VNREBATES

Quản trị rủi ro tài chính là gì? Kế sách quản trị rủi ro hiệu quả

08.12.2021, 08:47 22 phút đọc

Quản trị rủi ro tài chính ngày càng trở thành hoạt động quan trọng quyết định đến thành bại trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế cũng như trong quá trình đầu tư tài chính. Xây dựng được một kế hoạch quản trị rủi ro tài chính toàn diện và hiệu quả vừa giảm thiểu được sự không chắc chắn vừa nâng cao xác suất thành công trong mọi hoạt động đầu tư và kinh doanh.

Thị trường tài chính là nền tảng then chốt đảm bảo cho sự vận hành và quyết định sự phát triển của nền kinh tế nói chung, trong đó rủi ro tài chính vô cùng phổ biến, tiềm ẩn và đe dọa trực tiếp đến hoạt động chung của nền kinh tế cũng như từng doanh nghiệp, các định chế tài chính hay của chính nhà đầu tư.

Do đó, nhằm hạn chế những thiệt hại nặng nề từ rủi ro tài chính cũng như tăng khả năng thành công, hoạt động quản trị rủi ro tài chính ngày càng trở nên cấp thiết và là một công cụ quan trọng trong mọi hoạt động kinh tế.

Vậy, quản trị rủi ro tài chính là gì? Nhận diện những rủi ro trong thị trường tài chính như thế nào? Những biện pháp đo lường và quản trị rủi ro thường được sử dụng và quy trình quản trị rủi ro tài chính là gì? Bài viết dưới đây sẽ lần lượt giải đáp những thắc mắc trên.

quan tri rui ro tai chinh

Quản trị rủi ro tài chính là gì? Kế sách quản trị rủi ro hiệu quả

1. Quản trị rủi ro tài chính là gì? Tầm quan trọng của quản trị rủi ro tài chính

1.1 Quản trị rủi ro tài chính là gì?

Trong thế giới tài chính, quản trị rủi ro tài chính là quá trình xác định, phân tích và chấp nhận hoặc giảm thiểu sự không chắc chắn trong các quyết định đầu tư.

Về cơ bản, hoạt động quản trị rủi ro tài chính chính là việc nhà đầu tư hoặc người quản lý quỹ sử dụng các công cụ tài chính nhằm phân tích và cố gắng xác định khả năng xảy ra tổn thất trong một khoản đầu tư, chẳng hạn như rủi ro đạo đức (moral harzard), sau đó thực hiện hành động thích hợp dựa trên mục tiêu đầu tư và khả năng chấp nhận rủi ro của quỹ hay khoản đầu tư đó.

Xem thêm: Moral hazard – Rủi ro đạo đức và tội phạm “cổ cồn trắng” thao túng thị trường tài chính

1.2 Tầm quan trọng của quản trị rủi ro tài chính

Rủi ro là không thể tách rời khỏi lợi nhuận. Mọi khoản đầu tư đều có một mức độ rủi ro nào đó. Sự hiểu biết vững chắc về những rủi ro tiềm ẩn kết hợp với việc giải quyết các rủi to tài chính một cách chủ động có thể mang đến lợi thế cạnh tranh cho tổ chức kinh tế hay giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về các cơ hội cũng như các chi phí liên quan đến các phương pháp đầu tư khác nhau.

Thông thường, các chiến lược quản trị rủi ro tài chính liên quan đến các công cụ phái sinh (derivatives). Cụ thể, trong thị trường chứng khoán, các công cụ phái sinh như hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn được giao dịch rộng rãi trên các sàn giao dịch có tổ chức lớn trên thế giới. Nhà đầu tư trong thị trường tiền tệ thường sử dụng các chiến lược như đa dạng hóa danh mục đầu tư, phân bổ tài sản hay xác định quy mô vị thế để giảm thiểu hoặc quản trị rủi ro hiệu quả.

