VNREBATES

Nến Marubozu là gì? Cách giao dịch với mô hình nến Marubozu hiệu quả

05.06.2023, 10:15 15 phút đọc

Mô hình nến Marubozu là một trong những mẫu hình nến Nhật quan trọng và bắt gặp thường xuyên trên biểu đồ giá. Nến Marubozu được xem là dấu hiệu của xu hướng giá sắp tới. Trong bài viết này, VnRebates sẽ hướng dẫn các bạn tìm hiểu nến Marubozu là gì, cách xác định mô hình nến này và cách giao dịch chứng khoán với các mô hình nến khác nhau.

Đọc thêm: 

Nến Marubozu là gì?

Nến Mazuboru có tên gọi khác là nến cường lực bởi nó thể hiện sức mạnh áp đảo về một phía của bên mua hay bên bán trong một phiên giao dịch. Nến Mazuboru đúng như tên gọi của nó trong tiếng nhật có nghĩa là “trọc”, là một nến không có râu nến mà chỉ có thân nến dài hoặc nếu có thì râu nến rất nhỏ. Mô hình nến Marubozu là cây nến có giá mở cửa và giá đóng cửa gần như trùng với giá cao nhất hoặc thấp nhất của phiên giao dịch rất phổ biến trong các mô hình nến Nhật.

Nến Marubozu - nến cường lực là gì

Nến Marubozu là mô hình nến tiếp diễn xu hướng (Nguồn: VnRebates)

Xem thêm các bài viết về mô hình nến Nhật phổ biến khi trading Forex:

Đặc điểm nhận dạng mô hình nến Marubozu

  • Thân nến rất dài, giá đóng cửa và giá mở cửa thường cách xa nhau. Đặc điểm dễ nhận biết là cây nến Marubozu không có bóng nến, hoặc có râu nến nhỏ.
  • Nhìn vào cây nến, các bạn sẽ biết được nó thể hiện lực mua hoặc lực bán rất mạnh. Màu xanh thể hiện cho lực mua, màu đỏ thể hiện cho lực bán và nó thường xuất hiện khi thị trường tăng giá hoặc giảm giá mạnh.
  • Khi ba cây nến Marubozu cùng màu xuất hiện liên tiếp thì sẽ báo hiệu xu hướng tăng lên hoặc giảm xuống rất mạnh.

Các mẫu hình, biến thể của nến Marubozu cơ bản

Ngoài hai mẫu hình nến Nhật nến đơn giản đã trình bày phía trên thì nến Marubozu còn có các mẫu nến khác từ biến thể với việc xuất hiện bóng nến, cho đến các nến xác nhận các mức hỗ trợ – kháng cự quan trọng.

Nến Marubozu tăng (Bullish Marubozu)

Nến Marubozu tăng (Bullish Marubozu) là mô hình nến biểu thị giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa. Điều này cho thấy bên mua đang kiểm soát thị trường. Mẫu hình nến Marubozu này có 3 biến thể sau:

  • Nến Marubozu tăng không có râu nến

Đây là mô hình nến Marubozu cơ bản nhất không có râu nến trên hay dưới. Mẫu hình nến này cho thấy bên mua đang kiểm soát thị trường và bên bán không thể đẩy giá xuống.

  • Nến Marubozu tăng có râu trên

Nến Marubozu xanh có râu trên rất ngắn và không có râu dưới. Điều này thể hiện vào giai đoạn đầu bên mua đã kiểm soát hoàn toàn thị trường. Tuy nhiên sau đó, bên bán đã cố gắng kéo giá xuống dẫn đến giá đóng cửa dưới mức thấp nhất. Đồng thời, mẫu hình nến Marubozu xanh có râu trên cho thấy lực mua vẫn đang rất mạnh.

  • Nến Marubozu tăng có râu dưới

Mẫu hình nến này có râu dưới ngắn và không có râu trên vì giá đóng cửa trùng với giá cao nhất. Điều này thể hiện vào giai đoạn đầu bên bán đã cố gắng đẩy giá xuống, nhưng bên mua đã kiểm soát được tình hình và đẩy giá lên.

