VNREBATES

Tin tức forex: Sự bứt phá của đồng đô la

28.02.2019, 20:01 11 phút đọc

USD đã mở cửa phiên tại Châu Âu thấp hơn đáng kể trong phiên sáng nay, dao động từ -0,4% so với SEK đến -2,6% so với NZD. Điều gì đang diễn ra vậy? Một phần biến động có lẽ chỉ mang tính kỹ thuật – người ta đang chốt lãi sau việc USD tăng điểm hết sức mạnh mẽ

Tin tức forex: Sự bứt phá của đồng đô laĐồng đô la của New Zealand tăng điểm mạnh. NZD là đồng tiền mạnh nhất trong số các đồng tiền của nhóm G10 trong phiên sáng nay. Có vẻ như có các đợt dừng lớn bên trên ngưỡng 0.7610 trong tỷ giá NZD/USD cũng như sự thanh lý các vị thế mua vào đối với tỷ giá AUD/NZD. Tôi cho rằng tỷ giá AUD/NZD sẽ chạm ngưỡng cân bằng khi triển vọng đối với nhu cầu thép của Trung Quốc và do đó là giá quặng sắt xấu đi. Giá than cũng đang giảm xuống.
 

Ở phía bên kia của phương trình, kỳ vọng lãi suất đối với quỹ của Fed đã giảm mạnh 7,5 điểm cơ bản trong dài hạn vào thứ Sáu tuần trước khi thị trường giao dịch vàng đánh giá lại tuyên bố của FOMC. Các dự báo tăng trưởng của FOMC đã sụt giảm đáng kể, giảm thiểu khả năng rằng Fed sẽ tiến hành thắt chặt đột ngột.
 

Lew lặp lại câu thần chú “đồng đô la mạnh” trước đó. Thật luyến tiếc làm sao! Tôi đã không nghe thấy cụm từ này trong nhiều năm. Hôm thứ Sáu tuần qua, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew đã nói rằng “Một đồng đô la mạnh là có lợi cho Mỹ, và nó phản ánh nền kinh tế Mỹ vững mạnh”. Đây là sự nhắc lại lời của Bộ trưởng Tài chính của Tổng thống Clinton, Robert Rubin, người thường sử dụng cụm từ đó để ủng hộ đồng đô la sụt giá. Việc Lew sử dụng nó để ủng hộ đồng tiền tăng giá trong bối cảnh có các cuộc phản đối đối với ngành công nghiệp của Mỹ là rất quan trọng. Nó cho thấy rằng Mỹ không hề can thiệp, bằng lời nói hay cách khác, để làm suy yếu đồng đô la. Trái lại, Lew cho rằng sức mạnh của đồng đô la là do nhu cầu suy yếu ở nước ngoài và thúc đẩy các quốc gia nước ngoài có những bước đi nhằm tăng cường nhu cầu, mà việc này có nghĩa là khuyến khích các chính sách tiền tệ nới lỏng và chương trình nới lỏng định lượng của Eurozone. Ngay cả các bình luận của ông cũng không thể ngăn chặn đà giảm của đồng đô la, mà việc này gợi ý với tôi rằng đợt chốt lãi này có thể tiếp diễn trong khoảng thời gian nhất định.
 

Không có Podemos: Đảng Xã hội Chủ nghĩa đã giành đa số phiếu trong cuộc bầu cử của Andalusia, với việc Đảng Nhân dân cầm quyền xếp ở vị trí thứ hai. Đảng Podemos chống khắc khổ xếp ở vị trí thứ ba với chỉ khoảng 15% số phiếu. Việc này gợi ý rằng đảng này có thể sẽ không lên nắm chính quyền trong năm nay và vì vậy, có lợi cho EUR.
 

