VNREBATES

Thiên kiến trong giao dịch (Bias in Trading) – Giải thích lý do tại sao anh em mãi giao dịch thất bại?

01.12.2021, 06:51 20 phút đọc

Với một nhà đầu tư chuyên nghiệp, Bias in Trading (Thiên kiến trong giao dịch) đôi khi giúp họ dễ dàng giao dịch hiệu quả hơn và ngược lại, với anh em mới vào thị trường thì thiên kiến đôi khi gây ra các khoản lỗ hoặc cháy tài khoản. Do đó, anh em nên sớm nhận biết lỗi thiên kiến đang mắc phải và sau đó sửa chữa sai phạm thì từ đó sẽ giúp anh em đầu tư hiệu quả và tránh các khoản lỗ hơn.

Bất kỳ trong hoàn cảnh nào, hầu hết các quyết định của con người đều bị chi phối bởi cảm xúc. Có bao giờ anh em tự hỏi, tại sao tôi mua quần áo hàng hiệu chất đầy tủ thay vì một chiếc xe đẹp cần thiết cho việc đi học không?

Theo Zig Ziglar từng nói “Mọi người không quyết định theo logic. Họ quyết định theo cảm xúc”. Trong đầu tư cũng như thế, đôi khi cảm xúc khiến anh em phải hành động theo cảm tính và đi lệch với chiến lược định hướng ban đầu. Đấy là cơ sở cho “Thiên kiến trong giao dịch” (Bias in Trading) đang tác động mạnh mẽ đến kết quả giao dịch của chính bản thân.

Vậy thực chất thiên kiến trong giao dịch (Bias in Trading) là gì? Anh em có đang mắc phải hiện tượng này không? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây của VnRebates nhé.

1. Thiên kiến trong giao dịch (Bias in Trading) là gì?

1.1. Thế nào là thiên kiến trong giao dịch (Bias in Trading)?

Thiên kiến (Bias) là một hiện tượng chỉ quan điểm có phần thiên vị về một phía, hay nói cách khác anh em đang từ chối xem xét một cách logic vấn đề nào đó. Người thiên kiến luôn cho rằng mình đúng trên một cơ sở nhất định và họ bỏ qua bất kỳ phân tích tư duy hợp lý.

Trong cuộc sống, anh em thường nghe câu nói: “Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng” phản ánh rõ nét bản chất thiên vị luôn có trong mỗi con người chúng ta, do đó chúng ta luôn thiên vị cho một điều gì đó trong cuộc sống cho dù có điều đó tốt đẹp, đúng đắn.

Tương tư vậy trong lĩnh vực tài chính, thiên vị giao dịch là khuynh hướng hoặc quan điểm của Trader về thị trường tài chính, theo đó các Trader tin rằng có xác suất cao hơn về một kết quả nhất định so với bất kỳ khả năng nào khác.

Những thành kiến ​​giao dịch này được xác định trong các phân tích kỹ thuật và hoặc cơ bản, khi Trader thiên vị một chiến lược hoặc phương pháp nào đó là luôn đúng. Ngoài ra, chính vì bị chi phối bởi cảm xúc thiên vị đã tạo nên tính biến động khó đoán của thị trường tài chính này.

bias in trading

Chúng ta từ chối logic và đưa ra kết luận về vấn đề nghiêng về một khía cạnh nào đó

Thiên kiến trong giao dịch vẫn có hai mặt tốt và xấu, đây là yếu tố quan trọng có thể tạo ra thành công hoặc gây thua lỗ một giao dịch cho anh em. Ngoài các khía cạnh như kinh nghiệm và kiến ​​thức giao dịch – ảnh hưởng đến sự thành công của một nhà giao dịch, thì các cảm xúc như lo lắng, sợ hãi và tham lam đang khiến chúng ta thất bại và dần “bào mòn” phần lãi kiếm được.