Một kế hoạch quản trị rủi ro tài chính toàn diện có thể giúp tổ chức kinh tế hay nhà đầu tư bảo vệ mình trước sự không chắc chắn, giảm chi phí và tăng khả năng kinh doanh liên tục và thành công trong giao dịch.

Trái lại, việc không có chiến lược quản trị rủi ro tài chính hiệu quả có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nhà đầu tư, tổ chức tài chính và cả nền kinh tế nói chung.

Ví dụ:

Sự kiện khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn (Subprime mortgage crisis) xảy ra vào năm 2007 ở Mỹ khi các ngân hàng bán quá nhiều khoản thế chấp để đáp ứng nhu cầu về chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp thông qua thị trường thứ cấp.

Sự vụ này đã kích hoạt cuộc Đại suy thoái bắt nguồn từ các quyết định yếu kém về quản lý rủi ro, chẳng hạn như những người cho vay mở rộng thế chấp cho những cá nhân có tín dụng kém; các công ty đầu tư đã mua, đóng gói và bán lại các khoản thế chấp này; và các quỹ đã đầu tư quá mức vào chứng khoán được thế chấp (MBS) được đóng gói lại, nhưng vẫn rủi ro.

Xem thêm: Hướng dẫn cách chơi chứng khoán phái sinh với cơ hội sinh lời hấp dẫn

2. Nhận diện những rủi ro thường gặp trong thị trường tài chính

quan tri rui ro tai chinh

Nhận diện những rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính tạo ra nguy cơ gây ra tổn thất khi doanh nghiệp, quỹ đầu tư hay nhà đầu tư không đạt được mục tiêu tài chính. Nhìn chung, rủi ro sẽ phản ánh sự không chắc chắn về tỷ giá hối đoái, lãi suất, giá cổ phiếu, giá hàng hóa, chất lượng tín dụng, tính thanh khoản cũng như khả năng và các phương thức đầu tư tài chính của các tổ chức kinh tế hay tỷ lệ lợi nhuận/thua lỗ trong quyết định đầu tư của nhà đầu tư.

Thông thường các rủi ro này không đi độc lập với nhau mà thường có mối quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, buộc nhà đầu tư và người quản lý nhận thức đầy đủ và chính xác. Cụ thể, những rủi ro tài chính thường gặp nhất bao gồm:

2.1 Rủi ro thị trường – Market risk

quan tri rui ro tai chinh

Đây là những rủi ro tài chính phát sinh do những tổn thất có thể xảy ra do sự thay đổi của giá thị trường, tỷ giá trong tương lai, chính sách lãi suất hoặc những biến động của tỷ giá hối đoái.

Trong rủi ro thị trường thì rủi ro ngoại hối hay rủi ro tiền tệ đóng vai trò rất quan trọng, trong đó khía cạnh rủi ro kinh tế hoặc rủi ro dự báo, thể hiện mức độ mà sản phẩm hoặc giá trị thị trường của tổ chức bị ảnh hưởng bởi những biến động tỷ giá hối đoái không mong muốn.

Các doanh nghiệp có hoạt động giao thương phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu hàng hóa hoặc đa dạng hóa sang thị trường nước ngoài dễ bị rủi ro ngoại hối hơn.

Xem thêm: Chia sẻ cách quản lý rủi ro và quản lý vốn trong Forex

2.2 Rủi ro tín dụng – Credit risk

Rủi ro tín dụng là rủi ro mà người đi vay hoặc khách hàng không trả được nợ hoặc các khoản chưa thanh toán của họ, hay chính là rủi ro tài chính liên quan đến khả năng vỡ nợ của một bên đối ứng. Với khoản tiền đi vay, ngoài việc mất gốc, phải tính đến các yếu tố khác như mất lãi, tăng chi phí thu nợ…

Tầm quan trọng của rủi ro tín dụng cũng có sự khác biệt giữa các lĩnh vực và ca trong lĩnh vực dịch vụ tài chính. Khi xác định mức độ rủi ro tín dụng, các nhà phân tích tài chính sử dụng Chênh lệch lợi nhuận (yield spreads) như một phương tiện để xác định mức độ rủi ro tín dụng trên thị trường.

