VNREBATES

Tether là gì? Sự thật về đầu tư Tether

24.02.2020, 14:41 12 phút đọc

Trong thế giới tiền điện tử, một trong những đồng coin có giá trị vốn hóa thị trường vào loại lớn nhất, ổn định nhất được sử dụng phổ biến nhất tại thời điểm hiện tại là Tether. Chúng ta có thể tạm hiểu nó chính là tiền “đô la hóa” trên các sàn giao dịch. Bạn có thể dùng nó để mua các đồng khác, hoặc bán các đồng coin ra Tether để cất giữ vì giá trị của nó rất ổn định

Tether là gì?

Tether là gì? Tether là nền tảng cho phép các loại tiền tệ Fiat được sử dụng trên Blockchain thông qua việc phát hành các Tether Token có giá trị tương đương.

Nền tảng Tether được thành lập và phát triển bởi công ty Tether Limited có trụ sở tại Hong Kong vào năm 2014.

Token Tether là gì?

Tether Token (ký hiệu: ₮) là loại tiền điện tử có giá trị được đảm bảo 100% bằng các loại tiền tệ Fiat theo tỷ lệ 1:1 do công ty Tether Operation Limited phát hành.

Một Tether Token (₮) có giá trị bằng 1 đơn vị tiền tệ đảm bảo cho nó.

Ở thời điểm hiện tại, Tether đã phát hành ba đồng token được bảo chứng 100% bằng ba loại tiền tệ Fiat khác nhau là USD, EURO và CNH (Offshore Chinese Yuan). Với mã token lần lượt là USD₮, ERU₮ và CNH₮.

Tether khác gì với Bitcoin và các đồng Altcoin khác?

tether là gì

 

Điểm khác biệt lớn nhất mà chúng ta có thể thấy giữ Tether và Bitcoin là về giá trị. Vậy thì giá trị của Tether là gì? Gía trị của Tether gần như cố định ở mức 1 USD còn BTC thì luôn biến động khá mạnh. Ngoài ra, một điểm khác nữa mà có lẽ nhiều người không biết, đó là về số lượng cung cấp.

Với Bitcoin thì số lượng là “hữu hạn”, BTC chỉ có 21 triệu đồng, hiện tại chỉ còn hơn 3 triệu đồng là chưa được đào lên và số lượng này là cố định, đây cũng là một trong những yếu tố khiến BTC có giá trị. Còn Tether thì sao?

Tether do một công ty phát hành, nếu trader tự hỏi “Có đào được Tether không?” thì câu trả lời là không. Vậy sẽ có nhiều người đặt câu hỏi “Công ty thích phát hành bao nhiều USDT cũng được sao? Vậy có dễ bị lạm phát và mất giá trị?”. Để đảm bảo cho việc giá trị không bị giảm, nhà phát hành USDT thông báo rằng cứ 1 USDT được tạo ra thì họ sẽ bỏ 1 USD tương ứng vào ngân hàng. Như vậy đảm bảo có bao nhiêu USDT lưu hành trên mạng sẽ có bấy nhiêu USD thật trong ngân hàng, tránh việc USDT bị “in” ra rộng rãi khiến nó giảm giá hoặc vô giá trị.

Tether hoạt động như thế nào?

tether là gì

 

Hiểu Tether là gì là một việc, biết cách nó hoạt động lại là việc khác.

Về mặt kỹ thuật, Tether hoạt động dựa trên nền tảng Omni Platform. Nền tảng này được sử dụng cho nhiều loại tài sản kỹ thuật số, được neo vào Bitcoin blockchain. Sau Bitcoin, đồng Tether dựa vào nền tảng Ethereum cũng được phát hành.

Tether được duy trì gắn vào một tài sản thế chấp. Điều này có nghĩa là với 1 USDT tồn tại thì có một đồng đô la Mỹ đang được ký gửi trong hệ thống.

