VNREBATES

Những tâm lý giao dịch bạn cần có để trở thành một trader Forex có lợi nhuận

23.08.2021, 09:36 16 phút đọc

Sau đây là 4 giao đoạn của tâm lý giao dịch mà bạn cần trải qua để trở thành một Trader Forex có lợi nhuận. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn nhé.

Hôm nay, chúng ta sẽ đề cập đến một cuộc tranh luận không hồi kết, cuộc tranh luận mà các traders (nhà giao dịch) mới đang rất quan tâm. Đó là những vai trò của tâm lý giao dịch trong việc trở thành một trader thành công.

Tâm lý giao dịch của Trader

Vậy tâm lý đóng vai trò như thế nào trong giao dịch? Một số người cho rằng nó không có vai trò gì cả và tất cả những gì cần làm để trở thành một trader thành công đó là theo dõi các tín hiệu giao dịch từ chuyên gia.

Những người khác thì cho rằng tâm lý chiếm vai trò quan trọng lên tới 80-90%. Về việc tỉ lệ phần trăm này được tính toán như thế nào thì không quan trọng. Sự thật là, tâm lý có thể tạo ra sự đột phá trong sự nghiệp giao dịch của bạn.

Rất nhiều traders không có khả năng thay đổi hành động của mình mặc dù họ đã quyết định sẽ tuân theo một hệ thống giao dịch nhất định. Cảm xúc sẽ khiến họ phá vỡ các quy tắc mà mình đã đặt ra.

Ví dụ, lòng tham và cảm xúc nôn nóng sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm, ngay cả đó những traders tài năng nhất. Quá tự tin hoặc thiếu kiên nhẫn cũng sẽ dẫn đến những quyết định tương tự. Chỉ có số lượng rất ít những người có thể không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc khi giao dịch mà thôi.

 

1. Bốn giai đoạn của tâm lý giao dịch

Hầu hết chúng ta đều trải qua bốn giai đoạn khác nhau trong hành trình giao dịch của mình:

1.1 Giai đoạn 1:

Chúng ta hoàn toàn không nhận thức được tầm quan trọng của tâm lý trong giao dịch. Thay vào đó, thì chúng ta tập trung hoàn toàn vào khía cạnh phân tích kỹ thuật.

1.2 Giai đoạn 2:

Có thể gọi đây là giai đoạn nhận ra. Chúng ta bắt đầu nhận ra rằng chúng ta đang thiếu một yếu tố quan trọng. Chúng ta đã trở nên thành thạo trong việc đọc biểu đồ nhưng lại không kiếm được tiền một cách đều đặn. Vì vậy, chúng ta bắt đầu đọc sách và lắng nghe lời khuyên của những người khác, để rồi nhận ra rằng: chính những cảm xúc là thứ đang cản trở khả năng giao dịch.

1.3 Giai đoạn 3:

Vai trò của tâm lý trở nên không quan trọng nữa, nhưng không phải vì chúng ta không biết về nó như ở Giai đoạn 1 mà là vì chúng ta không phải cần phải lo lắng về nó nữa. Chúng ta đã vượt qua được các rào cản tâm lý, đã thay đổi được hành vi của bản thân, giờ đây chúng ta có thể tuân theo những hệ thống giao dịch hay quy định mà chúng ta đã đặt ra như một cỗ máy.

Giai đoạn 3 chính là mục tiêu mà chúng ta cần hướng tới. Đáng buồn thay, hầu hết các traders đều mắc kẹt ở giai đoạn 2. Họ thắc mắc về vai trò của tâm lý trong một khoảng thời gian dài. Sự phát triển tư cách là một traders dừng lại khi họ càng cố nghĩ sâu hơn. Giai đoạn 2 có thể được thực hiện từ từ nhưng để trở thành traders thành công thì đôi khi chúng ta cần thúc đẩy nó nhanh hơn.

1.4 Giai đoạn 4:

Thành thạo ba điều sau trong giao dịch: Tâm lý, tiền bạc và phương pháp. Sẽ phải mất nhiều năm để thành thạo ba điều trên.

Thành thạo 3 điều trong giao dịch

Thành thạo 3 điều trong giao dịch

 

2. Chi tiết về 4 giai đoạn của tâm lý giao dịch

4 tâm lý giao dịch

4 giai đoạn của tâm lý giao dịch

 

2.1 Giai đoạn 1: Không nhận thức được tầm quan trọng của tâm lý trong giao dịch.

Thật ra không có nhiều điều để nói về giai đoạn này, chúng ta sẽ thảo luận nhiều hơn ở giai đoạn 2 nhé.