Một trong những cách đơn giản nhất để giảm thiểu rủi ro tín dụng là kiểm tra tín dụng đối với khách hàng tiềm năng hoặc người đi vay. Các phương tiện khác là mua bảo hiểm, giữ tài sản làm tài sản thế chấp hoặc nhờ bên thứ ba bảo lãnh khoản nợ.

Một số phương pháp mà các công ty sử dụng để giảm thiểu rủi ro tín dụng phát sinh từ việc không thanh toán phí của khách hàng, là yêu cầu thanh toán trước, thanh toán khi giao hàng trước khi bàn giao hàng hóa hoặc không cung cấp bất kỳ hạn mức tín dụng nào cho đến khi mối quan hệ đã được thiết lập.

2.3 Rủi ro thanh khoản và dòng tiền

quan tri rui ro tai chinh

Loại rủi ro này ảnh hưởng đến khả năng nhận được nguồn tài chính liên tục của tổ chức dịch vụ tài chính. Sự phụ thuộc của một doanh nghiệp vào khả năng tiếp cận tín dụng từ ngân hàng là một ví dụ rõ rệt nhất về rủi ro dòng tiền.

Loại rủi ro này cũng liên quan đến sự biến động của dòng tiền hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, như việc tiền mặt mắc kẹt ở một công đoạn nào đó của hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

Loại rủi ro này có thể liên quan tới rủi ro tín dụng và làm giảm chuỗi tiền tệ cung ứng là nợ xấu sinh ra từ việc quản lý tín dụng yếu kém. Ví dụ, nếu doanh nghiệp có dòng tiền thấp và phụ thuộc vào khoản thanh toán từ khách hàng để trả nợ ngắn hạn, doanh nghiệp sẽ không có khả năng thanh toán, dẫn đến việc kinh doanh bị đặt và trạng thái nguy hiểm.

2.4 Rủi ro hoạt động – Operation risk

Là những tổn thất hoặc mất mát liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp do con người, hệ thống, quy trình hoặc các sự kiện khách quan bên ngoài. Cụ thể bao gồm rủi ro bảo mật, rủi ro pháp lý, gian lận, rủi ro môi trường và rủi ro vật lý (mất điện trên diện rộng, ngừng hoạt động cơ sở hạ tầng). Không giống như các loại rủi ro khác, rủi ro hoạt động không mang tính định hướng doanh thu, phát sinh một cách cố ý hoặc có khả năng được loại bỏ hoàn toàn.

Chừng nào con người, quy trình và hệ thống vẫn không hoàn hảo và không hiệu quả, rủi ro vẫn còn. Về quản lý rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động có thể được quản lý trong mức chấp nhận được của khả năng chấp nhận rủi ro (Risk Tolerance).

Xem thêm: Risk appetite & risk tolerance – Sự khác biệt giữa khẩu vị rủi ro và mức chịu đựng rủi ro

3. Các biện pháp đo lường, phân tích và thực hiện quản trị rủi ro tài chính phổ biến

quan tri rui ro tai chinh

Các biện pháp đo lường, phân tích và thực hiện quản trị rủi ro tài chính phổ biến

Bản thân từ “rủi ro” thường mang ý nghĩa tiêu cực. Tuy nhiên, trong giới đầu tư, rủi ro là cần thiết và không thể tách rời khỏi hiệu suất mong muốn hay rủi ro luôn đi kèm với lợi nhuận. Rủi ro đầu tư nên được hiểu là sự sai lệch so với kết quả mong đợi.

Trước khi có chiến lược quản trị rủi ro tài chính hiệu quả, trước hết nhà đầu tư hay nhà quản trị phải biết cách xác định được quy mô của rủi ro như thế nào. Cùng phân tích những công cụ đo lường mức độ rủi ro sau đây:

3.1 Độ lệch chuẩn (Standard deviation)

Độ lệch chuẩn là một công cụ thống kê đo lường độ phân tán của tập dữ liệu so với giá trị trung bình của nó và được tính là căn bậc hai của phương sai và được xem là một thước đo rủi ro tuyệt đối. Cụ thể, nếu một điểm dữ liệu nằm xa giá trị trung bình, điểm đó có độ lệch cao trong tập dữ liệu, dữ liệu càng có độ dàn trải rộng thì độ lệch chuẩn càng cao.

