VNREBATES

Phân biệt 3 loại sàn Forex chính: ECN, STP và Market Maker

05.12.2021, 15:40 14 phút đọc

Tại sao sàn ECN được nhiều trader chuyên nghiệp yêu thích? Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi này và cũng giải thích những đặc điểm khác nhau của các Forex broker: DD, NDD, MM, STP và ECN. Hiểu và phân biệt các sàn là bước quan trọng để xác định được broker nào sẽ phù hợp với phong cách đầu tư của bạn.

Xem thêm: Top 10 sàn forex uy tín nhất thế giới

1. Broker là gì?

Lưu ý rằng Thị trường Forex rất khác so với các thị trường chứng khoán – đó là Forex thì không có sàn giao dịch tập trung. Khi chúng ta nói đến một thị trường Forex, thường có nghĩa là những gì tiếp cận với một thị trường liên ngân hàng, nơi mà một số ngân hàng hoặc các tổ chức khác hiển thị những lệnh và các giao dịch. Đây cũng thường được gọi là các nhà cung cấp thanh khoản hoặc nhà thanh toán bù trừ.

Đi kèm với sự khác biệt của thị trường forex, broker trong thị trường forex mang nhiều nghĩa khác nhau. Họ có thể là 

  • Một  Broker là một bên trung gian giữa người mua và người bán
  • Một Market Maker là một công ty thực hiện cả mua và giá bán trên thị trường tài chính hoặc hàng hóa, với hy vọng sẽ tạo ra lợi nhuận dựa trên spread.
  • Hoặc cả 2 broker bình thường kết hợp với Market Maker.

Hiện nay các sàn giao dịch forex được chia thành 2 nhóm chính: DD (Dealing Desk – Bàn giao dịch) và NDD (No Dealing Desk – Không có bàn giao dịch). Hiểu một cách đơn giản thì DD là những nhà làm giá thị trường hay nói cách khác là có sự can thiệp của sàn vào trong giá cả giao dịch, còn nhóm các sàn NDD thì không.

Bạn có thể chắc chắn rằng các broker được quản lý bởi các cơ quan quản lý nổi tiếng trên thị trường forex như CFTC, FSA, NFA, FINMAFINMA, CySec, vv. để đảm bảo rằng tiền của bạn an toàn và minh bạch trong hoạt động giao dịch, yết giá, v.v.

Các loại forex broker

2. 3 loại sàn forex chính: Market Maker, ECN, và STP là gì?

Trước khi đi vào chi tiết vào 3 sàn MM (Market Maker), ECN (Electronic Communication Network) và STP (Straight Through Processing), dưới đây là tóm lại các điểm chính của 3 sàn này:

  • MM (Market Maker): là nhà môi giới đóng vai trò như một nhà tạo lập thị trường. Sàn MM thực hiện các nghiệp vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng, thay vì đẩy lệnh ra thị trường liên ngân hàng như một sàn trung gian thực thụ thì các sàn này lại đứng ra ôm lệnh của khách hàng tức là sẽ mua của những trader muốn bán và sẽ bán cho những trader cần mua. Các sàn MM chủ yếu thu lợi từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán (spread), trader sẽ hiếm khi được giao dịch với mức giá thực của thị trường.
  • ECN (Electronic Communication Network): Mạng lưới giao dịch điện tử. Một sàn ECN là broker hoạt động với đúng ý nghĩa và bản chất của một nhà môi giới, chỉ làm trung gian kết nối, tạo ra một nền tảng để tất cả các nhà đầu tư gửi lệnh vào đó và tự giao dịch đối ứng với nhau. (gilberteyecare.com) Lệnh sẽ được khớp với mức giá tốt nhất, nhanh nhất, không bị từ chối lệnh hoặc báo giá lại. Sàn ECN chỉ thu phí hoa hồng trên mỗi giao dịch của nhà đầu tư
  • STP (Straight Through Processing): là một nhà môi giới đóng vai trò chuyển tiếp, hoạt động của sàn STP có một vài điểm tương đồng với sàn ECN nhưng vẫn có sự khác biệt. Và bài viết này sẽ làm rõ những đặc điểm của sàn STP này.