Do đó, việc xác định được liệu anh em có đang mắc các dạng thiên kiến trong giao dịch hay không là rất cần thiết. Các nhà giao dịch hiểu được bản chất tâm lý giao dịch sẽ có thể đưa ra quyết định dựa trên lý trí, logic đúng đắn nhất. Điều đó có thể giúp anh em có cơ hội kiếm được lợi nhuận cao hơn trong khi giao dịch, hoặc trong trường hợp xấu nhất, giảm thiểu mức độ thua lỗ cho anh em.

Xem thêm: Những tâm lý giao dịch bạn cần có để trở thành một trader Forex có lợi nhuận

1.2. Tại sao chúng ta có thiên kiến trong giao dịch (Bias in Trading)?

Tùy theo tính cách, kinh nghiệm và tư duy của mỗi anh em chúng ta, thiên kiến có thể được hình thành theo dạng “thiên kiến giàu có” (Rich Bias) và “thiên kiến nghèo nàn” (Poor Bias).

Trong đó, “Rich Bias” giúp cho Trader có xu hướng trở nên giàu có từ chính thiên kiến của mình và “Poor Bias” thì ngược lại. Một thiên kiến trong giao dịch, trên thực tế được hình thành từ hai yếu tố đó chính là Tư duy logic (Logical Thinking) và Cái tôi (Ego). Từ đó, chúng ta rút ra được công thức của thiên kiến trong giao dịch như sau:

Bias in Trading = Logical Thinking + Ego hay Thiên kiến = Tư duy logic + Cái tôi

Trong đó, các thành phần của thiên kiến cụ thể như sau:

(1) Logical Thinking (tư duy logic): được hiểu đơn giản là cách Trader vận dụng và áp dụng các phương pháp, chiến lược vào việc đánh giá thị trường cụ thể.

Tuy duy logic là sự kết hợp của kiến thức trội và kiến thức lặn. Với kiến thức trội, đó chính là định nghĩa, khái niệm mà bất kỳ Trader nào cũng tìm tòi từ sách vở, trên mạng hay từ các chuyên gia khác. Đây là nguồn mà mọi Trader đều có thể vận dụng được trong quá trình giao dịch và cho kết quả như nhau.

Với kiến thức lặn, hàm ý tính cách, kỹ năng và kinh nghiệm bên trong mỗi Trader. Cùng một chiến lược giao dịch dài hạn có Trader chọn MA100 và với những Trader kinh nghiệm họ sẽ chọn kết hợp MA và Fibonacci. Kiến thức lặn còn là quá trình dày công thực nghiệm để có thể lĩnh hội được.

bias in trading

Tư duy logic của người “Rich Bias” rất khác với người “Poor Bias”

Trên thực tế, với các Trader lâu năm kiến thức lặn dồi dào và dày dặn kinh nghiệm thì họ thường tạo ra Rich Bias, và ngược lại với cá Trader mới vào nghề, non trẻ thì thường sinh ra Poor Bias.

Ví dụ như, với Trader mới vào thị trường thường hoảng loạn khi thua lỗ 10-15% và dẫn đến bán bằng mọi giá; trong khi đó với các Trader lâu năm họ vận dụng kiến thức, kỹ năng để phân tích stoploss kịp thời hoặc thấy được kỳ vọng, tiềm năng của cặp đồng tiền để tiếp tục nắm tục. Đó chính là lý do tại sao với cùng một lượng kiến thức, các Trader lại cho ra các kết quả khác nhau.

(2) Ego (Cái tôi): Cái tôi vốn dĩ là bản năng của mỗi con người. Trong trading, các Trader mới thường rất dễ bị dẫn dắt bởi cái tôi và không đủ tỉnh táo để nhận thức được sai lầm hành vị của mình.