Các mẫu hình nến Marubozu tăng

Các mẫu hình nến Marubozu tăng (Nguồn: Internet)

 Nến Marubozu giảm (Bearish Marubozu)

Nến Marubozu giảm (Bearish Marubozu) là mẫu hình nến có mức giá đóng cửa thấp hơn mức giá mở cửa bao gồm các biến thể sau:

  • Nến Marubozu giảm không có râu nến

Đây là mẫu hình nến có thân màu đỏ và không có râu nến. Mẫu hình nến này thể hiện bên bán hoàn toàn kiểm soát thị trường và bên mua không thể đẩy giá lên.

  • Nến Marubozu giảm có râu dưới

Đây là mẫu hình nến có râu nến dưới nhưng rất ngắn. Điều này thể hiện vào giai đoạn đầu bên bán nắm toàn bộ thị trường. Ở thời điểm cuối phiên, bên mua đã cố gắng đẩy giá lên khiến giá đóng cửa trên mức thấp nhất.

  • Nến Marubozu giảm có râu trên

Mẫu hình nến này có râu trên rất ngắn cho thấy ban đầu bên mua đã đẩy giá lên, nhưng lực mua không đủ lớn. Khi giá tăng, bên bán đã kiểm soát được tình hình khiến giá giảm xuống và giá đóng cửa trùng với mức giá thấp nhất.

Các mẫu hình nến Marubozu giảm

Các mẫu hình nến Marubozu giảm (Nguồn: Internet)

Đọc thêm: Hướng dẫn cách đọc nến Nhật chi tiết cho Newbie

Vị trí xuất hiện nến Marubozu trên biểu đồ

Thông thường, mô hình cây nến Marubozu thường xuất hiện tại 3 vị trí: Tại điểm bắt đầu hoặc giữa một xu hướng hoặc tại đỉnh suy thoái. Cụ thể:

Nến Marubozu tại đầu xu hướng mới

Trên thị trường giao dịch, chắc chắn trader sẽ thường gặp tín hiệu xu hướng sắp đảo chiều. Tại đây, các tin tức tài chính quan trọng như FOMC, FED hay Bản tin Nonfarm Payrolls có thể tiếp sức cho giá chuyển động mạnh hơn tại xu hướng mới. Trong trường hợp như vậy, mô hình nến Marubozu có thể xuất hiện tại điểm khởi đầu. 

Vị trí xuất hiện nến Marubozu - đầu xu hướng

Mô hình nến tại điểm đầu xu hướng mới sau khi đảo chiều (Nguồn: Internet)

Xuất hiện ở giữa một xu hướng

Trong quá trình phân tích kỹ thuật, khi thị trường đang trong trạng thái đảo chiều, một số trader sẽ có xu thế duy trì với hy vọng giá sẽ tiếp diễn xu hướng cũ. Trong khi đó, những nhà đầu tư khác lại có động thái tin vào xu hướng mới đã bắt đầu và lao vào đặt lệnh mua. Trên thị trường sẽ có sự xung đột giữa phe mua và phe bán.

Sau một thời gian, khi giá đã có sự breakout rõ ràng, các trader duy trì xu hướng cũ có hành động từ bỏ và đuổi theo thị trường. Lúc này, cung của người mua và người bán lệch nhau, nên xu hướng ngày càng mạnh mẽ. Mô hình nến Marubozu sẽ thường được tìm thấy tại đoạn giữa của trend trading. 

Vị trí xuất hiện nến Marubozu - Giữa xu hướng

Cây nến cường lực được tìm thấy tại đoạn giữa của xu hướng (Nguồn: Internet)

Tại đỉnh suy thoái (Blow-off Top)

Đỉnh suy thoái là trạng thái suy yếu sau đợt phục hồi thị trường với mức giá tăng mạnh mẽ hởi hiệu ứng FOMO. Kết quả là sau khi xu hướng kết thúc, những nhà đầu tư lớn rời bỏ và thị trường bắt đầu xuất hiện đảo chiều. 

Vị trí xuất hiện nến Marubozu - Đỉnh suy thoái

Mô hình cây nến Marubozu xuất hiện trong giai đoạn Blow-off Top (Nguồn: Internet)

Ý nghĩa của nến Marubozu trong giao dịch forex là gì?

  • Cung cấp tín hiệu vào lệnh

Nến Marubozu xuất hiện trong xu hướng tăng/giảm mạnh sẽ cung cấp tín hiệu tiếp diễn xu hướng. Lúc này, các bạn có thể đọc nến và lợi dụng xu hướng để thực hiện lệnh phù hợp.