2.1 Market Maker là gì?

Market Maker hay MM là sàn môi giới đóng vai trò như một nhà tạo lập thị trường.

Dealing Desk

Sàn MM thực hiện các nghiệp vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng, thay vì đẩy lệnh ra thị trường liên ngân hàng như một sàn trung gian thực thụ thì các sàn này lại đứng ra ôm lệnh của khách hàng tức là sẽ mua của những trader muốn bán và sẽ bán cho những trader cần mua.

Các sàn MM chủ yếu thu lợi từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán (spread), trader sẽ hiếm khi được giao dịch với mức giá thực của thị trường.

Các Market Maker cũng thường không bao giờ re-quote các lệnh bởi vì họ không cần gửi các lệnh của bạn đến thị trường liên ngân hàng, nhưng họ được quyền chọn có nên chấp nhận lệnh của bạn hay không.

Ví dụ khi có quá nhiều trader đặt lệnh trên một cặp tiền tệ và cùng là lệnh mua hoặc bán, các Market Maker có thể không muốn nhận hết các rủi ro và có thể từ chối một số lệnh. Điều tương tự cũng có thể xảy ra khi đến giờ ra một tin tức “khủng” nào đó và khả năng tiếp xúc của MM vượt quá mức được xác định trước nào đó.

2.2 Sàn STP (Straight Through Processing) là gì?

Sàn STP hoạt động như bên môi giới, không bao giờ ôm lệnh của khách hàng. Sàn STP sẽ chuyển các lệnh giao dịch của khách hàng trực tiếp đến các nhà cung cấp thanh khoản của nó trên thị trường liên ngân hàng. Đó có thể là các ngân hàng lớn, các ECNs hoặc các nhà môi giới khác…

Non-Dealing Desk

Khi nhận được yêu cầu khớp lệnh ngay của khách hàng, sàn STP sẽ gửi một lệnh có cùng khối lượng đến nhà cung cấp thanh khoản của mình có mức giá ask/bid tốt nhất.

Khi lệnh được khớp bởi các nhà cung cấp thanh khoản được chọn, thì lệnh của khách hàng được khớp trên thực tế với 1 mức spread tăng thêm. Mức spread này được thêm vào giá bid/ask được cung cấp bởi nhà cung cấp thanh khoản như là 1 khoản commission của sàn STP. 

Khi một lệnh giới hạn được nhận, sàn STP sẽ gửi một lệnh có cùng khối lượng và giá tương đương với giá lệnh của khách hàng cộng/ trừ đi khoản spread commission của sàn đến các nhà cung cấp thanh khoản cung cấp giá bid/ ask tốt nhất với khối lượng đã cho dưới danh nghĩa của sàn STP.

Khi lệnh được khớp bởi các nhà cung cấp thanh khoản, lệnh của khách hàng được coi là đã được thực hiện.

Giá bid và giá ask của một cặp tiền mà sàn STP hiển thị cho các khách hàng là giá bid / ask tốt nhất tại thời điểm đó được cung cấp bởi nhà cung cấp thanh khoản của nó. Một sàn STP càng có nhiều nhà cung cấp thanh khoản thì mức độ thanh khoản sẽ càng lớn.

Sàn STP tạo ra doanh thu từ khoản chênh lệch thêm vào giá thu được từ nhà cung cấp thanh khoản. Một số sàn STP cung cấp spread cố định trong khi những sàn khác cung cấp một spread thay đổi. Spread này có thể thay đổi khi các điều kiện trong thị trường thay đổi.

Thường sàn STP sẽ không thu phí hoa hồng trên mỗi giao dịch, nhưng mức spread thường cao hơn sàn ECN.

2.3 Sàn ECN (Electronic Communications Networks) là gì?

Sàn ECN sử dụng mạng lưới giao dịch điện tử. Về bản chất phương thức khớp lệnh giao dịch của khách hàng tương tự như STP, nhưng có những đặc điểm khác (có thể coi là tốt hơn). 