Trong đầu tư, tính toán độ lệch chuẩn trong các giao dịch sẽ giúp nhà đầu tư đo lường mức độ biến động của thị trường, làm tăng hiệu quả đầu tư. Cụ thể, phép đo lường này được áp dụng cho tỉ lệ hoàn vốn hàng năm của một khoản đầu tư, để làm sáng tỏ những sự biến động trong lịch sử khoản đầu tư đó.

Trong đầu tư chứng khoán, độ lệch chuẩn của một cổ phiếu càng lớn, hay phương sai giữa giá cổ phiếu và giá trị trung bình càng lớn, cho thấy phạm vi giá giao động càng rộng. Ví dụ, một cổ phiếu bất ổn có độ lệch chuẩn cao, trong khi độ lệch chuẩn của một cổ phiếu blue-chip ổn định thường khá thấp.

3.2 Giá trị chịu rủi ro (Value at Risk- VaR)

quan tri rui ro tai chinh

Giá trị chịu rủi ro VAR là một trong những phép đo lường rủi ro phổ biến nhất

Giá trị chịu rủi ro (VaR) là một thước đo rủi ro thị trường phổ biến và được sử dụng rộng rãi để đo lường mức độ tổn thất tối đa của việc nắm giữ trạng thái mở đối với một tài sản/danh mục tài sản tài chính trong một khoảng thời gian nhất định trong tương lai với một độ tin cậy được xác định trước.

VaR là một khoản lỗ tối đa mà doanh nghiệp có khả năng gặp phải tương ứng với một mức độ tin cậy và một khoảng thời gian cho trước, nên việc việc tính toán và xác định chính xác giá trị VaR có vai trò quan trọng đối với hoạt động quản trị rủi ro của các ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh thị trường tài chính có nhiều biến động mạnh như giai đoạn hiện nay.

Ví dụ: Một công ty tài chính có thể xác định một tài sản có 3% VaR một tháng là 2%, đại diện cho 3% cơ hội tài sản bị giảm giá trị 2% trong thời gian một tháng. Chuyển đổi 3% cơ hội xảy ra thất thoát hàng tháng thành tỉ lệ 2% vào mỗi ngày trong tháng.

Xem thêm: Thực hành cách nhận biết cổ phiếu tiềm năng qua 3 bước

3.3 Giá trị kỳ vọng (Expected value)

Trong lý thuyết xác suất, giá trị kỳ vọng (expected value) hay giá trị trung bình của một biến ngẫu nhiên là trung bình có trọng số của tất cả các giá trị của thể của biến đó và được tính bằng tổng các tích giữa xác suất xảy ra của mỗi giá trị có thể của biến với giá trị đó.

Trong giao dịch, giá trị kỳ vọng biểu diễn giá trị trung bình mà nhà giao dịch mong đợi thắng cược nếu đặt cược liên tục nhiều lần với khả năng thắng cược là như nhau.

Một trong những cách để quản lý rủi ro là tối đa hóa giá trị kỳ vọng dựa trên dữ liệu quá khứ.

Sử dụng thước đo rủi ro này khá đơn giản, trong đó xác suất của các giá trị khác nhau trong phạm vi được tìm ra bằng cách phân tích dữ liệu trong quá khứ. Giá trị và xác suất sau đó được nhân với nhau để tìm ra giá trị mong đợi.

Ví dụ: Nếu có 60% cơ hội rằng cổ phiếu sẽ sinh lời 10% và có 40% cơ hội rằng nó sẽ sinh lời 20%. Giá trị kỳ vọng là 0,6 x 10 + 0,4 x 20 = 6% + 8% = 14%. Như vậy, trong trường hợp này, lợi nhuận kỳ vọng là 14%.

