VNREBATES

Sàn Forex ôm lệnh (Dealing Desk) là gì? Có nên tham gia hay không?

08.03.2023, 17:14 10 phút đọc

Sàn Forex ôm lệnh hay Dealing Desk là một hình thức sàn giao dịch ngoại hối phổ biến hiện nay. Loại sàn này có ưu điểm xử lý lệnh nhanh và tính thanh khoản rất cao. Tuy nhiên, sàn Dealing Desk vẫn tồn tại nhiều rủi ro nếu trader không hiểu rõ cơ chế hoạt động của loại sàn này. Chính vì thế, VnRebates xin thông tin chi tiết về sàn Forex ôm lệnh là gì trong bài viết sau đây.

>> Xem thêm:

Sàn Forex ôm lệnh là gì?

Sàn Forex ôm lệnh hay Dealing Desk được hiểu như một “chiếc bàn giao dịch”, hàng loạt công việc đều phải được thực hiện thông qua “chiếc bàn” này đầu tiên. Tương tự, trên thị trường forex, các sàn Dealing Desk là một sàn giao dịch ngoại hối chủ động tạo lập thị trường bằng cách cung cấp giá và tạo thanh khoản giúp khớp lệnh giữa người mua và người bán dễ dàng hơn. (Xem chi tiết: Sàn Forex là gì?)

Sàn Forex ôm lệnh (Dealing Desk) là gì? Có nên tham gia hay không?

Sàn forex ôm lệnh tạo thanh khoản giúp mua bán dễ dàng hơn (Nguồn: VnRebates)

Có thể nói, sàn Forex ôm lệnh giữ vai trò như một nhà tạo lập thị trường (Market Marker) giúp tạo thanh khoản cho các trader mua bán dễ dàng hơn. Khi trader mở một lệnh BUY thì sàn sẽ mở lệnh đối ứng SELL để làm đối trọng cân bằng cung cầu trên thị trường.

Trái ngược với sàn ôm lệnh là sàn không ôm lệnh (No Dealing Market – NDD). Sàn NDD chỉ là trung gian môi giới giao dịch và không can thiệp vào giá cả. Cụ thể khác biệt như sau:

  • Sàn ôm lệnh (Dealing Desk): Các sàn DD thường được gọi là Market Maker (MM) và đóng vai trò như một nhà tạo lập thị trường. Họ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng và ôm lệnh của khách. Tuy nhiên, các sàn MM thu hoa hồng và spread, do đó, giá cả giao dịch thường không phản ánh thực tế của thị trường.
  • Sàn không ôm lệnh (No-Dealing Desk): Sàn NDD có hai loại chính là Electronic Communication Network (ECN) và Straight Through Processing (STP). Loại sàn này hoạt động như một trung gian kết nối và cho phép các nhà đầu tư tự giao dịch với nhau. Lệnh được khớp với mức giá tốt nhất và nhanh nhất, không bị từ chối hoặc báo giá lại. Sàn ECN chỉ thu phí hoa hồng trên mỗi giao dịch của nhà đầu tư và yêu cầu tiền gửi tối thiểu cao. Ngược lại, sàn STP không thu phí hoa hồng và yêu cầu tiền gửi tối thiểu thấp hơn.

>> Xem chi tiết

So sánh sự khác nhau giữa Sàn ôm lệnh và Sàn đẩy lệnh

So sánh sự khác nhau giữa Sàn ôm lệnh và Sàn đẩy lệnh (Nguồn: Internet)

Cách thức hoạt động của sàn Forex ôm lệnh như thế nào?

Nếu bạn đặt lệnh mua cặp EURUSD với một sàn giao dịch Dealing Desk thì broker đó sẽ tìm một lệnh bán phù hợp với lệnh của bạn để khớp lệnh, hoặc chuyển lệnh của bạn cho nhà cung cấp thanh khoản của sàn để khớp. Nhà cung cấp thanh khoản của sàn thường là các Ngân hàng, Tổ chức tài chính lớn như: Barlay, JPMorgan,… 

Ngoài giữ vai trò trung gian giao dịch ngoại hối, các sàn DD có thể thực hiện “ôm lệnh” bằng cách mua/bán nếu không có lệnh đối ứng có sẵn trên thị trường. Để dễ hiểu hơn VnRebates xin đưa ra ví dụ sau đây:

Ví dụ: Một trader thực hiện mua 100 lot vàng, nếu trên thị trường có sẵn người bán 100 lot vàng thì sàn sẽ tự động khớp lệnh mua – bán, khi đó sàn DD giữ vai trò môi giới trung gian và thu phí spread giữa các bên. 

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có lệnh đối ứng hiện hữu sẵn. Chẳng hạn, trên thị trường chỉ có 30 lot đang được chào bán ra. Khi đó, sàn Dealing Desk sẽ thực hiện như sau: 

  • Trường hợp 1: Ôm hết toàn bộ. Tức sàn sẽ tự mở vị thế bán 70 lot vàng còn lại để cân bằng cung cầu trên thị trường 
  • Trường hợp 2: Ôm một phần và đẩy phần còn lại lên thị trường liên ngân hàng. Khi đó, sàn DD sẽ mở vị thế bán 50 lot vàng và phần còn lại sẽ đẩy cho các Nhà cái lớn (Barclay, JPMorgan,..) ôm lệnh. 

Qua ví dụ trên, đúng với tên gọi, các sàn DD vừa giữ vai trò môi giới giao dịch, vừa thực hiện chức năng đẩy lệnh và tạo thanh khoản cho thị trường. Có thể nói, DD giữ quyền lực điều phối cuộc chơi không thể thiếu trên thị trường tài chính. 