Khi có giao dịch mua, Tether sẽ tạo ra số lượng USDT tương đương với số tiền đô la mà bạn mua theo tỷ lệ 1USDT = 1 USD và ngược lại, khi có giao dịch bán, Tether sẽ hủy đi số tiền USDT tương ứng trên hệ thống bằng đúng với số tiền USD mà bạn muốn bán. Việc này giúp đảm bảo rằng tổng số Tether được lưu hành trên thị trường sẽ luôn bằng với số tiền USD thực tế được ký gửi trong hệ thống.

Các ưu điểm của Tether là gì?

tether là gì

 

Đối với cộng đồng nhà đầu tư tiền điện tử thì việc biến động giá của các loại tiền điện tử luôn là cơ hội tốt để họ có thể kiếm tiền. Chính vì thế, các đồng tiền có biên độ dao động giá càng lớn càng được nhiều người ưa thích. Trong khi đó, Tether là một đồng tiền được xác định là duy trì giá, không có hiện tượng bơm thổi giá hay còn gọi là bong bóng. Việc sở hữu Tether gần như giống với việc gửi tiền vào ngân hàng với mức lãi suất 0%. Chính vì thế đối với nhiều người dường như việc sở hữu Tether không mang lại một giá trị gì về mặt đầu tư cả. Tuy nhiên, trên thực tế Tether lại là một loại tiền cực kỳ hữu ích dành cho các nhà giao dịch tiền điện tử thay thế cho tiền tệ fiat. Vậy các lợi ích của Tether là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Thời gian giao dịch

Việc gửi tiền và rút tiền bằng USD từ các ngân hàng hay một bên trung gian tài chính thứ ba với các sàn giao dịch thường là một quá trình tốn rất nhiều thời gian mà thông thường thời gian hoàn thành giao dịch có thể mất từ 1 đến 4 ngày. Nếu giao dịch xảy ra sau khi các ngân hàng đóng cửa vào ban đêm, cuối tuần hoặc các ngày nghỉ lễ, thời gian chờ đợi thậm chí có thể kéo dài hơn. Trong khi đó, thời gian giao dịch Tether chỉ cần thực hiện trong vài phút với vài thao tác là có thể hoàn thành giao dịch. Điều này thực sự mang lại rất nhiều ý nghĩa vì các nhà giao dịch tiền điện tử thường xuyên cần nhanh chóng chuyển tiền để có thể thực hiện được các giao dịch bởi thị trường này mức giá thay đổi rất nhanh và cần phải chớp lấy cơ hội gần như ngay lập tức nếu như muốn tạo được lợi nhuận từ thị trường.

Phí giao dịch

Đối với tiền tệ fiat, khi chuyển tiền, mức phí giao dịch trader phải chịu rất tốn kém. Chúng có thể mất từ 20-30 USD cho mỗi giao dịch. Trong trường hợp nếu trader sử dụng một loại tiền tệ khác với tiền tệ được hỗ trợ bởi sàn giao dịch, các ngân hàng thậm chí còn tính thêm phí chuyển đổi ngoại tệ và tỷ lệ phần trăm trên số tiền chuyển khoản. Trong khi đó, phí giao dịch giữa các ví Tether là gì? Câu trả lời là bằng 0 khi ta chuyển Tether.

Ổn định giá

Tiền điện tử vốn nổi tiếng là thị trường dễ biến động, ẩn chứa nhiều cơ hội nhưng cũng đầy rủi ro. Chính vì thế, có một loại tiền tệ cơ bản ổn định là điều vô cùng hữu ích. Ví dụ, trong một chu kỳ giá của các đồng tiền như BTC hay ETH đang tăng, giảm khó đoán và bạn không biết phải thực hiện giao dịch như thế nào. Đây là lúc bạn cần quy đổi giá trị của chúng về một loại tiền tệ ổn định và chờ vào lệnh tại một thời điểm thích hợp. Nếu bạn chuyển đổi và bán hết về tiền tệ fiat, khi bạn muốn vào lệnh thì bạn lại phải nạp tiền và chờ thời gian xử lý lâu. Có thể lúc đó, giá trị của loại tiền điện tử bạn muốn mua đã thay đổi theo một chiều hướng khác. Lúc này, USDT sẽ là loại tiền tệ cứu cánh dành cho bạn. Nhờ việc giá trị của USDT không đổi nên nó sẽ không làm bạn mất đi giá trị nắm giữ và giúp bạn nhanh chóng vào lệnh khi cần thiết.

