VNREBATES

Mô hình con dơi là gì? Cách giao dịch với Bat Pattern hiệu quả

06.04.2023, 15:29 9 phút đọc

Trong nhóm mô hình harmonic thì có rất nhiều các mô hình biến thể của các con vật . Ví dụ như mô hình con dơi, con bướm,… Và bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau khám phá mô hình con dơi hay còn gọi là Bat Pattern nhé!

Mô hình con dơi (Bat Pattern) là gì?

Mô hình con dơi (Bat Pattern) là một mô hình biến thể của động vật thuộc nhóm mô hình giá Harmonic được Scott Carney phát triển và nó đã được ông viết trong một cuốn sách có tên là: “Harmonic Trading” xuất bản năm 2001.

Hình dáng của bat pattern giống như con dơi với 1 cặp cánh nhọn. Trong đó, điểm D luôn cao hơn điểm X trong mô hình tăng giá. Ngược lại trong mô hình giảm giá, điểm D luôn thấp hơn điểm X.

Ví dụ:

Mô hình con dơi (Bat Pattern) là gì?

Hình ảnh minh họa về mô hình Bat Pattern (Nguồn internet)

Đặc điểm nhận dạng mô hình con dơi (Bat Pattern) chi tiết

Bat Pattern được cấu tạo từ 5 điểm là X, A, B, C và D. Khi nối các điểm này với nhau sẽ tạo nên các đợt sóng lần lượt là XA, AB, BC, và CD. Trong đó: 

  • AB và CD sẽ chuyển động cùng hướng nhau. 
  • XA và BC cùng chiều nhau và ngược hướng AB và CD. 

Các trader có thể dựa vào chiều chuyển động của XA và BC để xác định hướng đi của thị trường khi mô hình hoàn thành.

Phân loại các mô hình con dơi (Bat Pattern) phổ biến

Mô hình Bat Pattern được chia thành 2 loại phổ biến đó là Bullish Bat Pattern và Bearish Bat Pattern. Chi tiết như sau:

Phân loại các mô hình con dơi (Bat Pattern) phổ biến

Mô hình con dơi tăng giá (Bullish Bat Pattern) 

  • Xuất phát từ xu hướng tăng giá XA.
  • Tiếp đó, thị trường giảm về B tạo ra sóng AB.
  • Tiếp tục, giá lại tăng lên tại điểm C để tạo ra sóng BC, trong đó điểm C không cao hơn điểm A.
  • Cuối cùng, giá giảm từ C xuống D tạo ra sóng CD Với điểm D không cao hơn điểm X.
  • Sau khi điểm D kết thúc và mô hình tuân thủ theo các quy tắc về tỷ lệ Fibonacci thì Bullish Bat pattern hoàn tất, bây giờ thì thị trường sẽ có xu hướng đi lên bắt đầu từ điểm D => Vào lệnh Buy. 

Mô hình con dơi giảm giá (Bearish Bat Pattern)

  • Khởi đầu bằng đoạn giảm giá XA.
  • Tiếp theo, thị trường tăng đến điểm B, tạo ra sóng AB.
  • Tiếp đó, giá giảm xuống tại điểm C, tạo ra sóng BC và C không thấp hơn A.
  • Cuối cùng, giá tăng lên tại điểm D, tạo ra sóng CD và D không cao hơn X. 
  • Sau khi kết thúc tại điểm D và mô hình thỏa mãn được tất cả quy tắc Fibonacci thì Bearish Bat Pattern hoàn tất và thị trường lúc này sẽ có xu hướng đi xuống => Đặt lệnh Sell.
Mô hình con dơi giảm giá (Bearish Bat Pattern)

(Nguồn internet)

Quy tắc về tỷ lệ Fibonacci của Bat Pattern là gì?

Quy tắc về tỷ lệ Fibonacci áp dụng với tất cả các mô hình giá của Harmonic. Và đối với mô hình Bat Pattern thì các trader cần phải ghi nhớ các quy tắc sau:

  • Với mức độ tăng hay giảm của đoạn XA thì sẽ không có một quy tắc cụ thể nào cả.
  • Đối với đoạn AB sẽ là điều chỉnh của XA về mức thoái lui từ 0,382 đến 0,5. 
  • Đoạn BC thì sẽ điều chỉnh về mức thoái lui từ 0,382 đến 0,886 của đoạn AB.
  • Và cuối cùng là đoạn CD thì sẽ mở rộng về mức từ 1,618 đến 2,618 của đoạn AB và thoái lui về mức 0,886 của đoạn XA.

Mô hình Bat Pattern được coi là hợp lệ khi điểm D mở rộng từ 1,618 đến 2,618 so với BC hoặc thoái lui về tỷ lệ 0,886 so với đoạn XA hoặc ít nhất là phải xấp xỉ hoặc chênh lệch không đáng kể.

