VNREBATES

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và chương trình nới lỏng định lượng

21.03.2022, 13:15 13 phút đọc

BOJ là viết tắt của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. Với nhiệm vụ giống như tất cả các ngân hàng trung ương khác – đó là phát hành tiền tệ và thực hiện các chính sách tiền tệ để ổn định tình hình kinh tế tài chính trong nước, BOJ đã có rất nhiều những chính sách mới lạ và tiên phong để hỗ trợ đồng JPY. Trong đó, nổi bật là chương trình nới lỏng định lượng vào thời điểm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, đã giúp cho Nhật Bản duy trì được sự ổn định, giữ vững vị thế là một trong những quốc gia phát triển nhất thế giới.

Các Ngân hàng Trung ương luôn giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong việc điều tiết tiền tệ, hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng không ngoại lệ. Các chính sách của ngân hàng này đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển kinh tế của Nhật Bản, và giúp cho đồng JPY duy trì được vị thế là đồng tiền trú ẩn an toàn nổi bật trên toàn thế giới.

#Kiến_thức_phục_vụ_NGHỀ_Trading

1. Giới thiệu về Ngân hàng Trung ương Nhật Bản

1.1. Thông tin cơ bản

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản được viết tắt là BOJ (Bank of Japan), có trụ sở chính tại khu Nihonbashi ở Tokyo. BOJ cũng giống như các ngân hàng trung ương khác, có nhiệm vụ phát hành và thực hiện các chính sách tiền tệ, duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính Nhật Bản và cung cấp các dịch vụ thanh toán.

Việc đưa ra các quyết sách và chính sách tiền tệ của BOJ dựa trên sự tổng hợp, nghiên cứu và phân tích các dữ liệu kinh tế, đồng thời công bố các thông tin và các quyết định của mình ra công chúng.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản phát hành tiền giấy lần đầu tiên vào năm 1885 và hoạt động liên tục từ đó cho đến nay, ngoại trừ sự gián đoạn nhỏ vào thời gian ngắn sau thế chiến thứ 2. Trụ sở của ngân hàng này thực chất nằm trên một xưởng đúc vàng lịch sử của Nhật.

ngân hàng trung ương Nhật Bản

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản

Hiện nay, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản được đứng đầu bởi thống đốc Haruhiki Kuroda, ông nhậm chức từ tháng 11 năm 2020 và là thống đốc thứ 11 của BOJ. Trước đó, ông từng là Chủ tịch của Ngân hàng phát triển châu Á, và là người ủng hộ các chính sách tiền tệ nới lỏng hơn so với những người tiền nhiệm.

Bên cạnh thống đốc, BOJ còn có hai phó thống đốc, một số kiểm toán viên, cố vấn và sáu giám đốc điều hành đảm nhận những trách nhiệm chuyên biệt. Hội đồng quản trị là những người quyết định các biện phát kiểm soát tiền tệ, và đưa ra những nguyên tắc hoạt động cho ngân hàng, giám sát hoạt động của các cán bộ.

1.2. Chính sách tiền tệ

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản quyết định các chính sách tiền tệ để duy trì và ổn định giá cả, thông qua việc điều khiển lãi suất. Các chính sách này được thông qua bởi hội đồng chính sách, và thực hiện tại các cuộc họp chính sách tiền tệ (MPM – Monetary Policy Meetings). MPM được tổ chức tám lần một năm, mỗi lần diễn ra hai ngày. Đây chính là một trong những sự kiện quan trọng bậc nhất mà các nhà giao dịch JPY cần quan tâm.

Nhật Bản là một quốc gia điển hình trong việc thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô hiện đại, sáng tạo, và là ví dụ cho thấy rằng các ngân hàng trung ương không thể kiểm soát nền kinh tế theo “sách giáo khoa”, tức là áp dụng các chính sách một cách dập khuôn máy móc.