 

 

2.2 Giai đoạn 2: Nhận ra được tầm quan trọng của tâm lý trong giao dịch.

Sau khi các traders nhận ra được họ đang thiếu thứ gì đó, họ sẽ bắt đầu tìm kiếm câu trả lời. Đọc sách, đọc báo, tìm kiếm thông tin trên mạng và truy cập vào các diễn đàn. Càng ngày họ sẽ càng nhận ra rằng tâm lý của họ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của giao dịch, và không phải lúc nào điều này cũng được kiểm soát một cách có ý thức.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần phải hiểu rằng cảm xúc quyết định đến hành động của chúng ta. Chúng ta trở nên tức giận khi ai đó chen trước mặt chúng ta khi đang xếp hàng hoặc chúng ta bị mắc kẹt phía sau một tên ngốc nào đó đang chạy xe ở tốc độ 20km/h. Nhưng điều gì ngăn cản chúng ta đấm những kẻ khó chịu này? Điều gì ngăn cản chúng ta bước vào một quán cà phê và ăn một chiếc bánh trông ngon lành từ đĩa của người lạ? Sự tự chủ, kỷ luật bản thân và các yếu tố xã hội đã quyết định hành vi của chúng ta.

Tức lắm rồi đấy

Tức lắm rồi đấy

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu những sự kiểm soát trên được dỡ bỏ? Liệu chúng ta còn có thể kiềm chế được bản thân? Chúng ta có hành động theo cảm xúc của mình không? Nếu những ràng buộc về luân lý hay đạo đức không còn nữa thì liệu chúng ta có bị khuất phục trước sự cám dỗ?

Và dường như câu trả lời là “có”. Và đây chính xác là bản chất của thị trường. Không có yếu tố nào ngăn cản chúng ta gây thiệt hại cho tài khoản của mình. Không có ai bảo chúng ta “dừng lại”. Trong trường hợp không có những ràng buộc đến từ bên ngoài, chúng ta cần sự kỷ luật và tự chủ mạnh mẽ hơn rất nhiều để có thể tiếp tục tuân theo các kế hoạch và quy tắc giao dịch mà chúng ta đã đặt ra.

Những quy tắc đó phải được chúng ta tự tìm ra, tự xây dựng và sau đó phải tự mình thực hiện hiện nó. Có nghề nào khác đòi hỏi sự cống hiến và nỗ lực cực kì nhiều của bản thân để trở nên thành công không? Vậy có gì ngạc nhiên khi việc giao dịch khó thành thạo đến như vậy và 95% traders thất bại trong quá trình này hay không?

Vậy giải pháp là gì? Chúng ta cần phải nhận ra rằng thị trường tài chính rất hỗn loạn. Vì vậy điều quan trọng hơn bất cứ thứ gì khác chính là tư duy giao dịch đúng đắn. Trên thực tế, thành công của một traders có liên quan rất nhiều đến khả năng có được tư duy đúng đắn và rèn luyện được tính tự giác mạnh mẽ.

Có một khác biệt quan trọng giữa việc thể hiện cảm xúc ở ngoài đời và ở trong thị trường. Ở ngoài đời, chúng ta có thể sử dụng những cảm xúc như tức giận hoặc buồn bã để ảnh hưởng và khiến cho những người xung quanh nhượng bộ, khuất phục trước đòi hỏi của chúng ta.

Tuy nhiên, ở trong thị trường thì sẽ không như vậy, nó sẽ không có bất kỳ phản ứng gì với những cảm xúc của chúng ta. Khi giao dịch, chính chúng ta là những người sẽ chịu ảnh hưởng bởi những cảm xúc của mình. Thị trường luôn tàn nhẫn và bất biến, vì vậy sự khác biệt giữa thua lỗ và lợi nhuận chỉ dựa trên một yếu tố: chúng ta có bao nhiêu quyết tâm để tuân theo các quy tắc đã đặt ra từ trước.

2.3 Giai đoạn 3: Nhìn rõ và giải thoát.

Giống như một con nhộng phá kén trở thành bươm bướm, khi những traders đạt đến giai đoạn này thì như được tân sinh (sinh ra một lần nữa) vậy. Chúng ta không còn làm nô lệ cho những cảm xúc của mình nữa, chúng ta hoàn toàn kiểm soát được những hành động của mình. Chúng ta không còn nhảy ra nhảy vào các giao dịch nữa, và cũng bớt Micro-manage (quản lý vi mô) khi các lệnh đã được đặt.