Chẳng hạn, giao dịch quá mức, hoảng loạn bán tháo, nhồi lệnh, trading một cách phi lý,.. đều là những dấu hiệu Trader đang nuông chiều chính cái tôi bản năng của họ. Đồng thời, các Trader lâu năm cũng rất dễ mắc phải lỗi này vì “tôi là người có kinh nghiệm mà, những gì tôi làm đều rất hợp lý và chính xác”.

bias in trading

Cái tôi (Ego) là yếu tố cản trở sự thành công của Trader

Trên đó là một số phân tích sâu cho chúng ta thấy tại sao các Trader luôn bị vướng phải “cái bẫy” thiên kiến như thế này. Dù thiên kiến luôn có mặt tốt và mặt xấu, nhưng nó vẫn hoàn toàn ảnh hưởng đến khả năng thành công trong giao dịch và gây thua lỗ nếu họ không kiểm soát kịp thời các ảnh hưởng xấu của thiên kiến.

Xem thêm: Tham lam, sợ hãi, lý trí, cảm xúc… Bạn có hiểu về tâm lý giao dịch Forex?

2. Các dạng thiên kiến giao dịch thường gặp và cách phòng tránh

2.1. Confirmation Bias (Thiên kiến xác nhận)

Thiên kiến xác nhận là xu hướng Trader mong muốn xử lý thông tin bằng cách tìm kiếm hoặc diễn giải thông tin phù hợp với niềm tin hiện có của họ. Cách tiếp cận thiên lệch này sẽ dẫn Trader đến việc ra quyết định lệch hướng và không trọng tâm, thường dẫn đến việc bỏ qua thông tin không nhất quán.

Ví dụ, anh em đang chịu lỗ và cho rằng đồng GBP/EUR sẽ tăng giá trở lại thì anh em thường sẽ tìm mọi thông tin, lịch kinh tế, chính sách,…để củng cố cho giả thiết cặp đồng tiền này sẽ tăng giá, mà bỏ qua các khía cạnh, góc nhìn khác.   

Tác động của thiên kiến xác nhận ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của anh em mình.

Trong thập niên năm 1960, nhà tâm lý học Peter Cathcart Wason đã tiến hành nhiều thí nghiệm được giải đáp vấn đề với tên gọi Kiểm tra nghiên cứu Watson.

Ông mô tả, con người có xu hướng tìm kiếm thông tin xác nhận nhằm củng cố niềm tin sẵn có của họ. Và từ đó, tạo ra dạng thiên kiến này gây ra tình trạng làm chúng ta không thể nhìn nhận vấn đề đa chiều và khách quan nhất. Nó không chỉ tác động đến việc chúng ta đưa ra quyết định, mà còn ảnh hưởng đến đời sống, sự nghiệp và tài sản của anh em nếu chỉ cần một sai lầm nhỏ.

Vượt qua thiên kiến xác nhận

  • Đặt câu hỏi và tìm kiếm thông tin trái ngược: Khi một nhà đầu tư đã hoàn toàn khách quan trong việc thu thập thông tin hỗ trợ ý kiến của mình, thì từ đó họ đưa ra quyết định đầu tư một cách cụ thể.

Do đó, anh em hãy tìm kiếm những ý tưởng trái ngược để có thể thấy được nhiều mặt của vấn đề đang xảy ra. Đồng thời, anh em chúng ta hãy lập một danh sách các ưu và nhược điểm của khoản đầu tư và thường xuyên cập nhật, đánh giá lại nó với một vị thế, suy nghĩ khách quan hơn.

  • Tránh đặt định kiến xác nhận: Nên đặt câu hỏi xác nhận liệu suy nghĩ của mình có đúng hay không? Ví dụ, tham khảo ý kiến từ chuyên gia tư vấn người tư vấn, liệu mới tham gia thị trường nên trading cặp USD/JPY hay không?

2.2. Pessimism Bias (Thiên kiến tiêu cực)

Thiên kiến tiêu cực, theo định nghĩa của giới tâm lí học, tức là hiện tượng xu hướng đón nhận các thông tin xấu, tiêu cực hơn là các thông tin tốt.