Minh chứng tiêu biểu nhất cho sự sáng tạo và hiện đại của BOJ chính là việc triển khai chính sách Keynes nghiêm ngặt, bao gồm hơn 15 năm nới lỏng định lượng bắt đầu từ năm 1980. Và tất nhiên những chính sách này đã giúp Nhật Bản vượt qua nhiều khó khăn, giữ vững được vị thế của nền kinh tế cũng như đồng JPY trên trường quốc tế.

Chúng ta sẽ phân tích kỹ hơn về chính sách này của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trong phần tiếp theo, để thấy được sự đặc biệt cũng như vai trò của BOJ trong việc đưa quốc gia này vượt qua khủng hoảng.

Xem thêm: Ngân hàng Anh tác động thế nào đến tỷ giá GBP

2. Tác động từ chương trình nới lỏng định lượng của BOJ

2.1. Nới lỏng định lượng là gì?

Trước khi tìm hiểu về chương trình nới lỏng định lượng của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, chúng ta cần tìm hiểu về định nghĩa của loại chính sách tiền tệ này.

Nới lỏng định lượng thường được viết tắt là QE (Quantitative Easing), là một chính sách độc đáo với mục đích giúp các ngân hàng trung ương nhanh chóng tăng lượng cung tiền trong nước, nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế.

Hiểu một cách đơn giản, nới lỏng định lượng là hành động của các ngân hàng trung ương, họ mua trái phiếu chính phủ dài hạn hơn, hoặc một số tài sản khác như chứng khoán được đảm bảo… Bằng cách đó, ngân hàng trung ương đã tăng lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, qua đó hỗ trợ việc thúc đẩy tăng trưởng trong các giai đoạn khó khăn.

Cụ thể hơn, ngân hàng trung ương sẽ phát hành tiền mới, sử dụng tiền đó để mua tài sản từ các ngân hàng thương mại trong nước. Lượng tiền này sau đó trở thành nguồn dự trữ tại các ngân hàng đó, và sẵn sàng cho người dân cũng như doanh nghiệp vay với lãi suất hấp dẫn. Kết quả cuối cùng là tiêu dùng, nhu cầu hàng hóa và cả hoạt động đầu tư được đẩy mạnh, từ đó tạo ra sức sống cho nền kinh tế.

nới lỏng định lượng là gì

Nới lỏng định lượng (QE) là gì

Trong thực tế, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản chính là người tiên phong áp dụng chính sách tiền tệ này, và duy trì nó trong nhiều năm. Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ cũng nhiều lần sử dụng QE để vượt qua khủng hoảng. Tương tự, Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng sử dụng QE để kích thích tăng trưởng kinh tế trong khu vực.

Mặc dù QE đã chứng minh hiệu quả rất nhiều lần, nhưng việc nới lỏng định lượng có thực sự tốt hay không vẫn là một câu hỏi gây tranh cãi. Lý do là vì bản chất của chính sách này là thúc đẩy lạm phát tăng, để tránh tình trạng giảm phát, nhưng nếu lạm phát vượt khỏi kiểm soát thì hậu quả không thể lường trước được.

2.2. QE, QQE tại Nhật Bản và những tác động tới kinh tế

Chúng ta đã vừa biết rằng Nhật Bản khởi động và duy trì QE trong suốt một thời gian rất dài. Và để bắt đầu tìm hiểu về nó, chúng ta sẽ đến với bối cảnh của nền kinh tế Nhật Bản thời điểm thực hiện QE.

Từ năm 1986 đến năm 1990, lượng tiền dự trữ tại Nhật Bản tăng khoảng 10,5% mỗi năm, thúc đẩy hoạt động vay nợ quy mô lớn, nhiều nhà đầu tư Nhật Bản đã sử dụng vốn vay để mua tài sản ở các nước châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc. Giá tài sản ở Nhật Bản tăng cao, khi lãi suất được giảm trong nhiều năm, gây ra một bong bóng trong nền kinh tế.

