VNREBATES

Selling Climax là gì? Cách giao dịch với Selling Climax trong VSA

22.11.2022, 21:17 8 phút đọc

Trong thị trường giá xuống (bear market), “bắt đáy” là cụm từ mà nhà đầu tư được nghe thấy nhiều nhất từ các chuyên gia tài chính. Nhưng để bắt được đáy thành công thay vì “bắt dao rơi” nhà đầu tư cần xác định được điểm Selling Climax (Cao trào bán) – một mẫu hình chênh lệch giá – khối lượng phổ biến. Vậy, Selling Climax là gì? Dấu hiệu nhận biết hiện tượng này ra sao và làm sao để kiếm lời với Selling Climax theo phương pháp VSA? Bài viết dưới đây của VnRebates sẽ giải đáp giúp bạn.

Đọc thêm:

#Kiến_thức_phục_vụ_NGHỀ_Trading

Selling Climax là gì?

Selling Climax hay Cao trào bán là đỉnh điểm của giai đoạn bán tháo kéo dài, được đặc trưng bởi việc giá lao dốc nghiêm trọng đi kèm với khối lượng giao dịch tăng cao. Selling Climax xuất hiện ở cuối của chu kỳ giảm (downtrend) của thị trường, báo hiệu sự kết thúc của xu hướng hiện tại và khởi đầu của một đợt đảo chiều mạnh.

Trong đầu tư chứng khoán, áp lực bán tháo mạnh thường đến từ tâm lý hoảng loạn và bi quan cực độ của đám đông cộng với việc các nhà môi giới bán giải chấp cổ phiếu của những nhà đầu tư không còn khả năng trả tiền ký quỹ.

Hiện tượng Selling Climax này có thể diễn ra trong một hoặc vài ngày, tạo đáy và cuối cùng kết thúc khi lượng cung được hấp thụ bởi LỰC CẦU mạnh mẽ từ các Big boy khi họ mua vào. Nhìn chung, hiện tượng Selling Climax là kết quả của quá trình phân phối lại các yếu tố cung và cầu.

Việc xác định chính xác mẫu hình Selling Climax sẽ giúp nhà đầu tư tránh được những tổn thất nặng nề trong danh mục đầu tư của mình. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội kiếm lời hấp dẫn nếu nhà đầu tư biết kiên nhẫn chờ đợi và sẵn sàng chớp thời cơ theo dấu chân của dòng tiền thông minh trên thị trường.

Xem thêm: 

Mẫu hình Selling Climax xuất hiện trên biểu đồ

Mẫu hình Selling Climax xuất hiện trên biểu đồ (Nguồn: VnRebates)

Đặc điểm nhận biết Selling Climax – Cao trào bán

  • Mẫu hình Selling Climax bao gồm một cây nến giảm với những đặc điểm sau:
    • Thân nến dài, sự chênh lệch giữa giá mở cửa – giá đóng cửa rất lớn.
    • Giá đóng cửa thấp hơn so với các đáy trước đó.
    • Bóng nến dưới dài cho thấy lực cầu đỡ giá rất lớn và thị trường đang không chấp nhận việc giá tiếp tục đi xuống nữa (sự từ chối giá).
  • Hiện tượng này thường xảy ra ở nhiều cây nến và hiếm khi xuất hiện chỉ ở 1 cây nến. Những mẫu hình nến có khối lượng lớn trader cần lưu ý là nến Hammer (nến Búa), Bullish Engulfing (Nến nhấn chìm tăng) và Bullish Piercing Line (Nến xuyên tăng) …
  • Selling Climax chỉ xuất hiện khi thị trường ở trong một xu hướng giảm giảm rõ ràng với động thái giảm mạnh và được hình thành trong thời gian dài trước khi mẫu hình này xuất hiện.
  • Khối lượng giao dịch ở mức siêu cao/cao trên trung bình.
  • Sau khi Selling Climax xuất hiện, nhà đầu tư cần chờ mẫu hình này được Test thì mới vào lệnh.

Bạn có thể xem ảnh bên dưới để thấy cây nến số 3 chính là hiện tượng Selling Climax:

Dấu hiệu nhận biết mẫu hình Selling Climax

Dấu hiệu nhận biết mẫu hình Selling Climax (Nguồn: VnRebates)

Mẫu hình Selling Climax báo hiệu điều gì?

Mặc dù Selling Climax được xem là một mẫu hình cho dấu hiệu tăng giá tiêu biểu, nhưng trader vẫn cần xem xét 2 kịch bản dưới đây khi nó xuất hiện:

  • Kịch bản 1: Đảo chiều xu hướng nếu áp lực bên mua (dòng tiền lớn từ các big boy) đủ mạnh để hấp thụ hết lượng cung, và giành quyền kiểm soát thị trường.
  • Kịch bản 2: Nếu xuất hiện vùng Hỗ trợ hoặc Trading Range tại khu vực giá này thì khả năng cao xu hướng giảm sẽ tiếp tục.