Các nhược điểm của Tether là gì?

 

tether là gì

Bên cạnh các ưu điểm kể trên thì Tether cũng tồn tại một số nhược điểm như sau:

  • Mặc dù trader có thể gửi hoặc rút USDT ẩn danh. Tuy nhiên, khi muốn mua hoặc bán USDT sang tiền tệ fiat, trader sẽ cần phải xác thực danh tính bằng cách cung cấp các giấy tờ xác minh thông tin tài khoản thì việc rút tiền mới có thể thực hiện.
  • Tỷ giá USDT vẫn có thể thay đổi theo thời gian. Mặc dù hiếm khi biến động giá tăng nhiều hơn 2-3%, tuy nhiên nó không thể gọi là hoàn toàn không có biến động giá.
  • Không có điều khoản khai thác công khai của Tether, công ty phát hành vẫn là người nắm giữ duy nhất quyền này. Lý do đằng sau nó vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng nhưng có thể hiểu rằng việc duy trì giá trị cố định so với USD là không dễ dàng trừ khi nó được kiểm soát bởi công ty.

Các ví tốt nhất để lưu trữ Tether là gì?

  • Ledger: Một trong những cách an toàn nhất để giữ số tiền USDT của bạn được an toàn đó là lưu giữ nó trong ví cứng. Một ví cứng giữ tiền ngoại tuyến sẽ khiến cho không bất cứ ai có thể truy cập và đánh cắp chúng trừ khi có ai đó truy cập vật lý vào ví. Ledger có hai mô hình ví hỗ trợ Tether và hơn 1000 tài sản tiền điện tử khác. Cả Model S và Model X đều cung cấp hỗ trợ USDT, điểm khác biệt duy nhất là Model X có thể điều khiển được từ điện thoại di động của trader.
  • Trezor: Trezor là một nhà sản xuất ví cứng khác hỗ trợ Tether với hai mẫu có tên gọi Trezor One và Trezor Model T. Trezor Model T là phiên bản mới hơn và có tính năng màn hình cảm ứng. Một lưu ý là các ví Trezor chỉ tương thích với desktop.
  • Coinomi: Coinomi là một ví phần mềm đa nền tảng cho phép trader lưu trữ hơn 1,500 loại tiền điện tử khác nhau bao gồm USDT. Ví được đánh giá là thân thiện với người dùng với các tính năng trao đổi tích hợp cho phép ta có thể trao đổi các loại tiền điện tử đang nắm giữ sang USDT và ngược lại. Coinomi hiện có trên iOS, Android, Windows, Mac và Linux.
  • Exodus: Exodus được thiết kế là một phần mềm ví điện tử có thể lưu giữ hơn 100 tiền điện tử khác nhau bao gồm Tether. Nếu trader là người mới tham gia thị trường tiền điện tử, ta rất nên sử dụng Exodus bởi vì nó rất thân thiện và dễ sử dụng. Exodus có sẵn cho iOS, Android, Windows, Linux và Mac.
  • Tether: Ngoài các ví trên, Tether cũng cung cấp chính ví riêng của mình trên nền tảng online dành cho các nhà đầu tư để giữ Tether. Nền tảng này đã từng được rất nhiều người yêu thích và sử dụng. Tuy nhiên, có một lưu ý là ví này chỉ hỗ trợ Tether và không hỗ trợ bất cứ loại tiền điện tử nào khác. Vào năm 2017, Tether đã từng bị dính đến vụ hack gây thiệt hại lên tới 30 triệu USDT nên tạm thời dịch vụ này đã bị dừng hoạt động và không được khuyến khích sử dụng.