Đặc biệt, xu hướng mới sắp hình thành sẽ được báo hiệu khi cây nến Marubozu xuất hiện tại vùng sideway. Để đảm bảo nguồn vốn hiện tại, các bạn cần phân tích kỹ tín hiệu đảo chiều và tìm ra các giao dịch đảo chiều để đón đầu xu thế mới.

  • Xác nhận vùng hỗ trợ, kháng cự

Vùng hỗ trợ, kháng cự mạnh là vùng có nến Marubozu đi qua trên biểu đồ. Bởi vì mẫu nến Nhật này thể hiện sự áp đảo thị trường của phe mua/bán.

Vậy nên, nếu giá đi xuống chạm vùng hỗ trợ và có nến Marubozu xanh, thì nhu cầu mua đang tăng và giá không thể giảm nữa. Ngược lại, nếu giá đang tăng và có nến Marubozu giảm tại vùng kháng cự, thì xu hướng bán tăng mạnh và giá sẽ giảm.

3 Cách giao dịch với các mô hình nến Marubozu

1. Nến Marubozu tại ngưỡng hỗ trợ/kháng cự

Nến Marubozu cho biết mức giá tại thời điểm đóng và mở cửa phiên giao dịch, đóng vai trò hình thành đường hỗ trợ và kháng cự. 

  • Ngưỡng kháng cự hình thành tại mức giá cao nhất của nến giảm (Bearish Marubozu). Điều này có nghĩa khi Marubozu giảm, thị trường đi xuống, giá mở cửa (giá cao nhất) sẽ tạo thành ngưỡng kháng cự.
Nến Marubozu xuất hiện ở ngưỡng kháng cự

Nến Marubozu xuất hiện ở ngưỡng kháng cự (Nguồn: Internet)

  • Ngưỡng hỗ trợ được hình thành tại mức giá thấp nhất của nến tăng (Bullish Marubozu). Điều này có nghĩa khi Marubozu tăng, thị trường đi lên, giá mở cửa (giá thấp nhất) sẽ tạo thành ngưỡng hỗ trợ.
white marubozu xuất hiện ở ngưỡng hỗ trợ

Nến Marubozu xuất hiện ở ngưỡng hỗ trợ (Nguồn: Internet)

Vậy nên nến Marubozu xuất hiện tại ngưỡng hỗ trợ/kháng cự chứng tỏ vùng giá này khá mạnh và Trader có thể tận dụng để giao dịch với Pullback:

  • Bước 1: Xác định ngưỡng hỗ trợ/kháng cự trên biểu đồ giá.
  • Bước 2: Xác định vị trí xuất hiện của nến Marubozu và vào lệnh ngược chiều.
  • Bước 3: Tiến hành giao dịch vào lệnh/cắt lỗ/chốt lời.
  • Vào lệnh: Vào lệnh bán tại cây nến tiếp theo sau khi nến Marubozu chạm ngưỡng kháng cự. Vào lệnh mua tại cây nến tiếp theo sau khi Marubozu chạm ngưỡng hỗ trợ.
  • Cắt lỗ khi bên trên kháng cự đối với lệnh bán và bên dưới hỗ trợ đối với lệnh mua một vài pip.

Chốt lời theo các mốc Fibonacci quan trọng từ 100% – 168% hoặc tại vùng hỗ trợ với lệnh mua và kháng cự với lệnh mua.

2. Mô hình nến Marubozu tiếp diễn xu hướng

  • Bước 1: Xác định xu hướng thị trường qua các công cụ trendline, đường MA, kênh giá…
  • Bước 2: Đặt lệnh khi vùng hỗ trợ/kháng cự mới hình thành.

Khi nến Marubozu xuất hiện trader có thể đợi phiên giao dịch kết thúc để đặt lệnh hoặc đặt lệnh khi giá retest.

– Khi Bullish Marubozu trong xu hướng tăng, trader nên vào lệnh mua khi giá vượt qua mức cao nhất của nến Marubozu sau retest.

– Khi Bearish Marubozu trong xu hướng giảm, trader nên đặt lệnh bán khi giá xuống dưới mức thấp nhất của nến Marubozu sau retest.

