/Borrow coin nổi bật phải kể đến như: Bitfinex, Gate.io, Binance, Poloniex,…

3.2. Bản chất của Lending trên sàn giao dịch

Mục đích của việc vay coin trên các sàn giao dịch nhằm huy động thêm vốn để tối đa hóa lợi nhuận dựa trên đòn bẩy tài chính. Hay nói cách khác, Leding trên sàn còn được xem như dịch vụ Margin Trading –  một hình thức giao dịch đòn bẩy với mức ký quỹ quy định. Số coin mà nhà đầu tư vay được từ sàn giao dịch đều có thể xuất phát từ 2 nguồn chính, đó là: coin dự trữ của sàn hoặc nguồn coin nhàn rỗi được huy động từ các nhà đầu tư khác.

Thực chất, khi các sàn cho vay thì nguồn coin dự trữ chỉ mang tính “back-up” hay nói cách khác, khi nào nguồn coin nhàn rỗi dần cạn thì mới sử dụng đến. Và tất nhiên, hầu hết lượng coin sàn cho vay đều đến từ nguồn coin nhàn rồi. Điều đáng nói ở đây, chính là mức chênh lệch lãi suất sàn đang cho bạn vay cao hơn rất nhiều so với lãi suất coin huy động.

Ví dụ: Trên sàn Binance, lãi suất huy động trong 7 ngày của đồng USDT 4.24%/năm nhưng lãi suất khi cho vay lên đến 0.07%/ngày tức tương đương 25.5%/năm, đây là mức lãi suất cho vay rất cao. 

lending là gì

Lãi suất cho vay đồng USDT 0.07%/ngày tương đương 25.5%/năm

lending là gì

Lãi suất huy động tiền gửi đồng USDT là 4.24%/năm

Qua đó, ta thấy sàn giao dịch sẽ ăn “rất đậm” từ chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào. Ngoài ra, các sàn giao dịch tiền điện tử còn thu các loại phí liên quan khi bạn mở tài khoản vay.

Xem thêm: Vai trò của Interest rate với thị trường forex

4. Có nên Lending hay không?

Để có câu trả lời thỏa đáng, hãy cùng đánh giá rủi ro và cơ hội trong mảng đầu tư theo hình thức Lending này nhé:

– Cơ hội: Lending giúp các Traders gia tăng đòn bẩy, đặc biệt với các đồng coin tăng giá mạnh. Nếu các bạn xác định hold đồng coin dài hạn, thì việc Lending coin có thể khuyến nghị để nâng cao thêm thu nhập thụ động của bản thân. Ngoài ra, Lending crypto hoàn toàn vượt trội về nhiều mặt hơn so với bạn vay ngân hàng, đồng thời còn cho phép nhà đầu tư tự tìm kiếm thêm tiền từ chính số coin nhàn rỗi của mình.

– Rủi ro: Đi đôi với lợi nhuận cao thì rủi ro từ Lending cũng cao, tài sản của bạn dễ dàng bị giảm giá mạnh khi lending coin. Trong trường hợp coin dump giá, bạn rất dễ rơi vào tình cảnh không kịp thời cắt lỗ từ đó số tiền lãi nhận được hoàn toàn không thể đủ bù đắp thua lỗ.

Ngoài ra, đặc biệt với hình thức Platform Lending còn xuất hiện thiếu minh bạch và không uy tín. Khi gặp nền tảng hay sàn scam, bạn hoàn toàn có thể rơi vào cảnh sẽ bị mất trắng, hoàn toàn không nhận được bất kỳ khoản tiền nào.

Qua đó, ta thấy dịch vụ Lending luôn mang đến cho bạn những cơ hội vượt trội và song hành các nguy cơ tiềm ẩn khó kiểm soát được. Do đó việc có nên đầu tư hay không thì hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích, mục tiêu cá nhân, mức tỷ suất và rủi ro chấp nhận,…Và hy vọng bài viết đến đây đã giúp các bạn tự bản thân quyết định việc sử dụng Lending. Tóm lại, dịch vụ Lending uy tín và bạn nên trải nghiệm và luôn cân nhắc các rủi ro song hành.

Kết luận

Qua bài viết trên, VnRebates hy vọng các bạn đã hiểu tất tần tật về loại hình dịch vụ rất tiềm năng Lending này. Hy vọng với bạn trả lời được thắc mắc Lending là gì và những kiến thức bổ ích đó sẽ giúp các bạn đưa ra những lựa chọn thật sáng suốt, phù hợp cho bản thân trong sự nghiệp đầu tư của mình. Chúc các bạn thành công!

VnRebates tổng hợp 

Theo Coinmarketcap, Bankrate 

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.