Sự bứt phá trong đà phục hồi của đồng đô la? USD đã mở cửa phiên tại Châu Âu thấp hơn đáng kể trong phiên sáng nay, dao động từ -0,4% so với SEK đến -2,6% so với NZD. Điều gì đang diễn ra vậy? Một phần biến động có lẽ chỉ mang tính kỹ thuật – người ta đang chốt lãi sau việc USD tăng điểm hết sức mạnh mẽ. Chẳng hạn, tôi đã nêu bật trong tuần trước rằng báo cáo Khối lượng giao dịch của các nhà đầu tư (COT) đã cho thấy rằng các vị thế đối với AUD đã ở mức bán ra kỷ lục. Số liệu của tuần này cho thấy rằng những vị thế đó – và hầu hết các vị thế bán ra khác – đã bị cắt giảm đáng kể. Các đồng tiền duy nhất, nơi mà các nhà đầu cơ đã bổ sung các vị thế bán ra đó là GBP, MXN, và kỳ lạ là EUR (mặc dù chỉ một lượng rất nhỏ đối với EUR). Đừng quên rằng số liệu này được lấy vào thứ Ba tuần trước, vì vậy, các vị thế đối với EUR có thể đã bị cắt giảm nhiều hơn vào cuối tuần.
 

Mặc dù vậy, một phần đà phục hồi cũng có thể mang tính cơ bản. Một mặt, đó là nhờ thặng dư tài khoản vãng lai lớn của Châu Âu được công bố hôm thứ Sáu ở mức 17.8 tỷ EUR, giảm nhẹ từ mức được điều chỉnh của tháng 12 năm ngoái, thặng dư tài khoản vãng lai đang-và tiếp tục tăng, về lý thuyết, sẽ có lợi cho đồng euro. Trên thực tế, tôi cho rằng yếu tố chi phối đối với thị trường sẽ là thâm hụt tài khoản vốn của Eurozone, có nghĩa là luồng tiền tiết kiệm chảy ra khỏi Châu Âu. Thặng dư tài khoản vãng lai ngụ ý rằng tiết kiệm lớn hơn đầu tư và các nhà đầu tư có thể tìm kiếm lợi nhuận nhất định trên những khoản tiến kiệm vượt quá đó, có nghĩa là luồng vốn lớn chảy ra khỏi Châu Âu, có lẽ là chảy vào Mỹ trên khắp thế giới. Tôi cho rằng những luồng tiền đó sẽ đẩy đô la lên. Lợi tức của Đức đã giảm xuống mức thấp kỷ lục khác vào thứ Sáu tuần trước.
 

Tin tức khác của Châu Âu thúc đẩy EUR vào thứ Sáu tuần trước đó là dấu hiệu nhất định về thỏa hiệp về Hy Lạp trong số các nhà lãnh đạo của Châu Âu. Thủ tướng Đức Merkel có vẻ đã cam kết giữ Hy Lạp ở lại khu vực Eurozone. Chúng ta sẽ biết về việc đó sau cuộc họp diễn ra trong ngày hôm nay giữa Bà Merkel và Thủ tướng Hy Lạp Tsipras. Nghi vấn của tôi đó là mặc dù rất dễ để ông Tsipras nói những điều trấn cùng với những người đồng cấp của mình trong khu vực Eurozone, nhưng việc ông thực sự thông qua được điều luật mà các chủ nợ của Hy Lạp đang mong đợi lại là chuyện khác. Như tờ báo của Hy Lạp Ekathimerini đã nói, “Hy Lạp đã mua một khoảng thời gian tại cuộc họp gần đây, nhưng chiếc đồng hồ đang tích tắc. Chính phủ phải đệ trình một danh sách đầy đủ các cải cách cơ cấu cho các nhà lãnh đạo trong ít ngày tới”. Tờ báo này đã chất vấn liệu dịch vụ dân quyền của Hy Lạp có thực sự có khả năng tập hợp và đưa ra đề xuất trước khi chính phủ cạn tiền hay không. Tôi cho rằng chúng ta sẽ nhận được thêm thông tin về tình hình của Hy Lạp.
 

Đối với các ngày của tuần, thứ Ba là ngày của chỉ số PMI. Số liệu PMI sơ bộ cho khu vực sản xuất và dịch vụ cho tháng 3 từ một số quốc gia của Châu Âu và toàn khu vực Eurozone sẽ được công bố. Chúng ta có thể chứng kiến sự cải thiện tiếp diễn trong chỉ số PMI của Eurozone, nhưng các dấu hiệu về sự phục hồi kinh tế có vẻ không ủng hộ đồng euro là mấy, mà đồng tiền này bị chi phối nhiều bởi chương trình nới lỏng định lượng hơn là tăng trưởng.
 