Hướng dẫn giao dịch với mô hình Bat Pattern cụ thể

Sau khi các bạn đã nắm bắt được đặc điểm và nguyên tắc Fibonacci của mô hình Bat Pattern thì các bạn hãy cùng đến với cách giao dịch với mô hình Bat Pattern: 

Bước 1: Xác định mô hình 

Mô hình Bat Pattern được tạo ra bởi 5 điểm X, A, B, C, D. tùy thuộc vào thị trường thì các điểm này có thể được tạo thành 1 hình W hoặc là M. Và các bạn cần đặc biệt chú ý các điểm sau:

  • Khi ở trạng thái Bullish Bat, điểm D sẽ cao hơn điểm X và điểm A sẽ cao hơn điểm C.
  • Khi mô hình ở trạng thái Bearish Bat thì điểm X sẽ cao hơn điểm D và điểm C sẽ cao hơn điểm A.
Hướng dẫn giao dịch với mô hình Bat Pattern cụ thể

(Nguồn internet)

Khi này thì hình thái giá sẽ có thể là một mô hình con dơi hoặc mô hình gốc Gartley. Nếu nhìn điểm B nông và ở nửa trên so với đoạn XA thì khả năng cao sẽ xuất hiện mô hình Bat Pattern. Để xác định chính xác hơn thì các bạn có thể tiến hành đo lường các tỷ lệ Fibonacci.

Bước 2: Đo lường tỷ lệ Fibonacci 

Fibonacci là một công cụ rất quan trọng khi giao dịch mô hình giá. Từ đó, các bạn cần đo lường các thông số một cách cẩn thận theo tỷ lệ Fibonacci ở trên. Các thông tin này sẽ giúp các bạn biết được đây có phải mô hình con dơi hay không để vào lệnh. 

Bước 3: Thực hiện giao dịch 

Nếu đã hoàn thành 2 bước trên thì các bạn có thể bắt đầu tiến hành giao dịch: 

  • Vào lệnh 

Khi mô hình con dơi đã hoàn thành thì điểm tốt nhất để và lệnh là điểm D

  • Đối với Bullish Bat,  khi xuất hiện điểm D thì ngay lập tức các trader cần phải cân nhắc đặt lệnh Buy. 
  • Còn đối với Bearish, khi điểm D xuất hiện thì các trader nên đặt lệnh Sell.

Ngoài ra các bạn cần phải để ý xem mô hình có sự xuất hiện của nến đảo chiều hay không. Nếu có xuất hiện thì các bạn nên đặt lệnh giao dịch.

  • Chốt lời – cắt lỗ 

Điểm phù hợp nhất để cắt lỗ là trên điểm X khi mô hình đang ở trạng thái:

  • Với mô hình Bearish Bat thì điểm phù hợp để cắt lỗ nhất là trên điểm X.
  • Đối với mô hình Bullish Bat thì các bạn cần cắt lỗ ở dưới điểm X.

Tùy theo kỳ vọng của các trader thì điểm chốt lời sẽ linh hoạt. Chi tiết như sau: 

  • Với các trader muốn an toàn và chấp nhận lời thấp thì nên đặt tại C.
  • Để kiếm lợi nhuận tiếp theo thì nên đặt tại A.
  • Đặt tại E với mức mở rộng là 1,27 hoặc 1,618 so với XA nếu trader đặt mục tiêu cao hơn.

Còn nếu muốn an toàn hơn nữa thì các bạn có thể kết hợp chốt lời từng phần và lệnh trailing stop.

Ví dụ: 

  1. Ví dụ mô hình Bullish Bat pattern trên biểu đồ cặp tiền tệ USD/JPY tại khung thời gian D1
Hướng dẫn giao dịch với mô hình Bat Pattern cụ thể

(Nguồn internet)

Các tỷ lệ Fibonacci được đo như sau:

  • Đoạn AB so với đoạn XA lùi về mức 0,5.
  • So với AB thì đoạn BC có mức suy thoái về ngưỡng 0,618.
  • Đoạn CD so với XA đã lùi về mức 0,886 và đồng thời cũng mở rộng tỷ lệ đến mức 1,27 so với đoạn XA.

Những tỷ lệ Fibonacci vừa đo vừa đủ để đáp ứng được mọi điều kiện của mô hình Bat Pattern => đây là một mô hình con dơi được chấp nhận. 

  • Ví dụ mô hình Bearish Bat Pattern trên biểu đồ cặp tiền tệ GDP/USD trên khung thời gian H1
Hướng dẫn giao dịch với mô hình Bat Pattern cụ thể

(Nguồn internet)

Các tỷ lệ Fibonacci được đo như sau:

  • So với XA thì AB lùi về 0,47.
  • So với AB thì BC lùi 0,618.
  • CD lui 0,886 với đoạn XA và còn mở rộng thêm 1,618 so với XA. 

Toàn bộ các tỷ lệ Fibonacci đã đáp ứng được toàn bộ các điều kiện mà mô hình Bat Pattern yêu cầu.

Lưu ý khi sử dụng giao dịch mô hình con dơi trader nên biết

Khi đang giao dịch thì các trader cần phải liên tục quan sát hành động giá tại vị trí điểm D vì mẫu hình nến đảo chiều sẽ thường xuyên xuất hiện tại vị trí này. Mô hình con dơi sẽ mang đến cho các trader một tỷ lệ thành công lớn, nếu biết cách tận dụng các tín hiệu đảo chiều thì có thể sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.

Kết luận

Trên đây là các thông tin quan trọng về mô hình Bat Pattern một trong những mô hình thuộc nhóm Harmonic. VnRebates mong rằng những thông tin này sẽ giúp các bạn giao dịch hiệu quả và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn nhờ nó.

VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.