3 Phương pháp đầu tư hiệu quả của Tether là gì?

tether là gì

 

Đầu tư ngắn hạn

Theo quy luật cung cầu thì sẽ có người mua và người bán, Chỉ cần mua với giá rẻ, bán với giá cao hơn chút là sẽ sinh ra lãi.

Đôi khi chỉ lãi khoảng 50-100d trên một USDT nhưng nếu trong một ngày trader chỉ cần giao dịch hơn 1 tỷ (50000$) thì có lẽ lãi ra ít nhất từ 2tr5-5tr.

Tất nhiên không phải nghe vậy là dễ xơi, có thể trader sẽ bị dính tới lừa đảo hoặc bị ai đó lừa đảo, do đó ta cần phải có kinh nghiệm nhiều cũng như siêng tìm tòi, nghiên cứu thì mới đi đường trường với phương pháp này được. Không thể không biết Tether là gì mà lại đưa thân vào đầu tư liều lĩnh.

Một số điểm cần lưu ý:

  • Trước hết trader phải có vốn, vốn càng nhiều thì xoay mới càng nhanh, mà càng xoay nhanh thì càng ra lãi nhanh.
  • Tìm sàn uy tín là điều bắt buộc phải có, có uy tín thì mới có thể giao dịch được.
  • Có kinh nghiệm và kiến thức về USDT, về mua  bán USDT, và về thị trường tiền điện tử để có thể phán đoán nhanh và giải quyết các tình huống cụ thể một cách nhanh nhất.

Đầu Tư Tether (USDT) Dài Hạn

Phương pháp này tương tự như trên, tuy nhiên có một chút khác biệt. Nếu như ở trên thì trader mua bán phải nhanh, gọn, xoay vốn và chốt lãi ngày nào ra ngày đó.

Thì phương pháp đầu tư dài hạn này đòi hỏi bạn phải có cách nhìn kỹ, thấu hiểu về thị trường.

Vài điều cần lưu ý:

  • Những khi sàn tăng mạnh, sắc xanh thì giá USDT sẽ giảm mạnh, và ngược lại, sàn đỏ thì giá USDT sẽ tăng mạnh. Đôi khi gặp những trường hợp hồi giá ngược lại tuy nhiên là khá hiếm.
  • Trước tết nguyên đán giá USDT sẽ giảm sâu và giảm tận những ngày trong tết, sau tết giá lại tăng lại…

Tuỳ thuộc vào quy luật cung cầu, trader ôm vào, bán ra, chốt lãi và rồi lại quay lại vòng nữa.

Tối ưu trong đầu tư Tether là gì?

Tối ưu trong đầu tư Tether là hãy đi săn trong lúc bão bùng! Nhất là những lúc Giá Bitcoin giảm mạnh.

Trên các sàn giao dịch, giá phản ánh các lệnh đặt mua và bán của nhà đầu tư. Họ đặt các lệnh mua, bán với các giá khác nhau, và sàn sẽ hiển thị giá gần nhất để show ra ngoài.

Ví dụ: Giá trên Remitano là 22,928 và 23,299. Giá mua sẽ có những người 22,900 và 22,800 và giá bán sẽ có những người đặt 23299, 23300 và 23350.

Trở về vấn đề khi giá BTC giảm mạnh, lúc đó chắc chắn giá USDT sẽ tăng mạnh tuỳ vào mức độ giảm của Bitcoin. Ngược lại, sàn xanh thì giá USDT sẽ giảm.

Trong biên độ giao động đó, trong vòng 15-45p khi bitcoin vừa tụt mạnh, Các lệnh trên họ vẫn được giữ mức giá đó. Trader chỉ việc gom vào, chờ giá nhích 200-500d rồi xả ra lại thôi.

Với cách này, nhiều trader đã từng hốt 20k$ lúc giá chưa tăng, và xả ngay lập tức với mức chênh 200d/1 USDT chốt lời. Tương tự, ta cũng có thể làm như thế. Công việc chỉ là tìm mức giá thấp, nhanh nhất và xả ngay khi có lãi, chốt lời.

 

Nguồn: Sưu tầm

Tổng hợp theo Vnrebates

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.