VNREBATES

Tiêu điểm tuần – Lạm phát PCE, PMI Flash và cuộc họp RBNZ trong bối cảnh căng thẳng Ukraine kéo dài

21.02.2022, 08:23 10 phút đọc

Trong bối cảnh những căng thẳng địa chính trị ở Ukraine đi vào bế tắc, tuần này hàng loạt các dữ liệu sẽ được tung ra thị trường mà tiêu điểm là chỉ số lạm phát PCE, PMI flash… cộng với những động thái của RBNZ trong cuộc họp chính sách sắp tới.

Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) đã sẵn sàng cho đợt tăng lãi suất lần thứ ba vào tuần tới. Nhưng liệu RBNZ có áp mức tăng 50 điểm cơ bản cho lần này và tạo tiền lệ cho các Ngân hàng trung ương khác hay không?

Trong tuần này, khi mà số liệu lạm phát PCE sẽ là dữ liệu tâm điểm ở Hoa Kỳ thì mọi động thái của RBNZ có thể tác động làm xáo trộn suy đoán chính sách của Fed.

Ở những nơi khác, tâm điểm dữ liệu sẽ là chỉ số PMI Flash cho tháng 2 trong bối cảnh người tiêu dùng phải đối mặt với sự siết chặt chi tiêu ngày càng tăng do lạm phát leo thang, khi các biện pháp hạn chế liên quan đến biến thể Omicron đang được dỡ bỏ ở nhiều nơi.

#Phân_tích_phục_vụ_NGHỀ_Trading

RBNZ sẽ tăng lãi suất 50 điểm cơ bản?

RBNZ là một trong những Ngân hàng trung ương tăng lãi suất sớm nhất, liên tiếp nâng tỷ giá tiền mặt chính thức tại các cuộc họp chính sách vào tháng 10 và tháng 11. Đông đảo trader dự đoán rằng sẽ có đợt tăng lần thứ 3 trong cuộc họp chính sách vào thứ 4 này.

Tuy nhiên, điều mà thị trường băn khoăn là liệu RBNZ tăng 25 hay 50 điểm cơ bản. Áp lực lạm phát đang gia tăng ở New Zealand trong bối cảnh thị trường bất động sản và lao động đang nóng dần lên cộng với giá cả liên quan đến chuỗi cung ứng toàn cầu tăng đột biến.

lam phat

Liệu Ngân hàng Dự trữ New Zealand sẽ tăng lãi suất 50 điểm cơ bản trong tháng 2 hay không?

Các thị trường tiền tệ chỉ cho thấy xác suất khoảng 30% đối với một đợt tăng 50 bps, vì vậy nếu RBNZ làm tiêu tan kỳ vọng đó và tăng gấp đôi, đồng đô la New Zealand có thể sẽ có một đợt phục hồi nhỏ, kéo dài mức phục hồi hiện tại so với đồng đô la Mỹ.

Vào thứ Năm, số liệu hàng quý về doanh số bán lẻ được công bố cũng có thể là tâm điểm chú ý.

Xem thêm: Lạm phát là gì? Nhà đầu tư nên rót tiền vào đâu trong thời kỳ lạm phát?

Đồng AUD và dữ liệu tiền lương

Tại nước láng giềng Australia, Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) ngày càng trở lên cởi mở với ý tưởng tăng lãi suất vào năm 2022. Một trong những tiêu chí mà RBA đang tìm kiếm để đưa ra mốc thời gian tăng lãi suất là tiền lương cao hơn. Do đó, chỉ số giá tiền lương cho Q4 được công bố vào thứ Tư có thể sẽ đóng vai trò quan trọng đối với quyết định của các nhà hoạch định chính sách trong việc đánh giá những rủi ro trước mắt do lạm phát gây ra.

Chỉ số giá tiền lương của Australia có thể tăng cao hơn mức trước đại dịch hay không?

Trước những con số tăng trưởng tiền lương, dữ liệu PMI Flash sản xuất và dịch vụ cho tháng 2 sẽ được công bố vào thứ Hai. Dữ liệu tiếp theo được tung ra thị trường vào thứ 5 là ước tính chi tiêu vốn cho quý IV.

Đồng đô la Úc đã bật tăng trở lại một cách ấn tượng từ mức thấp nhất trong 18 tháng mới chưa đầy 1 tháng trước. Nếu dữ liệu tiền lương không khả quan mấy khả quan, đồng AUD sẽ gặp khó trong việc duy trì thế trận tích cực này.

Xem thêm: Sử dụng chỉ số PMI để phân tích thị trường Forex

Các dữ liệu PMI của Eurozone có thể được cải thiện trong tháng Hai

Một Ngân hàng trung ương khác gần đây đã “quay xe” về quyết định tăng lãi suất vào năm 2022 chính là Ngân hàng Trung ương Châu Âu – ECB. Dữ liệu cuối cùng của chỉ số CPI khu vực đồng Euro được công bố vào thứ Tư dự kiến ​​sẽ xác nhận rằng lạm phát trong khối đã đạt 5,1% trong tháng 1.

ECB cho đến nay vẫn tỏ ra thờ ơ với sự tăng vọt của các dữ liệu CPI, đổ lỗi gần như hoàn toàn cho sự gia tăng giá năng lượng, lưu ý đến sự phục hồi mong manh ở các nền kinh tế Eurozone. Tuy nhiên, trong bối cảnh các biện pháp hạn chế nhằm chống lại biến thể Omicron đang dần bị gỡ bỏ ở ngày càng nhiều quốc gia thành viên, chỉ số PMI Flash được tung ra vào thứ Hai dự kiến sẽ là dấu hiệu tích cực của hoạt động kinh tế trong tháng 2.