Cách thức hoạt động của sàn Forex ôm lệnh như thế nào?

Sàn ôm lệnh giữ vai trò quan trọng trên thị trường ngoại hối (Nguồn: Internet)

Lợi ích và rủi ro khi tham gia các sàn Forex ôm lệnh

Tham gia các sàn Forex ôm lệnh có thể mang lại lợi ích và rủi ro, trader cần lưu ý như sau:

Lợi ích khi tham gia sàn Forex ôm lệnh

Khi lựa chọn một sàn ôm lệnh để giao dịch, trader phải xác định rõ lợi thế của dạng sàn này như sau:

  • Tính thanh khoản cao: Các sàn DD luôn thực hiện lệnh theo nhu cầu trader một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và thời gian, vì trader không cần phải đợi chờ hoặc tìm kiếm trader khác để khớp lệnh.
  • Spread thấp hơn: Do sàn tự đảm bảo khớp lệnh giữa các bên mua và bán, nên spread có thể thấp hơn so với các sàn non-dealing desk. (Xem thêm: Spread là gì?)
  • Không có phí hoa hồng giao dịch: Các sàn DD chỉ thu phí thông qua chênh lệch giá mua và bán (phí spread), và không có phí hoa hồng giao dịch. Ngoài ra, một số sàn DD còn có chính sách miễn phí qua đêm. 
  • Độ tin cậy cao: Vì sàn đảm bảo khớp lệnh, nên người giao dịch có thể yên tâm về việc lệnh của họ được thực hiện và không bị lừa đảo.

Khớp lệnh tức thì, spread và phí thấp là ưu điểm của sàn forex ôm lệnh

Khớp lệnh tức thì, spread và phí thấp là ưu điểm của sàn ôm lệnh (Nguồn: Internet)

Rủi ro khi tham gia sàn Forex ôm lệnh

Song song với lợi ích, những sàn ôm lệnh tồn tại các rủi ro như sau: 

  • Rủi ro về thanh khoản: Khi sàn Forex ôm lệnh, họ phải đảm bảo rằng họ sẽ có đủ tiền để thực hiện các giao dịch nếu khách hàng muốn rút tiền. Tuy nhiên, nếu có quá nhiều khách hàng muốn rút tiền cùng một lúc, sàn có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu thanh toán. Điều này có thể gây ra tình trạng rủi ro phá sản cho sàn và khách hàng có thể mất tiền.
  • Rủi ro hoạt động của sàn: Mâu thuẫn về lợi ích giữa trader và sàn DD có thể xảy ra khi sử dụng các chiến lược định giá không minh bạch, dẫn đến tình trạng lệnh của trader không được thực hiện đầy đủ và công bằng.
  • Rủi ro về việc sàn đối xử bất công: Các sàn DD ưu tiên thực hiện cho các nhà tài phiệt hoặc tổ chức tài chính lớn vì sàn sẽ thu được phí cao hơn. Do đó, các nhà đầu tư nhỏ lẻ, vốn ít sẽ thuộc “hàng chờ thấp” của sàn. Vì lý do này, VnRebates khuyên các trader nhỏ lẻ nên lựa chọn các sàn chuyển lệnh hơn (No-dealing desk).

Để giảm thiểu các rủi ro này, trader cần cân nhắc và nghiên cứu kỹ lưỡng về sàn Forex ôm lệnh mà họ định sử dụng. Việc tìm hiểu các chính sách quản lý rủi ro của sàn và các sàn có giấy phép quốc tế như NFA, CFTC của Mỹ, FCA của Anh, FINRA của Thụy Sỹ ,…sẽ đảm bảo các giao dịch được thực hiện một cách minh bạch và công bằng. (Xem thêm: Cách kiểm tra giấy phép sàn Forex tránh scam)

Nên lựa chọn các sàn ôm lệnh uy tín, có giấy phép để hạn chế rủi ro

Khớp lệnh tức thì, spread và phí thấp là ưu điểm của sàn ôm lệnh (Nguồn: Internet)

Top các sàn Forex ôm lệnh lớn nhất hiện nay

Hiện nay, hầu hết các sàn Forex trên thị trường đều là sàn giao dịch chuyển lệnh và có kết nối với một bên cung cấp thanh khoản. Tuy vậy trên thực tế các sàn như XM, Saxo Bank,… đều vừa là sàn ôm lệnh và vừa là sàn chuyển lệnh, với hai hình thức: giao dịch Dealing desk và cung cấp các tài khoản ECN cho trader thông thường. 

Theo Investingoal, một số sàn lớn và uy tín vừa giữ vai trò “Nhà cái” phổ biến như sau:

Top 10 sàn forex ôm lệnh lớn và uy tín nhất thế giới

Tóm lại, lựa chọn các sàn DD lớn nhất hiện nay là một quyết định thông minh và cần thiết đối với các trader. Những sàn này không chỉ cung cấp cho khách hàng của họ các dịch vụ chuyên nghiệp và đáng tin cậy, mà còn đảm bảo rằng các lệnh giao dịch được khớp một cách minh bạch và công bằng. 

>> Xem tiếp tục:

Kết luận

Sàn Forex ôm lệnh là một phương thức giao dịch rất phổ biến hiện nay. Việc tham gia giao dịch trên sàn Dealing Desk sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các trader như: lệnh khớp ngay, độ tin cậy cao và phí giao dịch thấp. Tuy nhiên, để tránh các rủi ro đi kèm, trader nên thận trọng và tìm hiểu kỹ trước khi chọn sàn để giao dịch.

Theo dõi VnRebates để cập nhật tin tức Forex, Chứng khoán, Tiền điện tử mới nhất. 

VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.