Một người bị mắc thiên kiến tiêu cực thường có những đặc tính chính sau đây: nhớ những trải nghiệm tiêu cực hơn là thành công; tìm kiếm sự tiêu cực, nghĩ về những lời nói xấu, phản ứng mạnh mẽ với biến cố tiêu cực. Thực chất đây cũng là một phản ứng tự nhiên của con người, vì não bộ chúng ta thường phòng vệ trước thông tin tiêu cực nên vì thế luôn bị ảnh hưởng bởi luồng thông tin này.

bias in trading

Chúng ta có xu hướng tin vào thông tin tiêu cực hơn thông tin tích cực

Trong trading tương tự như vậy, anh em rất dễ bị ảnh hưởng bởi các thông tin xấu và dễ dẫn đến quyết định đầu tư sai lầm.

Chẳng hạn, có người bảo phân tích đường trung bình MA không thể chính xác bằng phân tích Fibonacci, và phân tích Fibonacci trông sẽ chuyên nghiệp hơn. Nhưng sự thật rằng mỗi phân tích đều có điểm mạnh, điểm yếu, không có chiến lược nào hoàn hảo 100%. Do đó, giúp bản thân chúng ta trở nên tỉnh táo trước các thông tin phiếm diện, thông tin tiêu cực do người khác đặt ra.

Vượt qua thiên kiến tiêu cực

Một cách để chúng ta có thể vượt qua thiên kiến tiêu cực là thay vì tối ngày xem và đọc những tin tức tiêu cực thì hãy trau dồi thêm kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân thông qua sách vở, hội thảo hay học tư chuyên gia. Để từ đó chúng ta có cái nhìn khách quan nhất về mọi mặt của một vấn đề.  

Đọc sách vẫn được xem là cách vượt qua thiên kiến một cách hiệu quả tuyệt vời nhất, hãy tham khảo thử cuốn sách “Trading in the zone” để học thêm nhiều phương pháp kiểm soát tâm lý giao dịch anh em nhé.

2.3. Gambler Fallacy Bias (Tâm lý con bạc ảo tưởng)

Ảo tưởng con bạc, hay còn gọi trong tiếng Anh là Gambler’s Fallacy, là hiện tượng của những con bạc lầm tưởng rằng một sự kiện ngẫu nhiên nào đó có xác suất xảy ra ít hơn một sự kiện khác, vì do  một chuỗi các sự kiện giống nhau đã lập lại.

Một ví dụ nổi tiếng về hiện tượng này như sau: tại sòng bạc Monte Carlo tại Las Vegas năm 1913, bóng trên bàn quay Roulette đã trúng vô ô màu đen 5 lần lần liên tiếp. Điều này khiến cho người đánh bạc tin rằng khả năng bóng sẽ rơi ô màu đỏ xác suất rất cao và từ đọ họ đẩy kèo của mình cá cược vào ô vuông đỏ trên cò quay Roulette tiếp theo.

Kết quả thật bất ngờ, quả bóng rơi trên ô đỏ sau 27 lượt, tức đã có đến 27 lượt người thua toàn bộ tài sản sau những lần quay này. Hàng triệu đô la đã bị mất đi chỉ vì định kiến ấy.

Dòng suy nghĩ ảo tưởng của có thể áp dụng trong đầu tư. Một số nhà đầu tư tiến hành mua vào khi thấy thị trường giảm liên tục nhiều phiên dài, nhưng kết quả họ chỉ là cái kết quả việc thua lỗ.