Mạng lưới giao dịch trên sàn ECN thường có cấu trúc mở, cho phép tất cả các bên giao dịch (có thể là ngân hàng, quỹ đầu tư, quỹ phòng hộ, sàn ECN khác, sàn STP hoặc MM, hoặc nhà đầu tư nhỏ lẻ) được quyền giao dịch trực tiếp với nhau. Như vậy, lệnh của bạn khi được đặt qua sàn ECN sẽ được hiển thị trên thị trường.

Đối với một trader nhỏ lẻ, giao dịch trực tiếp trên sàn ECN thường bị quá tầm với: do tính chất liên ngân hàng, các traders thường được yêu cầu để giao dịch rất nhiều và yêu cầu ký quỹ tối thiểu từ $ 50,000 đến $ 100,000. Nhiều sàn gần đây đã cố gắng để trải nhỏ khoảng này ra, bằng cách cung cấp một nền tảng MT4 ECN đến cho các khách hàng cá nhân.

Các tài khoản hay các sàn True ECN chủ yếu hưởng phí hoa hồng được tính theo tỷ lệ phần trăm trên mỗi lot giao dịch. 

Xem thêm: Top 9 sàn giao dịch ECN uy tín, tốt nhất

3. Vậy làm thế nào để bạn phân biệt giữa một MM, STP hay ECN broker?

Chúng tôi sẽ không đi vào so sánh trực tiếp 3 loại sàn này, mà đi vào so sánh từng cặp sàn với nhau. Rất dễ để nhận ra sự khác biệt giữa sàn MM với sàn STP và  ECN, vì bản chất 2 sàn này khác nhau ngay trên định nghĩa của chúng.

3.1 Sàn STP vs. sàn ECN

Sàn dạng STP và ECN có một số đặc điểm khá tương đồng nhau, nhưng nhiều trader thích STP ở dạng thuần túy vì tài khoản dạng này sẽ không thu phí hoa hồng cho mỗi giao dịch. Trong khi đó, các tài khoản hay các sàn ECN thuần túy họ chủ yếu hưởng phí hoa hồng được tính theo tỷ lệ phần trăm trên mỗi lot giao dịch.

Chính vì thế, các Scalpers sẽ yêu thích tài khoản ECN hơn nhờ phí spread thấp nên họ có thể vào lệnh và thoát lệnh 1 cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều trader là yêu thích giao dịch với phí spread chênh lệch của tài khoản STP thay vì bị thu phí hoa hồng cho mỗi giao dịch. Do đó, nếu trader thích giao dịch không mất phí hoa hồng thì tài khoản STP sẽ là lựa chọn cho trader.

Xét về tốc độ thực hiện giao dịch, sàn ECN chiếm ưu thế hơn các tài khoản STP thông thường vì có nhiều nhà cung cấp thanh khoản tham gia nên lệnh khớp rất nhanh. Tài khoản STP có thể phải trải qua quá trình trung gian khi lệnh đẩy tới các nhà môi giới lớn hơn hoặc nhà cung cấp thanh khoản, nên có thể dẫn đến tình trạng giao dịch chậm hơn và có báo giá lại. Với tài khoản ECN có các trường hợp báo giá luôn ở mức tối thiểu và đảm bảo lệnh giao dịch sẽ luôn được khớp.

Tuy nhiên, sàn ECN thường yêu cầu các khoản tiền nạp tối thiểu cao hơn sàn STP vì thường những người mở tài khoản ECN là những nhà đầu tư lớn. Khoản tối thiểu này có thể là $1,000, $10,000 hoặc thậm chí $100,000.

3.2 Sàn MM vs. Sàn STP và sàn ECN

Như đã định nghĩa ở trên, sàn MM hay sàn nhà cái, sàn DD sẽ khớp luôn lệnh nhận được từ khách hàng, họ không đẩy ra thị trường cho các nhà cung cấp thanh khoản.