Bong bóng này đã vỡ vào năm 1989 – 1990. Khi đó BOJ – lúc này chưa phải Ngân hàng Trung ương độc lập, đã tăng lãi suất từ 2,5% lên 6% trong hai năm này. Điều này gây ra tác động rất lớn đến nền kinh tế, sự tăng trưởng vốn mạnh mẽ trong nhiều năm đã chậm lại rõ rệt. Khi sự phục hồi diễn ra qua chậm chạp, Nhật Bản đã bắt đầu áp dụng phương pháp Keynes với các chính sách in tiền, hạ lãi suất và tăng lượng tiền thâm hụt của chính phủ.

Trong thời gian tiếp theo, một loạt các đợt giảm lãi suất tiếp tục được thực hiện, đưa lãi suất về tới mức 0,5%, ngoài ra Nhật Bản tung ra rất nhiều các gói kích thích với giá trị tương đương 1,3 nghìn tỷ USD để cứu nền kinh tế, tuy nhiên, sự phục hồi vẫn không đáng kể.

Cho đến năm 1997, tăng trưởng thấp, lạm phát thấp, lãi suất thấp và núi nợ của các ngân hàng đã thúc đẩy Ngân hàng Trung ương Nhật Bản phải hành động. BOJ đã xóa nợ xấu hơn 50,8 nghìn tỷ Yên, và quyết định giúp đỡ các ngân hàng và mua hàng nghìn tỷ yên tài sản của các ngân hàng thương mại trong thời gian từ tháng 10/1997 đến tháng 10/1998.

Mặc dù lúc đó, chính sách này chưa được gọi là QE, nhưng về bản chất đây chính là các biện pháp nới lỏng định lượng được BOJ tiên phong thực hiện trên thế giới.

Cho đến khoảng năm 2002 đến 2007, tăng trưởng kinh tế dường như đã quay trở lại. Tuy nhiên, giống như hầu hết các nước khác trên thế giới, tăng trưởng của Nhật Bản đã một lần nữa biến mất trong cuộc đại suy thoái diễn ra năm 2008. Trong giai đoạn này, châu Âu với Hoa Kỳ cũng áp dụng QE để hỗ trợ nền kinh tế, còn Nhật Bản phản ứng muộn hơn, với chính sách nới lỏng tiền tệ định lượng và định tính (QQE) vào năm 2013.

Giải thích qua một chút về QQE, đó là viết tắt của Quantitative and Qualitative Monetary Easing, có thể coi là chính sách mở rộng của QE. Chính sách này bao gồm hai cấu phần chính: kiểm soát được cong lãi suất – tức kiểm soát lãi suất trong ngắn hạn và dài hạn thông qua hoạt động thị trường. Phần thứ hai là cam kết vượt mức lạm phát, tức là mở rộng quy mô tiền tệ để giúp chỉ số giá tiêu dùng vượt qua mức ổn định cũ là 2%, và duy trì trên mức đó.

Quay trở lại với QQE tại Nhật Bản năm 2013, chính sách này khi đó đã không thể thành công đưa Nhật Bản thoát khỏi khủng hoảng. Hơn 80 nghìn tỷ Yên bơm vào các ngân hàng thương mại là không đủ. Đến tháng 10 năm 2014, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tiếp tục công bố QQE2, giúp cho chứng khoán tăng khoảng 33%, nhưng vẫn không có nhiều bằng chứng cho sự tăng trưởng thật sự.

Mặc dù trong cuộc đại suy thoái, chương trình QE  đến cuối cùng vẫn không giúp các quốc gia hoàn toàn thoát khỏi khủng hoảng, nhưng suy cho cùng đây cũng là một chính sách tiền tệ hiệu quả và có tác động rất tích cực đến sự khôi phục và phát triển của nền kinh tế, bao gồm cả Nhật Bản, châu Âu và Hoa Kỳ.

