Mô hình nến Nhật thực chiến kết hợp chỉ báo

14.11.2021, 12:08 12 phút đọc

Dựa vào các mức quá mua (over bough) và quá bán (over sold) của các chỉ báo dao động, cũng như các phân kì giữa chỉ báo và giá trên biểu đồ, anh em có thể củng cố độ tin cậy cho mô hình nến, góp phần vào việc đưa ra quyết định mở lệnh. Đây chính là điểm quan trọng trong việc kết hợp mô hình nến Nhật với các chỉ báo

Trong mô hình nến Nhật, Steve Nison đã đề cập đến việc sử dụng mô hình nến Nhật kết hợp chỉ báo dao động gồm: Stochastics, RSI và các đường trung bình động. Theo ông, các chỉ báo dao động là khách quan và làm tăng thêm độ tin cậy cho các mẫu hình nến Nhật. Các chỉ báo này khi kết hợp với mô hình nến sẽ đem lại công cụ giao dịch theo dao động (swing trading) hiệu quả.

Dựa vào các mức quá mua (over bough) và quá bán (over sold) của các chỉ báo dao động, cũng như các phân kì giữa chỉ báo và giá trên biểu đồ, anh em có thể củng cố độ tin cậy cho mô hình nến, góp phần vào việc đưa ra quyết định mở lệnh.

Mô hình nến Nhật kết hợp chỉ báo

1. Sức mạnh khi kết hợp mô hình nến và chỉ báo dao động

1.1. Chức năng của chỉ báo dao động (oscillator indicators)?

Chỉ báo dao động giúp chúng ta xác định các điểm then chốt của thị trường- các khu vực đảo chiều tiềm năng. Các chỉ số này được trải dài giữa 2 giá trị đặc biệt chỉ ra khu vực tín hiệu mua quá mức over bought và bán quá mức over sold.

Khi một oscillator đang ở trong khu vực có tín hiệu mua quá mức, điều đó có nghĩa là lực của sự dịch chuyển giá tăng đã suy yếu và một sự đảo chiều giảm giá đi xuống có khả năng xảy ra. Theo đó, khi chỉ báo dao động oscillator trong khu vực có tín hiệu bán quá mức, điều đó có nghĩa rằng những người bán đã trở nên suy yếu hơn và xu hướng giá sẽ đảo chiều đi lên.

Dựa vào đặc điểm này ta có thể sử dụng chỉ báo dao động để xác nhận các điểm đảo chiều, để có thể hiểu rõ và thuần thục hơn về chỉ báo dao động, anh em có thể nghiên cứu tại bài viết này của Vnrebates:

Xem thêm: Chỉ số stochastic oscillator là gì? Hướng dẫn sử dụng đầy đủ nhất

1.2. Tại sao nên sử dụng mô hình nến kèm chỉ báo dao động (oscillator indicators)?

Trên biểu đồ giá, thường xuyên sẽ xuất hiện các mẫu hình nến Nhật rất đặc trưng, đến nỗi anh em sẽ nghĩ ngay “đúng là mô hình này, mình sẽ vào lệnh theo nguyên tắc của mẫu hình”.

Nhưng anh em lại quên mất rằng việc xem xét tổng thể hành vi giá xung quanh khi mẫu hình xuất hiện  cũng là một điều quan trọng không kém. Nếu anh em bỏ qua lưu ý này, thì sẽ có rủi ro rất cao lệnh giao dịch của anh em sẽ thất bại. Như trong ví dụ sau:

  • Mẫu hình nến morning star xuất hiện cả 2 lần trên biểu đồ giá, nhưng mẫu hình (2) lại thất bại, mặc dù đã có một nến tăng vượt qua phạm vi giá của mẫu hình morning star này.
  • Nhưng đối mới mẫu hình (3) thì lại là một mô hình nến thành công, giá tăng và vượt qua đỉnh cũ trước khi điều chỉnh ở mức cao mới.
  • Vì vậy với việc nhìn biểu đồ giá và các mẫu hình nến Nhật đơn thuần thì anh em vẫn có tỉ lệ rủi ro mở các lệnh không thành công rất cao.

