VNREBATES

Trung Quốc ban hành luật về crypto chuẩn bị cho CBDC

11.01.2020, 10:06 4 phút đọc

Vào ngày 1/1 đầu năm nay, bộ luật về bảo mật mật khẩu mã hóa đã được các nhà cầm quyền ở Trung Quốc chính thức thông qua. Mục tiêu chính của bộ luật này là nhằm đặt ra các tiêu chuẩn về việc ứng dụng công nghệ mật mã học, kiểm soát bảo mật và qua đó, giảm thiểu các rủi ro về an ninh mạng của quốc gia trên phương diện toàn cầu.

 

crypto

Một số trang tin không chính thống của địa phương cũng lan truyền tin tức rằng đây chỉ là bước mở đường để Trung Quốc chuẩn bị thiết lập một Ngân hàng Trung ương kỹ thuật số CBDC (Central Bank Digital Currency). Trong khi đó, khối tư nhân lại tỏ ra rất lo lắng trước tính chất che giấu của những thông tin như vầy.

Bộ luật nhấn mạnh về 3 loại mã hóa nhưng không có nhiều thông tin về crypto

Bản nháp của bộ luật lần đầu tiên đã xuất hiện từ tháng 4 năm 2017. Đây là thời điểm rất nhiều tháng trước khi chính quyền Trung Quốc quyết định ban hành các luật nghiêm cấm “phủ đầu” về tiền crypto. Dẫu vậy, nội dung của bộ luật không hề liên quan gì đến tiền crypto, và cũng không hề đá động gì đến Bitcoin (BTC) hay các loại coin khác. Thay vào đó, nó chỉ tập trung duy nhất vào “mật mã học” (cryptography) – các công cụ và công nghệ dùng để mã hóa thông tin dữ liệu.

Cụ thể hơn, bộ luật chia mật khẩu thành 3 loại – mật khẩu cốt lõi, mật khẩu thông thường và mật khẩu thương mại. Sau khi ban hành, loại mật khẩu cốt lõi và thông thường sẽ dành cho các hệ thống mà truyển tải và lưu các thông tin mang tính bảo mật quốc gia, riêng mật khẩu thương mại sẽ được sử dụng cho khối doanh nghiệp và tư nhân.

Thêm nữa, bộ luật yêu cầu tất cả vấn đề liên quan đến việc phát triển, sử dụng và thương mại của hệ thống mật mã học này “không được gây tổn hại đến an ninh quốc gia và lợi ích của người dân”. Ngoài ra, tất cả các hệ thống này phải được kiểm tra và cấp phép bởi chính quyền trước khi đưa vào sử dụng. Nghị định này được thông qua bởi Quốc Hội trong dịp Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc lần thứ 13 của Trung Quốc vào ngày 26/10 năm vừa 2019 vừa qua.

Ngoài các nội dung được nhắc đến như trên thì hầu như không còn bất cứ thông tin nào khác về bộ luật “mật mã học” này, Sales Lily bình luận, cô là nhà phân tích chính sách Trung Hoa kiêm giáo sư về công nghệ Blockchain tại Rand Corporation – Đây là một tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu về các chính sách toàn cầu. Cô cũng giải thích thêm, sự mơ hồ của bộ luật xuất phát từ việc các kỹ thuật mã hóa mật khẩu cốt lõi và mật khẩu thông thường được các nhà cầm quyền xem là bí mật quốc gia.

crypto

 

“Tất cả các mật khẩu được tuân theo những tiêu chuẩn mã hóa nhất định, ví dụ, cơ quan tình báo NSA của Hoa Kỳ thường trích dẫn kỹ thuật SHA 256 là kỹ thuật rất mạnh , vì vậy Trung Hoa nhiều khả năng sẽ sao chép một kỹ thuật tương tự như vậy dựa vào lời tư vấn của Uỷ Ban Crypto Quốc Gia. Bởi vì bộ luật “mật mã học” còn rất mơ hồ về các tiêu chuẩn có liên quan đến crypto, cho nên theo kinh nghiệm, tôi đoán rằng cụm từ “cốt lõi” và “thông thường” được dùng để phân loại tiêu chuẩn hash rate, cộng thêm các yêu cầu về an toàn của an ninh mạng như là mức swap định kỳ (theo tháng, theo tuần, v…v…)”

Bộ luật có thực sự sẽ mở đường cho CBDC không?

 

Nhìn chung về các động thái gần đây thì khá rõ ràng, là Trung Quốc đang rất tham vọng hướng đến vị trí quốc gia đầu tiên thực hiện mở Ngân hàng Trung ương kỹ thuật số (CBDC). Dự án này đã được triển khai trong 5 năm qua và được cho rằng đã tăng tốc rất nhanh khi thông tin Facebook chính thức giới thiệu đồng Libra.

Việc đồng Nhân dận tệ điện tử ra đời cũng rất khớp với quan điểm ưu ái công nghệ Blockchain hơn là ưu ái Bitcoin của giới cầm quyền Bắc Kinh. Với bản chất sẽ không giống như tiền crypto về việc “phi quyền”, CBDC sẽ được kiểm soát chặt chẽ bởi Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa và nhận hỗ trợ trực tiếp từ nguồn dự trữ tiền tài chính truyền thống.

Nhìn chung, Trung Hoa đang giữ vững lập trường về sự ưu tiên đối với blockchain và bài trừ tính ẩn danh dựa vào bộ luật mới này. Giới cầm quyền ở Bắc Kinh sẽ tiếp tục sử dụng công nghệ mã hóa không chỉ để bảo vệ các dữ liệu nhạy cảm của quốc gia mà còn để giám sát tất cả các thông tin khác mà khối tư nhân đang nắm giữ. Đây sẽ là phương thức CBDC sẽ vận hành – đúng theo những lời cảnh báo của Mark Zuckerberg hồi tháng 10 năm vừa qua.

Nguồn: Cointelegraph

Tổng hợp theo Vnrebates

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.