BOJ

Tác động của QE và QQE đối với nền kinh tế Nhật Bản (ảnh minh họa)

Xem thêm: ECB là gì và có tác động như thế nào đến thị trường Forex

#Thực_chiến_NGHỀ_Trading

3. Thông tin mà các Trader cần quan tâm về BOJ

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản là cơ quan quyết định các chính sách tiền tệ của Nhật Bản, qua đó gây ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị đồng JPY cũng như tỷ giá của các cặp tiền tệ có chứa đồng tiền này trên thị trường Forex. Chính vì thế, khi giao dịch anh em cần lưu ý tới những động thái của JPY để hỗ trợ trong việc đưa ra các quyết định giao dịch.

Như chúng ta đã biết, BOJ họp 8 lần mỗi năm để quyết định các chính sách tiền tệ, hay còn gọi là các cuộc họp MPM. Chính vì thế, đây là thông tin quan trọng hàng đầu mà anh em cần theo dõi khi trade JPY.

Các thông tin trước và sau MPM đều được Ngân hàng Trung ương Nhật Bản công bố trên trang chủ boj.or.jp.

ngân hàng trung ương Nhật Bản

Thông tin về MPM được công bố trên trang chủ của BOJ

Ngoài ra, một cách thuận tiện hơn để theo dõi MPM cũng như các thông tin khác xung quanh Nhật Bản là thông qua lịch kinh tế của các trang thông tin tài chính như investing, forexfactory.

ngân hàng trung ương Nhật Bản

Theo dõi các thông tin về MPM bằng lịch kinh tế

Dưới đây là biểu đồ ví dụ cho thấy MPM tác động ra sao tới tỷ giá của JPY trên thị trường Forex.

ngân hàng trung ương Nhật Bản

Tác động của MPM đối với tỷ giá GBP/JPY

Tất nhiên, để nắm bắt được sự thay đổi này, anh em cần có kiến thức về phân tích cơ bản mới có thể hiểu được những quyết định mà BOJ đưa ra trong các cuộc họp sẽ gây ra tác động như thế nào tới đồng Yên, qua đó đưa ra những quyết định phù hợp khi giao dịch đồng tiền này.

Bên cạnh lịch trình về các cuộc họp MPM, anh em cũng có thể theo dõi những thông tin khác về đồng Yên Nhật qua lịch kinh tế, bao gồm tất cả các động thái đáng chú ý của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. Qua các tin tức này, anh em có thể áp dụng phân tích cơ bản, hoặc kết hợp với phân tích kỹ thuật để giao dịch cả trong ngắn hạn và dài hạn, hoặc chỉ đơn giản là tránh không giao dịch khi có những tin tức quan trọng để loại bỏ những rủi ro không đáng có.

ngân hàng trung ương Nhật bản

Các thông tin khác từ BOJ và về JPY

Xem thêm: Trade theo tin tức là gì? Rủi ro và cách tối ưu hóa lợi nhuận

4. Kết luận

Việc nắm được các thông tin cơ bản về Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ giúp anh em dễ dàng theo dõi các tin tức xung quanh ngân hàng này, cũng như các tin tức liên quan tới đồng JPY, qua đó có thể phân tích thị trường và đưa ra các quyết định giao dịch chính xác hơn. Hy vọng qua bài viết này, anh em đã có được cho mình những kiến thức cần thiết đó.

Tuy nhiên, để áp dụng những kiến thức về BOJ một cách hiệu quả nhất, anh em đừng quên học hỏi thêm về phân tích cơ bản nhé. Kể cả đối với anh em theo trường phái phân tích kỹ thuật thì việc biết về phân tích cơ bản cũng như giao dịch theo tin tức sẽ hỗ trợ anh em rất nhiều trong quá trình giao dịch của mình.

Chúc anh em giao dịch an toàn và hiệu quả.

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.