Vượt qua thiên kiến tâm lý con bạc ảo tưởng

  • Hiểu ngụy biện của một con bạc: Cách tốt nhất để tránh phạm phải sai lầm đó chính là anh em phải hiểu rằng bản thân mình đang mắc phải thiên kiến ấy. Cơ hội, xác suất của mỗi giao dịch đều là như nhau do đó đừng đánh giá một quyết định quá nhanh vì chúng đã lập đi lập lại. Sự sai lầm của con bạc giải thích tại sao các sòng bạc kiếm tiền luôn thắng và con bạc luôn thua vì sự mê tín và ngụy biện.
  • Quyết định có cơ sở, không ngẫu nhiên: Một cách để anh em loại bỏ cảm xúc ra ra khỏi vấn đề quyết định cách ngẫu nhiên đó là hãy dựa trên cơ sở phân tích rõ ràng “tại sao thị trường Downtrend?”, “liệu mình có đang quyết định sai?”,…tất cả giúp chúng ta tránh tình trạng đưa ra quyết định sai lầm.

Có một chiến lược đúng đắn là điều tối quan trọng để anh em không dễ bị sai lầm, và tránh các vấn đề yếu tố khó đoán, trong trường hợp này, việc sắp xếp các chiến lược giao dịch hợp lý sẽ khiến anh em trở thành một người giao dịch giỏi hơn rất nhiều.

2.4. Herdings (Hiệu ứng bầy đàn)

Tâm lí bầy đàn, trong lĩnh vực tài chính, được biết đến là hiện tượng mà hầu hết các nhà đầu tư đều đang làm theo một thứ gì đó mà họ thấy các nhà đầu tư khác đang làm, thay vì họ tuân theo nguyên tắc và phân tích của chính bản thân, họ lại bị thu hút bởi tâm lý đám đông.

Hay nói cách khác, anh em đang mua một vật mà chẳng hiểu lý do tại sao, vì đơn thuần người khác cũng đang mua chúng. Tâm lí bầy đàn là một hiệu ứng tâm lí cho thấy thiếu sự thiếu quyết đoán, mang tính cá nhân và đồng thời khiến con người hành xử theo đám đông.

Trong tài chính, tâm lí bầy đàn là nguyên nhân chính dẫn đến rất nhiều lần Uptrend lớn của thị trường hoặc các cuộc bán tháo vô căn cứ trong lịch sử. Tâm lí bầy đàn cũng là nguyên nhân chính dẫn đến bong bóng tài sản trên thị trường chứng khoán, tiền ảo. Bong bóng dotcom năm 1990 và đầu những năm 2000 là một ví dụ cụ thể về tâm lí bầy đàn và khi bong bóng sụp đổ thì nhà đầu tư thiệt hại cả ngàn tỷ đồng.

bias in trading

Chạy theo đám đông nhiều hậu quả nghiêm trọng

Vượt qua thiên kiến tâm lý bầy đàn

Mặc dù sự thật rằng, anh em đi theo xu hướng của người khác là cách tốt để thay đổi và làm mới trong đầu tư. Tuy nhiên, việc phòng tránh tâm lý bầy đàn vẫn hết sức cần thiết. Hãy suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi nhảy vào một kênh đầu tư nào đó và suy nghĩ cặn kẽ liệu chiến lược đó hoàn toàn đúng. Hãy nhớ rằng, một kênh đầu tư, một giao dịch nào đó được bầy đàn dẫn dắt đều rất dễ bị sai lầm và  vượt quá giá trị.

2.5. Recency Bias (Tâm lý sai lệch từ những tác động gần đây)

Recency Bias là hiện tượng suy nghĩ của chúng ta cho rằng xu hướng hoặc mô hình của thị trường trong quá khứ gần sẽ lặp lại và việc lặp lại này sẽ tiếp tục trong tương lai do vậy, chúng ta hành động trong tương lai nhưng dựa vào nhận thức của quá khứ.

Đơn giản, anh em hãy nhìn vào một chu kỳ kinh tế đang diễn biến, khi thị trường Downtrend thì con người sẽ kỳ vọng Uptrend trở lại và ngược lại. Thực tế, thì những điều này rất khó để xảy ra và cũng như đúng trong tương lai. Phụ thuộc quá nhiều vào quá khứ sẽ khiến anh em “giết chết” đi các khoản đầu tư lợi nhuận với hàng loại quyết định đầu tư sai lầm.