Chúng ta chỉ cần đặt mức Stoploss (dừng lỗ) và Take Profit (chốt lời) hợp lý rồi sau đó đi làm việc khác. Chúng ta để cho thị trường tự diễn biến tiếp theo cách của nó. Như trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta vậy, có rất nhiều thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta và sức mạnh duy nhất mà chúng ta có nằm ở cách chúng ta phản ứng với những gì đến với chúng ta. Vì vậy, chúng ta sẽ không quá phấn khích khi chốt lời, cũng như không rơi vào tuyệt vọng khi bị lỗ.

Trên thực tế, có một sự tương quan tiêu cực giữa cường độ cảm xúc của chúng ta với hai sự kiện trên và sự thành công của chúng ta với tư cách là một trader. (Nghĩa là càng vui với việc chốt lời hoặc buồn với việc bị lỗ thì càng giảm khả năng trở thành một trader thành công).

Lúc đó, chúng ta có thể nhìn thấy cảm xúc của đám đông trên biểu đồ mà không cần phải là một phần của đám đông đó nữa. Vì vậy, chúng ta sẽ không phản ứng với những cảm xúc đám đông đó mà thay vào đó thì có thể đánh giá và sử dụng những cảm xúc đó để tạo lợi nhuận cho chúng ta.

Sự nhìn rõ này là một sự giải thoát. Sự nhìn rõ và giải thoát sẽ cấu tạo thành giai đoạn phát triển này của các traders, nếu chúng ta đã có được khả năng nhìn rõ ràng và hiểu những gì đang xảy ra. Bây giờ chúng ta có quyền tự do lựa chọn cách để phản ứng. Chúng ta làm chủ giao dịch của chính mình chứ không phải là một phần của đám đông.

Traders có thể nhận được điều gì từ giai đoạn phát triển này? Họ sẽ trở thành một người quan sát thị trường tách biệt, không quan tâm đến cảm xúc nhưng sẽ liên tục đánh giá cảm xúc của các traders khác, kiên nhẫn chờ đợi một tín hiệu giao dịch tốt xuất hiện và sẽ không tham gia thị trường nếu chỉ xuất hiện các giao dịch có xác suất thành công thấp.

Quá trình chuyển đổi từ Giai đoạn 2 sang Giai đoạn 3 sẽ không diễn ra trong một sớm một chiều. Giống như khi xếp hình trên máy tính vậy, quá trình xếp hình diễn ra từ một loạt các cú nhấp chuột nhỏ, mà mỗi lần nhấp là tương ứng với một mảnh ghép được đưa vào vị trí.

Quá trình ấy không diễn ra trong một sớm một chiều

Quá trình ấy không diễn ra trong một sớm một chiều

Có một nhận thức về cách logic của thị trường không giống với các logic thông thường của Aristotle, được đưa ra vào cuối thế kỷ 19. Ở đó, người ta hiểu được cách hoạt động của Smart Money (Tiền thông minh), cách cư xử của đám đông và cách mà biểu đồ phản ánh cảm xúc của con người. Nhận thức đó cho rằng các traders không phải tham gia vào bất kỳ một sự kiện nào trên thị trường mà họ có thể tự do lựa chọn sự kiện nào sẽ tham gia. Mỗi lần nhấp chuột là một bài học được dạy bởi thị trường, thị trường chính là người thầy vĩ đại nhất.

Nó sẽ không bao giờ bỏ lỡ cơ hội để trừng phạt các sai lầm của traders. Nếu bạn là một sinh viên có đam mê với thị trường, bạn hãy lắng nghe cẩn thận và ghi chép, thu thập kiến ​​thức và kinh nghiệm. Thép sẽ được tôi luyện qua thời gian. Quá trình này tuy mất thời gian nhưng nó sẽ rất đáng giá.

Khi bạn đạt đến giai đoạn này trong sự nghiệp giao dịch của mình, bạn sẽ phát hiện ra rằng điều này đã thay đổi bản tính của bạn không chỉ với tư cách là một traders mà còn là một con người. Bạn sẽ thấy rằng trong cuộc sống hàng ngày, bạn có tính tự chủ và kỷ luật hơn, kiên nhẫn hơn và ít bốc đồng hơn trước kia.

Điều này nghe có vẻ quá tốt để trở thành sự thật. Nhưng thật sự điều này cũng không phải là bất biến. Sẽ có lúc những thói quen xấu quay trở lại và bạn chợt nhận ra rằng mình đã tụt lùi đi. Bạn trở nên quá tự tin, vui vẻ và tự mãn. Bạn tham gia vào các giao dịch kém tối ưu hơn và mặc kệ các quy tắc của bạn.