3.4 Hệ số biến thiên (Coefficient of Variation)

Giống như độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên cũng là thước đo giúp thống kê độ phân tán của các dữ liệu trong một chuỗi dữ liệu so với giá trị trung bình nhưng nâng cao hơn một chút khi so sánh với độ lệch chuẩn.

Sự khác biệt chính là độ lệch chuẩn là thước đo là tương đối chứ không phải tuyệt đối, nên có thể đưa ra kết quả sai lệch. Do đó, hệ số biến thiên được sinh ra để làm cho độ lệch chuẩn có thể so sánh được, sau đó nó được chia cho giá trị trung bình. Giá trị thu được sau phép tính này được gọi là hệ số biến thiên và nâng cao hơn so với độ lệch chuẩn.

3.5 Chỉ số Beta và quản trị rủi ro thụ động

Hệ số rủi ro beta là hệ số đo lường mức độ biến động hay còn gọi là thước đo rủi ro hệ thống của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư trong tương quan với toàn bộ thị trường.

Cụ thể, hệ số Beta được sử dụng để đo drawndown –  giai đoạn sụt giảm nguồn vốn đầu tư sâu nhất, thường sau 1 chuỗi lệnh thua. Trong việc đo lường drawndown, chúng ta sẽ cần giải quyết 3 vấn đề:

  • độ lớn của mỗi chu kỳ tiêu cực (mức độ tiêu cực)
  • thời gian của mỗi chu kỳ (bao lâu)
  • tần suất của chu kỳ đó

Ví dụ, một chứng khoán có hệ số beta:

  • Bằng 1: mức biến động của giá chứng khoán này sẽ bằng với mức biến động của thị trường.
  • Nhỏ hơn 1: mức độ biến động của giá chứng khoán này thấp hơn mức biến động của thị trường.
  • Lớn hơn 1: mức độ biến động giá của chứng khoán này lớn hơn mức biến động của thị trường.

Hệ số beta lớn hơn 1 cho thấy rủi ro nhiều hơn thị trường và ngược lại. Cụ thể, người quản lý tiền sử dụng chiến lược quản lý thụ động với hệ số Beta có thể cố gắng tăng lợi tức danh mục đầu tư bằng cách chấp nhận rủi ro thị trường nhiều hơn (tức là hệ số beta lớn hơn 1) hoặc giảm rủi ro danh mục đầu tư (và lợi nhuận) bằng cách giảm hệ số beta danh mục đầu tư xuống dưới 1.

3.6 Chỉ số Alpha và quản trị rủi ro chủ động

Trái với hệ số Beta, hệ số Alpha là phần lợi suất vượt trội khi so sánh tỷ suất lợi nhuận của một khoản đầu tư so với tỷ suất lợi nhuận của một chỉ số tham chiếu được lựa chọn.

Hệ số alpha cũng thường được coi là lợi nhuận thặng dư hay tỉ suất sinh lời bất thường trong bối cảnh thị trường hiệu quả, vì lúc này không có một công thức nào có thể đạt được lợi suất cao hơn thị trường chung.

Ví dụ: Nếu một nhà đầu tư đang cân nhắc đầu tư vào một loại cổ phiếu cụ thể, anh ta xác định sẽ cần 10% lợi nhuận để bù đắp cho việc chấp nhận rủi ro. Nếu cổ phiếu mang đến lợi nhuận 12% thì chỉ số Alpha của cổ phiếu đó là 2%.