Cùng với biểu đồ giá trên, nếu anh em bổ sung thêm một chỉ báo dao động để đánh giá sự xác nhận của xu hướng thì đó lại là một điều hoàn toàn khác, lệnh giao dịch của anh em sẽ an toàn hơn, ít rủi ro hơn. Chúng ta cùng xem với cùng một biểu đồ khi có sự kết hợp với chỉ báo Stochastic:

  • Mẫu hình nến morning star (2) mặc dù đã hình thành nên mẫu hình chuẩn chỉnh nhưng lúc này chỉ báo Stochastic lại cho tín hiệu chưa có sự quá bán hay phân kì của giá. Chính vì vậy sau khi nến tăng bứt khỏi mẫu hình morning star thì giá đã không có động lực tăng tiếp tục mà giảm về lại mức hỗ trợ trước đó và hình thành một morning star mới.
  • Mẫu hình nến morning star (3) với sự xác nhận quá bán (over sold) của stochastic cho biết phe bán đã kiệt sức và rơi vào vùng quá bán, kèm theo với việc giá đang giao dịch quanh mức hỗ trợ, chính lúc này phe mua sẽ nhảy vào và đảy giá tăng lên một mức cao mới.

Chính sự hỗ trợ xác nhận của chỉ báo dao động Stochastic (hoặc anh em có thể dùng RSI) đã cung cấp tín hiệu cho anh em biết rằng mẫu hình nến nào là đáng tin cậy và có thẻ mở lệnh với xác suất thành công cao nhất. Chính vì vậy việc cần một chỉ báo dao động để báo hiệu mô hình nến đảo chiều có đáng tin cậy hay không là một nguyên tắc cần thiết trong swing trading.

Xem thêm: Tự tin giao dịch Forex với nến Morning star!

2. Mô hình nến Nhật + kháng cự/ hỗ trợ + Stochastic

Việc sử dụng bộ ba mô hình nến, các mức kháng cự/ hỗ trợ chính và chỉ báo dao động stochastic sẽ cung cấp cho anh em một bộ các công cụ giao dịch hữu hiệu và đáng tin cậy. Vậy cần làm gì để set up một giao dịch với 3 công cụ này?

Swing trading với vị thế mua

  • Thị trường đang có xu hướng tăng giá
  • Stochastic (5,3,3) dưới 20 (bán quá mức) hoặc phân kì dương.
  • Mở lệnh buy sau khi hoàn thành mô hình nến đảo chiều tăng.

Swing trading với vị thế bán

  • Thị trường đang có xu hướng giá giảm.
  • Stochastic (5,3,3) trên 80. (mua quá mức) hoặc phân kì âm.
  • Mua sau khi hoàn thành mô hình nến đảo chiều giảm

Với nguyên tắc trên, anh em có thể xem xét biểu đồ giá sau:

  • Phía trái biểu đồ giá là một thị trường giá tăng, sau đó thiết lập đỉnh và điều chỉnh về đường hỗ trợ chính (màu xanh)
  • Tại mức giá quanh đường hỗ trợ, mô hình nến pin bar (mô hình nến đảo chiều) xuất hiện.
  • Đồng thời chỉ báo Stochastic chỉ ra sự quá bán (over sold) và thiết lập tín hiệu mua.
  • Đặt một lệnh buy stop tại giá bứt phá ra khỏi nến pin bar, đặt stop loss tại đáy nến pin bar
  • Sau khi mẫu hình hoàn tất giá đã bật tăng mang lại lợi nhuận cho anh em, và lúc này anh em chỉ cần chốt lời tại giá mục tiêu là mức kháng cự trước đó.

Với mẫu hình nến Doji tại đáy tiếp theo trên biểu đồ cũng có diễn biến và cách thức giao dịch tương tự.

Ngoài ra với stochastic anh em cũng có thể sử dụng sự phân kì của giá và chỉ báo để giao dịch theo phương pháp này với tín hiệu và độ tin cậy cao hơn. Như ví dụ dưới đây:

  • Phía trái biểu đồ giá là một thị trường giá tăng, sau đó thiêt lập đỉnh và tạo nên kháng cự mạnh (màu xanh)
  • Tại mức giá quanh đường kháng cự, mô hình nến shooting star (mô hình nến đảo chiều) xuất hiện.
  • Đồng thời chỉ báo Stochastic chỉ ra sự phân kì âm và thiết lập tín hiệu bán.
  • Đặt một lệnh sell stop tại giá bứt phá ra khỏi nến shooting star, đặt stop loss trên mức kháng cự
  • Sau khi mẫu hình hoàn tất giá đã bị kéo xuống mang lại lợi nhuận cho anh em
  • Và lúc này anh em chỉ cần chốt lời tại giá mục tiêu là mức hỗ trợ (màu cam) trước đó.

Xem thêm: 3 phương pháp giao dịch hiệu quả với chỉ báo Stochastic Oscillator

3. Mô hình nến Nhật + kháng cự/ hỗ trợ + RSI

Trong các chỉ báo dao động thường sử dụng ngoài Stochastic còn có RSI, và chỉ báo này là một trong những chỉ báo khá nổi tiếng với anh em trader về độ nhiễu của các tín hiệu quá mua và quá bán. Chính vì vậy, để khắc phục nhược điểm này mình khuyên anh em chỉ nên sử dụng phân kì giữa giá và chỉ báo này trong việc xác định và kiểm tra mô hình nến.