Vượt qua thiên kiến tâm lý sai lệch từ những tác động gần đây

Một cách đơn giản để khắc phục hiệu ứng gần này là ghi chép lại nhật ký giao dịch để anh em, có một góc nhìn đầu tư toàn cảnh.

Nhật ký ghi chép hiệu suất thường xuyên là một cách tiếp cận thực tế, vì nó sẽ giúp anh em có được quan điểm đúng đắn và đưa ra quyết định dựa trên thực tế hơn là bị ảnh hưởng bởi những phát triển hoặc lợi nhuận gần đây.

Một cách khác là tuân theo các tiêu chí và mục tiêu lựa chọn của anh em, điều này sẽ thúc đẩy anh em đầu tư có kỷ luật hơn các quyết định cảm tính.

2.6. Hindsight Bias in Trading (Hiệu ứng biết ngay mà)

Thuật ngữ thiên lệch nhận thức muộn, hay Hindsight Bias, là khuynh hướng mà con người ta dễ dàng thấy một sự kiện trở nên tiên đoán đơn giản hơn thực tế. Sau mỗi sự kiện, con người thường cho rằng “việc đó mình đã biết trước kết quả rồi nên thực hiện lại cũng sẽ dễ dàng” . Hiện tượng này còn được mệnh danh là hiện tượng “biết tuốt”.

Ví dụ anh em để ý thấy rằng cặp đồng tiền JPY/USD khá an toàn với các tin tức tiêu cục, cụ thể dịch Covid 2020 gần đây chỉ giúp cho đồng tiền này lên đến đỉnh cao; tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy, vừa mới đây dịch Covid 2021 bùng phát lần nữa đang khiến cặp JPY/USD này rớt mạnh.

Thực chất, nguyên nhân khiến cặp này giảm mạnh là do Fed thay đổi chính sách tiền tệ và nâng dự báo lạm phát tăng nhanh. Qua đó chúng ta thấy, nếu chúng ta chỉ dựa duy nhất vào thông tin đã biết thì chắc chắn thua lỗ và thậm chí đã cháy tài khoản rồi.

bias in trading

Hội chứng “Biết ngay mà!” của các anh em Trader

Vượt qua thiên kiến tâm lý hiệu ứng biết ngay mà

Để có thể giúp chúng ta có thể đối phó với thành kiến ​​nhận thức biết ngay mà, thì các anh em nên:

  • Đầu tiên, hãy nhắc nhở bản thân rằng không thể đoán trước được tương lai.
  • Kiểm tra dữ liệu. Luôn luôn, luôn luôn, luôn luôn đứng ở góc nhìn khách quan
  • Ghi lại quá trình suy nghĩ của mình. Thành kiến ​​nhận thức nào cũng phải là xem xét lại.
  • Đưa ra quyết định cho mình một cách nhanh chóng, khách quan và logic
  • Phân tích kết quả

Xem thêm: Hiệu ứng mỏ neo là gì? Ảnh hưởng của nó trong Forex trading như thế nào?

KẾT LUẬN

Thiên kiến trong đầu tư (Bias in Trading) luôn có hai mặt tốt và xấu, đối với một nhà đầu tư chuyên nghiệp đôi khi thiên kiến của họ dễ dàng trở thành phương pháp giao dịch hiệu quả và ngược lại, với các nhà đầu tư mới vào thị trường thiên kiến của họ đôi khi gây ra các khoản lỗ hoặc thậm chí cháy tài khoản.

Do đó, nhận biết bản thân của mình đang mắc phải lỗi thiên kiến nào như thiên kiến xác nhận, thiên kiến tiêu cực, hiệu ứng đám đông,…sau đó tiến hành sửa chữa sai phạm thì sẽ giúp cho việc đầu tư của anh em trở nên hiệu quả và tránh các khoản lỗ hơn. Chúc các anh em đầu tư thành công. 

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.