Mô hình nến Marubozu tiếp diễn xu hướng

Mô hình nến Marubozu tiếp diễn xu hướng (Nguồn: Internet)

Trong mô hình trên, sau retest, giá chỉ có thể quay lại ở mức ứng với 50% độ dài thân nến hoặc từ 50% đến mức hỗ trợ/kháng cự. Lệnh Buy 1 và Sell 1 được thực hiện vào lệnh khi nến Marubozu đóng cửa; lệnh Buy 2 và Sell 2 được vào lệnh sau retest ở ngưỡng hỗ trợ/kháng cự.

3. Giao dịch chứng khoán khi nến Marubozu breakout khỏi sideway

Khi giá breakout các vùng giá quan trọng, giá sẽ đi theo một hướng mới xác định. Xu hướng giảm sẽ bắt đầu khi giá breakout ngưỡng hỗ trợ. Ngược lại, thị trường bắt đầu xu hướng tăng khi giá breakout ngưỡng kháng cự. Đặc biệt, khi nến breakout bar là một một cây nến Marubozu báo hiệu breakout càng mạnh mẽ. Trong trường hợp này, các trader có thể giao dịch theo trình tự sau:

  • Bước 1: Xác định ngưỡng hỗ trợ/kháng cự mạnh.

Giá trong giai đoạn tích lũy (đi ngang, tăng/giảm nhưng mức độ biến động nhỏ) sẽ tạo thành các đường hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng. Để xác định các ngưỡng này, các bạn có thể sử dụng trendline.

  • Bước 2: Đặt lệnh khi có tín hiệu.
  • Nếu nến Bullish Marubozu breakout ngưỡng kháng cự, các bạn nên vào lệnh Buy tại mức giá đóng cửa của nến này hoặc đợi retest lại vùng kháng cự.
  • Nếu nến Bearish Marubozu breakout ngưỡng hỗ trợ, các bạn nên vào lệnh Sell tại mức giá đóng cửa của nến hoặc đợi giá retest lại.

Đọc thêm: Cách nhận biết thị trường Sideway khi giao dịch

So sánh Nến Marubozu và Nến Engulfing (Nhấn Chìm)

Khi phân tích kỹ thuật, những nhà đầu tư mới bắt đầu tìm hiểu những mô hình nến Nhật thường nhầm lẫn giữa Nến Cường lực và nến Nhấn chìm. Vì cả hai mô hình đều có đặc điểm lớn, cao và quá trình hình thành tương đương nhau. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt quan trọng có thể giúp trader phân biệt giữa hai hình dạng dễ dàng hơn. Cụ thể: 

  • Hình dạng nến: Marubozu thuộc dạng nến đơn trong khi Engulfing có 2 cây nến. Theo lý thuyết, nến thứ hai của nến nhấn chìm có thể là một cây nến cường lực. Tuy nhiên, trên thực tế hầu như không xuất hiện trường hợp này. 
  • Mô hình nến Bullish Engulfing (Nhấn chìm tăng) thuộc mô hình nến đảo chiều xu hướng, Ngược lại, nến Marubozu là mô hình tiếp diễn, báo hiệu tiếp diễn xu hướng tăng và tiếp diễn xu hướng giảm. Ngoại trừ trường hợp nến cường lực xuất hiện tại điểm cuối của một xu hướng. 
Cây nến Marubozu

Phân biệt nến Marubozu và nến Engulfing (Nguồn: Internet)

Đọc thêm: 9 cuốn sách mô hình nến Nhật trader nhất định phải tham khảo

Kết luận

Trong bài viết này VnRebates đã mở rộng đưa ra những tổng quan về cây nến Marubozu là gì trong mẫu hình nến Nhật và giới thiệu cho các bạn cách nhận biết những mẫu hình nến Nhật và mô hình nến Marubozu nâng cao.

Ngoài ra, khi giao dịch với nến Marubozu, các bạn  cần quan sát và đặt mẫu hình vào tổng thể của hành động giá xung quanh, hoặc dựa vào các chỉ báo cơ bản để có thể đưa ra quyết định chính xác nhất cho mỗi lệnh khi giao dịch forex. Đừng quên theo dõi VnRebates để cập nhật tin tức Forex, Chứng khoán, Tiền điện tử mới nhất.

VnRebates – Hoàn phí mọi giao dịch tài chính

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.