Kịch bản 2: Tiếp tục xu hướng giảm sau khi mẫu hình Selling Climax xuất hiện

Khi bên bán vẫn đang tích cực bán ra và bên mua đang hấp thụ quanh mức giá thấp, cho thấy lực mua và lực bán gần như ngang nhau và đang giành vị thế thống trị. Nếu lực mua không đủ mạnh mà chỉ đủ để hỗ trợ giá tạm thời và kiểm tra lại lực bán, một đợt phục hồi kỹ thuật sẽ xuất hiện. Trong khi đó, nếu lực bán đủ mạnh để đẩy giá xuống thấp hơn mức giá tại Selling Climax thì xu hướng giảm sẽ tiếp tục (phía bên trái của hình minh họa bên dưới).

Kịch bản 1: Đảo chiều xu hướng khi xuất hiện Selling Climax

Sau đợt hồi kỹ thuật, nếu giá giảm và test lại mức đáy mà Selling Climax tạo trước đó cộng với khối lượng giao dịch giảm ổn định, biên độ giá thu hẹp dần, giá được giữ xung quanh hoặc trên mức Climax → đó là dấu hiệu cho thấy bên mua đã hấp thụ thành công lực bán. Điều đó cũng cho thấy bên bán đang dần kiệt sức hay không còn người bán nữa và bên mua hoàn toàn nắm quyền kiểm soát thị trường. Khi đó, có thể kết luận rằng xu hướng của thị trường sẽ đảo chiều tăng (phía bên phải của hình minh họa bên dưới).

2 kịch bản khi mẫu hình Selling Climax xuất hiện

2 kịch bản khi mẫu hình Selling Climax xuất hiện (Nguồn: VnRebates)

Đọc thêm: Test cung cầu là gì? Tại sao Test cung cầu lại quan trọng trong VSA?

#Thực_chiến_NGHỀ_Trading

Cách giao dịch với Selling Climax trong VSA

Selling Climax là mẫu hình dấu hiệu tăng giá tiêu biểu cho phương pháp VSA (Volume Spread Analysis – Phân tích khối lượng chênh lệch giá). Đây là một trong những kết hợp mạnh mẽ nhất của hành động giá và khối lượng mà bạn thấy trên biểu đồ.

Theo kịch bản 1 ở trên, nếu việc Test lực cung hay áp lực bán – kiểm tra mức đáy mà Selling Climax tạo trước đó thành công, khả năng giá sẽ bật tăng mạnh. Đặc biệt, nếu việc Test thành công đi kèm với khối lượng giao dịch (Volume) thấp cộng với việc hình thành các cây nến thân hẹp nằm trong khu vực giá mà Volume lớn từng xảy ra → chính là tín hiệu MUA mạnh. Điều này cho thấy dòng tiền lớn đã hấp thụ hết hoàn toàn lực bán.

Trader có thể vào lệnh MUA sau khi Test thành công theo những bước sau:

  • Xác định mẫu hình Selling Climax
  • Chờ Test lại vùng đáy (vùng hỗ trợ) thành công với khối lượng giao dịch giảm dần và biên độ giá thu hẹp dần.
  • Tìm kiếm các mô hình nến đảo chiều tăng (như nến Bullish Engulfing, nến Pin bar…)
  • Đặt lệnh MUA ngay tại cây nến nến đó.
  • Đặt lệnh Stop-loss bên dưới cây nến đó.

Khi hiện tượng Selling Climax xuất hiện, các tay to luôn sẵn sàng móc hầu bao để gom hàng giá rẻ. Đây cũng là cơ hội để các trader chuyên nghiệp kiếm lời. Tuy nhiên, việc tích lũy sau đợt bán tháo mạnh cần có thời gian để áp lực bán (nguồn cung) được hấp hụt hết, nên bạn cần kiên nhẫn đợi thời cơ. Tốt nhất để phòng ngừa rủi ro, bạn cần tránh tham gia quá sớm, hãy chờ đợi các phiên Test đáy thành công để xác nhận đáy chính thức được hình thành rồi mới vào lệnh.

Cách giao dịch với Selling Climax trong phương pháp VSA

Cách giao dịch với Selling Climax trong phương pháp VSA (Nguồn: VnRebates)

Xem thêm: Panic Sell là gì? 6 nguyên nhân gây ra hiện tượng Panic Sell

Kết luận

VnRebates vừa cung cấp cho bạn các thông tin về Selling Climax là gì và việc giao dịch với mẫu hình mẫu hình chênh lệch giá – khối lượng phổ biến này trong phương pháp VSA. Hy vọng, bài viết sẽ giúp bạn tìm được manh mối để nhận biết cơ hội giao dịch tiềm năng nhờ đi theo dấu chân của dòng tiền thông minh trong giai đoạn downtrend của thị trường. 

Để nắm bắt kiến thức chuyên sâu về phương pháp VSA, bạn có thể tham khảo Khóa học VSA & Volume Master – Bơi cùng cá mập của team VnRebates. 

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.