Do sàn forex hoạt động liên tục 24/5.5, nên các sàn luôn thay đổi về thanh khoản và khối lượng giao dịch. Do đó, sẽ rất nhiều trường hợp, lệnh của bạn sẽ bị requotes vì nhu cầu mua bán quá biến động, khiến sàn MM không thể duy trì được mức giá yết ban đầu.

Sàn MM có 2 nguồn thu chính: spread và hoa hồng, trong khi đó sàn STP là spread và sàn ECN là hoa hồng. Trên thực tế, khi thị trường quá nguy hiểm có thể gây lỗ nặng cho brokers, nhiều sàn MM buộc phải thực hiện nhiều hành động bảo vệ chính họ, dù điều đó có thể gây ảnh hưởng đến uy tín, như requotes, thao túng giá, ngắt kết nối nguồn giá, hoặc tự ý thay đổi lệnh của khách hàng.

Các sàn STP và ECN thường ít mâu thuẫn với khách hàng. Vì họ không ôm lệnh, mà chuyển cho bên thứ 3, hoặc công khai trên mạng giao dịch. Thị trường sẽ tự điều chỉnh mà không có sự can thiệp của sàn. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp giá bị requotes do thị trường quá biến động.

4. Tóm lại, sàn giao dịch nào tốt nhất ở Việt Nam?

Trên thực tế, 1 sàn giao dịch có thể cung cấp các loại tài khoản khác nhau: có thể có tài khoản MM, STP, và ECN. Sàn được coi là sàn ECN khi nó cung cấp ít nhất 1 loại tài khoản ECN với những tính chất và điều kiện giao dịch của mạng lưới điện tử ECN.

4.1 Sàn giao dịch tốt nhất cho người mới bắt đầu 

Trong giao dịch ngoại hối, nhu cầu của người mới bắt đầu khác với các chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm. Người mới bắt đầu giao dịch ít tiền vì họ sợ bị lừa đảo và họ không có nhiều niềm tin vào thị trường này.

Đó là lý do tại sao họ cần các sàn forex có mức spread thực sự thấp, phạm vi giá thấp và hỗ trợ tuyệt vời. Tại đây, bạn có thể xem danh sách các sàn giao dịch ngoại hối tốt nhất cho người mới bắt đầu:

  • Exness là sàn giao dịch ngoại hối tốt nhất cho người mới bắt đầu. Họ có nhiều loại tài khoản khác nhau, từ Cent, Mini đến Standard và ECN. Tài khoản của Exness có mức spread thực sự thấp đối với các cặp tiền tệ chính. Hơn nữa, họ có một nhóm hỗ trợ 24/7 sẵn sàng hỗ trợ khách hàng bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
  • XM cũng rất tuyệt vời về một nơi để bắt đầu giao dịch. Họ hỗ trợ khách hàng rất tốt. Ngoài ra, họ thường xuyên tổ chức các hội thảo giáo dục để dạy kiến thức forex cho khách hàng.
  • FxPro cũng là một sàn forex thực sự tốt cho người mới bắt đầu. Họ có phạm vi giá thực sự đa dạng. Về dịch vụ khách hàng, họ chắc chắn là một trong những sàn forex hàng đầu ngay bây giờ.

4.2 Sàn ECN tốt nhất

Bên cạnh các tài khoản thông thường, còn có tài khoản ECN. Các sàn forex có thể cung cấp cho các nhà giao dịch tài khoản ECN thực thường được gọi là các sàn ECN. Tài khoản ECN là tài khoản rất thích hợp dành cho các chuyên gia và trader chuyên nghiệp. ECN là các tài khoản có spread rất thấp nhưng sẽ bị thu phí commission theo khối lượng đặt lệnh.

Những trader chuyên nghiệp giao dịch rất nhiều tiền mỗi ngày nên họ cần một tài khoản có spread thấp, bảo mật cao, trượt giá ít, nền tảng giao dịch tuyệt vời và hệ thống thanh toán nhanh. Dưới đây là các tên kiểm tra danh sách các sàn forex ECN tốt nhất:

 

Tổng hợp bởi: VnRebates

Nguồn: Sưu tầm

 

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.