Cách set up một mẫu hình giao dịch với RSI

Swing trading với vị thế mua

  • Sự phân kỳ dương giữa RSI 14 và giá
  • Mô hình đảo chiều tăng tại các mức hỗ trợ chính
  • Mua với mô hình nến đảo chiều tăng

Swing trading với vị thế bán

  • Sự phân kỳ âm giữa RSI 14 và giá
  • Mô hình đảo chiều giảm giá tại các mức kháng cự chính
  • Bán với mô hình nến đảo chiều giảm

Với nguyên tắc này anh em có thể xem xét biểu đồ giá sau cho một vị thế bán:

  • Đỉnh giá đầu tiên và đỉnh giá thứ hai tại mô hình nến evening star trên biểu đồ giá tạo phân kì âm trên chỉ báo RSI 14
  • Mô hình nến evening star xuất hiện tại mức kháng cự chính của biểu đồ
  • Lúc này anh em có thể đặt một lệnh sell stop tại đáy cây nến thứ 3 của mô hình evening star và đặt stop loss tại đỉnh của mẫu hình nến.
  • Giá sau khi kết thúc mẫu hình nến đã bị kéo giảm xuống và thu về lợi nhuận, mục tiêu giá là khoảng trống giá (gap) trước đó trên biểu đồ nến.

4. Những lưu ý khi giao dịch

Sau khi đã nắm bắt được phương pháp và cách set up một giao dịch với sự tham gia của mô hình nến nhật kết hợp với các mức hỗ trợ/ kháng cự và các chỉ báo dao động, thì anh em đã có thể áp dụng để thực hành trên biểu đồ giá, nhưng anh em cần lưu ý các vấn đề sau:

  1. Chỉ giao dịch theo swing trading với phương pháp này, không nên áp dụng giao dịch theo xu hướng vì các yếu tố cơ bản để set up mẫu hình này đều là các yếu tố phù hợp chỉ báo dao động.
  2. Luôn luôn giao dịch tại các mức hỗ trợ và kháng cự chính, nó sẽ góp phần tăng khả năng thành công của vị thế
  3. Hãy để cho mẫu hình nến tự hoàn tất mẫu hình của chính mình, anh em không nên nóng vội mở lệnh khi mẫu hình chưa rõ ràng hoặc chỉ căn cứ vào chỉ báo dao động.
  4. Các bộ số của chỉ báo Stochastic hoặc RSI theo hướng dẫn không phải là cố định, anh em có thể tinh chỉnh cho phù hợp với phong cách và thị trường mà anh em giao dịch.
  5. Khi chỉ báo dao động (Stochastic, RSI) cho kết quả xác nhận ngược lại với mô hình nến thì tốt nhất, anh em hãy “đứng yên và đừng làm gì cả”. Đừng ra khơi khi có bão.

5. Các phương pháp giao dịch mở rộng với nến Nhật

Ngoài phương pháp giao dịch theo swing trading trong bài viết này, thì anh em còn có thể mở rộng thêm những phương pháp và phong cách giao dịch hoàn toàn khác từ cơ bản đến nâng cao, từ việc giao dịch theo xu hướng cho đến giao dịch bắt điểm đảo chiều. Điểm mấu chốt ở đây chính là kiến thức, sự chuẩn bị tỉ mỉ và kinh nghiệm thực hành. Anh em có thể nghiên cứu thêm nhiều phương pháp giao dịch trong bài viết sau của Vnrebates:

Xem thêm: Chiến lược giao dịch nến Nhật kết hợp với các công cụ khác

6. Kết luận

Trên đây là bài biết về phương pháp dao dịch theo swing trading dựa trên sự kết hợp giữa mô hình nến Nhật với các mức hỗ trợ/ kháng cự chính và sự xác nhận của các chỉ báo dao động. Hi vọng với phương pháp này anh em sẽ có thể chuẩn bị một set up tốt nhất cho mỗi vị thế giao dịch trên thị trường. Và có thể tự phát triển và khám phá ra những phương pháp phù hợp với phong cách của anh em.

Và trên hết lời khuyên không bao giờ thừa với các trader “Hãy thử nghiệm giao dịch trên tài khoản demo trước khi thực chiến” Đừng bao giờ mạo hiểm tiền của anh em với các phương pháp mà anh em chưa thuần thục.

Chúc anh em thành công!

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.