Vậy nên nếu bạn nhận ra càng sớm thì bạn sẽ càng sớm trở lại đúng hướng. Việc loại bỏ các thói quen giao dịch cũ không phải là một sự kiện nhanh chóng mà là cả một quá trình. Con người thường thất bại là khi mà họ đã đạt được thành công thì họ sẽ có xu hướng ngừng làm những gì đã dẫn đến sự thành công đó, hay nói cách khác là ngủ quên trên chiến thắng ấy.

Tuy nhìn có vẻ khó chịu nhưng khi bạn đã vượt qua được giai đoạn này và quay trở lại con đường đúng đắn thì kỹ năng đối phó với những điều này của bạn sẽ trở nên tốt hơn. Nó sẽ ít xuất hiện hơn, và khi nó xuất hiện thì bạn sẽ nhận ra nó sớm hơn và loại bỏ nó nhanh hơn. Cuối cùng nó sẽ hoàn toàn chấm dứt khi mà phản ứng của bạn với thị trường đã trở thành bản năng.

2.4 Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát triển của một trader.

Giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát triển của một trader rất dễ hiểu ngay cả khi nó không dễ để thực hiện. Nếu traders đã sẵn sàng cho những điều này, thì sẽ không có gì quá khó khăn.

Ở giai đoạn đầu, các giao dịch của bạn sẽ chứa đầy những quyết định cảm tính dẫn đến việc vào lệnh sai. Và bạn sẽ dần dần nhận ra, kể cả khi bạn kiểm soát và giảm bớt ảnh hưởng của chúng đối với các giao dịch thì chúng cũng không biến mất hoàn toàn. Các traders ở cấp độ này đã học được cách tách chúng khỏi những giao dịch của mình và quan sát chúng một cách khách quan và tách biệt.

Thay vì trở thành nô lệ của nó, các traders có thể sử dụng nó để tạo lợi thế cho mình. Nếu bạn cảm thấy sự hoảng loạn xảy ra sâu trong nội tâm khi có một đợt bán tháo lớn thì đó chính xác là những cảm xúc mà đám đông cũng đang cảm thấy. Tương tự như vậy, nếu bạn cảm thấy một sự cám dỗ không thể cưỡng lại khi thấy biểu đồ đang Uptrend (xu hướng tăng) thì bạn cũng đang có những cảm xúc của đám đông.

Bạn có thường xuyên ngồi và nhìn giá tăng lên và tăng lên cho đến khi bạn không thể chống lại cám dỗ nữa và vào lệnh Long (mua) bao giờ chưa? Để rồi bạn là người cuối cùng mua tại thời điểm đó, trở thành một kẻ đu đỉnh.

Nhìn biểu đồ như thế này thì ai chả ham vào lệnh nhỉ

Nhìn biểu đồ như thế này thì ai chả ham vào lệnh nhỉ

Hãy tận dụng những phản ứng cảm xúc của chính bạn như một tấm gương để đánh giá cảm xúc của đám đông. Một khi bạn nhận ra được chúng thì bạn cũng sẽ biết đám đông hoạt động như thế nào. Cùng với khả năng tự kiểm soát đã được cải thiện của bạn, cách tiếp cận như vậy sẽ đưa bạn đến đúng phía của thị trường, nơi mà thường không phải là nơi của đám đông.

3. Tuy nhiên, tôi có hai cảnh báo sau:

Đầu tiên, đừng cố gắng áp dụng những cách giao dịch này quá sớm. Tốt hơn hết là bạn nên ở giai đoạn 3 đủ lâu để có thể trở nên đủ tự tin và kiên định trước khi bạn chuyển sang giai đoạn 4, bởi vì giai đoạn 4 đòi hỏi việc có nhiều kinh nghiệm và khả năng tự chủ.

Thứ hai, khi bạn tiếp tục hành trình làm một trader của bạn, bạn có thể phát hiện ra rằng bạn không còn những cảm xúc giống như đám đông nữa. Khi điều này xảy ra, việc nỗ lực để đọc các cảm xúc của bạn rồi đối chiếu chúng với cảm xúc của đám đông có thể sẽ phản tác dụng bởi vì khi đó bạn đã bắt đầu giao dịch với tư cách là một trader đối lập với chính mình thay vì đám đông. Về cơ bản thì bạn lại trở thành một phần của đám đông!

Nếu bạn đang tìm hiểu một chiến lược giao dịch Forex hiệu quả và tâm lý giao dịch đúng đắn, hãy xem khóa học giao dịch Forex của tôi để biết thêm thông tin.

Nguồn Nial Fuller

Tổng hợp bởi VnRebates.net

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.