Tuy nhiên, vẫn có rủi ro là chỉ số PMI có thể bị đè nặng bởi chi tiêu hộ gia đình suy yếu do lạm phát leo thang làm giảm thu nhập khả dụng, trong khi niềm tin kinh doanh bị suy giảm do mâu thuẫn ngày càng leo thang giữa Nga, Ukraine và phương Tây. Dù hiện tại những rủi ro kinh tế này vẫn đang ở mức độ thấp và có thể đáng trầm trọng hơn trong tương lai.

Nếu dữ liệu từ các cuộc khảo sát PMI chưa đủ rõ ràng, nhà đầu tư cũng sẽ tham khảo Chỉ Số Môi Trường Kinh Doanh Ifo (Ifo Business Climate Index) của Đức và chỉ báo tâm lý kinh tế khu vực Eurozone (Eurozone economic sentiment indicator) được công bố lần lượt vào thứ Ba và thứ Sáu.

Dữ liệu PMI flash cũng sẽ là dữ liệu quan trọng đối với biến động đồng bảng Anh, vì tuần này Vương Quốc Anh không có bản phát hành dữ liệu nào khác.

Euro rung chuyển bởi căng thẳng tại Ukraine vẫn bế tắc

Tuy nhiên, khi căng thẳng địa chính trị gia tăng, dữ liệu chỉ có thể đóng vai trò thứ yếu đối với đồng EUR trong tuần này.

Những nỗ lực ngoại giao của các nhà lãnh đạo châu Âu nhằm khuếch tán sự thù địch giữa Nga và Ukraine cho đến nay đã thất bại và nguy cơ xảy ra chiến tranh vẫn ở mức cao đáng báo động. Căng thẳng gia tăng mang lại động lực cho vàng, cũng như cho các loại tiền tệ trú ẩn an toàn như đồng yênfranc Thụy Sĩ, và ở mức độ thấp hơn là đồng đô la Mỹ.

Đồng EUR vs các đồng tiền trú ẩn an toàn

Mặt khác, sự phục hồi của đồng Euro đã chững lại và có thể sẽ tiếp tục sụt giảm nếu tình trạng căng thẳng tại Ukcraine chuyển thành một cuộc đối đầu quân sự. Không nghi ngờ gì về việc Hoa Kỳ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Nga để xem Tổng thống Putin có từ bỏ con đường quân sự hay không.

Một cuộc xung đột và các lệnh trừng phạt tiếp theo sẽ không chỉ gây thiệt hại kinh tế lớn cho Nga mà còn có thể gây tổn hại cho nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu bởi trong một kịch bản như vậy cuộc khủng hoảng năng lượng có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Mặc dù điều này cũng có nghĩa là ECB sẽ phải xúc tiến quá trình bình thường hóa chính sách, nhưng khi động thái tăn lãi suất được thực hiện trong một môi trường kém thuận lợi như vậy sẽ khiến cho đồng EUR sẽ không có được mức tăng đáng có.

Liệu dữ liệu lạm phát PCE có thể hỗ trợ đồng USD hay không?

Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, dữ liệu vẫn tràn ngập, mặc dù thị trường sẽ đóng cửa nghỉ lễ Ngày Tổng thống vào Thứ Hai. Tuần dữ liệu sẽ bắt đầu vào thứ Ba với chỉ số PMI flash và tiếp đó là chỉ số niềm tin người tiêu dùng vào thứ Sáu. Ngoài ra, bản ước tính thứ 2 về GDP quý IV sẽ được công bố vào thứ 5, trong đó ước tính này được dự báo sẽ được điều chỉnh cao hơn lên 7.0%.

Doanh số bán nhà mới cũng được công bố vào thứ Năm, tiếp theo là doanh số bán nhà đang chờ xử lý được công bố vào thứ Sáu, cũng như các đơn đặt hàng lâu bền (durable goods orders) cho tháng 1.

Nhưng dữ liệu quan trọng nhất trong ngày thứ Sáu cũng như trong cả tuần sẽ là báo cáo PCE (Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân), dữ liệu này sẽ làm sáng tỏ mức độ tiêu thụ được duy trì tốt như thế nào trong tháng 1 và liệu áp lực giá cả trong chỉ số lạm phát ưa thích của Fed có tiếp tục tăng lên như chỉ số giá tiêu dùng hay không.

Thu nhập cá nhân & Tiêu dùng, lạm phát PCE của Hoa Kỳ

Cùng với sự phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến về doanh số bán lẻ của tháng 1, không khó để tiên đoán về dữ liệu tiêu dùng lạc quan không kém. Tiêu dùng cá nhân được dự báo sẽ tăng 1.5% (m/m) trong tháng 1, nhiều hơn so với việc đảo ngược mức trượt của tháng trước. Tuy nhiên, thu nhập cá nhân dự kiến sẽ giảm 0,3% so với tháng trước.

Điều quan trọng hơn từ báo cáo này chính là chỉ số giá PCE cốt lõi được dự báo sẽ tăng thêm 0,5% (m/m) trong tháng 1, không có dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng hàng tháng sẽ dịu bớt và củng cố xu hướng đáng lo ngại trong số liệu CPI.

Bất kỳ sự ngạc nhiên tích cực nào trong loạt dữ liệu sắp tới có thể củng cố đồng đô la Mỹ, vốn chỉ tăng một cách khiêm tốn đến từ việc gia tăng suy đoán rằng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 3 này. Những mối lo ngại về địa chính trị cũng không thể tạo ra một sự thúc đẩy đáng kể nào, ngoại trừ khả năng chỉ số lạm phát PCE mạnh bất ngờ.

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

 

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.