Xem thêm: Top những cổ phiếu tăng trưởng tốt tính đến quý 3 năm 2021

4. Quy trình thực hiện quản trị rủi ro tài chính

quan tri rui ro tai chinh

Quá trình thực hiện quản trị rủi ro tài chính

Rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong mọi hoạt động kinh tế lẫn đầu tư tài chính, nhưng chúng ta vẫn có thể quản trị rủi ro tài chính thành công theo một kế hoạch toàn diện từng bước một như sau:

4.1 Xác định rủi ro

Nhà đầu tư có thể lập biểu đồ rủi ro để xác định những rủi ro phổ biến và nghiêm trọng để có quyết định điều tiết nguồn lực phù hợp nhất. Sử dụng những công cụ đo lường rủi ro như được trình bày ở trên thể nhận diện chính xác những rủi ro phải đối mặt là rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng hay rủi ro hoạt động, hay tổng hợp tất cả những rủi ro trên.

4.2 Đánh giá và phân tích rủi ro

Sau khi đã nhận diện được rủi ro phải đối mặt là gì, nhà đầu tư hay doanh nghiệp cần thực hiện phân tích rủi ro – là quá trình nghiên cứu những hiểm họa, mối quy cơ từ đó xác định được đâu là những rủi ro có thể chấp nhận và không thể chấp nhận, những rủi ro nhiều khả năng xảy ra và ít khả năng xảy ra để từ đó có cơ sở cho những biện pháp né tránh, phòng ngừa hoặc tài trợ, khắc phục rủi ro.

Cụ thể, nhà quản trị tiến hành phân tích những điều kiện tạo ra rủi ro hoặc những điều kiện làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra, phân tích những tổn thất đã xảy ra: nghiên cứu, đánh giá những tổn thất đã xảy ra để dự đoán những tổn thất sẽ xảy ra.

Căn cứ vào đó, có thông tin về những tổn thất có thể có, nhà quản trị rủi ro cần triển khai một mạng các nguồn thông tin và mẫu báo cáo rủi ro.

4.3 Lập kế hoạch giảm thiểu/dự phòng và xử lý rủi ro

Đây là bước quan trọng nhất của cả hoạt động quản trị rủi ro tài chính. Trước khi xây dựng kế hoạch giảm thiểu/dự phòng và xử lý rủi ro, nhà quản trị nên trả lời những câu hỏi như:

  • Có thực sự cần thiết một kế hoạch hay không?
  • Kế hoạch đó có khả thi không hay có phù hợp và đáp ứng với nhu cầu và mục tiêu tài chính hay không?
  • Điểm mạnh yếu của kế hoạch đó là gì?
  • Cuối cùng là kiểm tra xem kế hoạch có được hỗ trợ bởi các hoạt động và sự kiện được xác định rõ ràng hay không? Một kế hoạch quản lý rủi ro phải luôn được hỗ trợ bởi các hoạt động và sự kiện được xác định rõ ràng nếu không nó có thể gây ra vấn đề về lâu dài.

4.4 Đánh giá hiệu quả của kế hoạch quản trị rủi ro và duy trì quản trị rủi ro

Rất khó để có thể xây dựng được một kế hoạch quản trị rủi ro tài chính hoàn hảo bất khả chiến bại. Mức độ thành công của mỗi kế hoạch phụ thuộc vào cả quá trình xác định, phân tích và tiến hành thực hiện. Một kế hoạch quản trị được xác định rõ chỉ có thể thành công nếu các rủi ro được tiếp cận đúng cách.

Sau khi đánh giá hiệu lực và hiệu quả của tất cả các hoạt động, hãy cố gắng thực hiện các thay đổi có thể có trong kế hoạch hành động để đạt được kết quả mong muốn. Nó có thể rất tốn thời gian nhưng cần thiết để thực hiện thành công kế hoạch quản trị rủi ro.

Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm giao dịch Forex – Bí kíp để thành công

5. Lời kết

Trên đây là những thông tin cùng phân tích về vấn đề quản trị rủi ro tài chính đối với các tổ chức kinh tế, các quỹ đầu tư và cả những nhà đầu tư cá nhân mà VnRebates cấp.

Mặc dù không tồn tại quy tắc vàng để thành công nhưng hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích cho những nhà quản trị và nhà đầu tư trong việc xây dựng được kế hoạch quản trị rủi ro tài chính toàn diện, hợp lý và thành công.

 

 

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.