Tại Mỹ, chỉ số CPI tổng thể cho tháng 2 dự kiến tiếp tục nằm trong tình trạng giảm phát, trong khi chỉ số CPI cơ bản dự kiến tiếp tục không đổi. Việc này gợi ý rằng giá năng lượng thấp là lý do chính đằng sau áp lực giảm phát. Fed đã nói rằng đây chỉ là tác động nhất thời, và vì vậy, Cục này sẵn sàng bỏ qua nó. Chúng ta sẽ phải xem quan điểm đó kéo dài bao lâu, đặc biệt là nếu dầu tiếp tục giảm điểm.

Từ Anh, chúng ta sẽ nhận được chỉ số CPI cho tháng 2. Theo báo cáo lạm phát tháng 2 của Ngân hàng Trung ương Anh, quốc gia này có thể rơi vào tình trạng giảm phát vào thời điểm nhất định trong năm nay, xuống dưới mức 0. Điều khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn đó là kỳ vọng lạm phát cũng đang sụt giảm, mà đây là một lo ngại đặc biệt đối với các lãnh đạo ngân hàng trung ương. Việc nền kinh tế Anh tiếp tục suy giảm vào tình trạng lạm phát có thể gây bất lợi cho đồng bảng Anh.
 

Thứ Tư, chúng ta sẽ nhận được kết quả khảo sát Ifo của Đức cho tháng 3. Một số liệu mạnh mẽ có thể hỗ trợ bằng chứng gia tăng rằng nền kinh tế lớn nhất của Châu Âu đang trở lại đúng lộ trình.
 

Số đơn đặt hàng hàng lâu bền của Mỹ cho tháng 2 cũng sẽ được công bố. Số đơn đặt hàng hàng lâu bền vẫn chưa tăng trưởng mạnh mẽ lắm trong thời gian gần đây, và số liệu của tháng 2 dự kiến tiếp tục xu hướng này.
 

Thứ Năm, doanh số bán lẻ của Anh cho tháng 2 sẽ được công bố. Doanh số bán lẻ gia tăng nhìn chung là có liên hệ với đồng bảng Anh mạnh hơn. Vì vậy, một số liệu mạnh hơn có thể thúc đẩy GBP, ít nhất là đối với các đồng tiền trong cặp tỷ giá chéo.
 

Thứ Sáu, chúng ta sẽ nhận được loạt số liệu công bố vào cuối tháng từ Nhật Bản, như thường lệ. Báo cáo việc làm cho tháng 2 và chỉ số CPI quốc gia cho tháng 2, chỉ số CPI Tokyo cho tháng 3 đến hạn công bố. Ngay cả BoJ đã thừa nhận rằng một khi tác động của đợt nâng thuế tiêu thụ vào tháng 4 năm ngoái nằm ngoài so sánh hàng năm vào tháng 5, thì quốc gia này có thể quay trở lại tình trạng giảm phát. Hiện tại, tăng trưởng tiền lương có lẽ quan trọng hơn số liệu CPI.
 

Tại Mỹ, ước tính thứ 3 về chỉ số tiêu dùng cá nhân cơ bản, thước đo lạm phát yêu thích của Fed sẽ được công bố. Ước tính thứ 3 về GDP cho quý 4 dự kiến cho thấy rằng nền kinh tế của Mỹ đã mở rộng ở tốc độ nhanh hơn so với ước tính thứ 2.
 

Tiêu điểm hôm nay: Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ sẽ công bố số liệu tiền gửi không kỳ hạn hàng tuần, mà số liệu này có thể cho thấy liệu Ngân hàng này có can thiệp vào thị trường forex trong tuần kết thúc vào ngày 20/3 hay không. Các dấu hiệu về sự can thiệp có thể làm suy yếu CHF phần nào. Chỉ số niềm tin tiêu dùng của Eurozone cho tháng 3 sẽ được công bố. Đây không phải là yếu tố quan trọng làm chuyển biến thị trường giao dịch forex. Chỉ số niềm tin tiêu dùng đã bị tác động mạnh trong năm ngoái khi rắc rối bắt đầu xuất hiện tại Ukraina, nhưng hiện nay, bất chấp mọi việc đang diễn ra với Hy Lạp, nó đang ở mức tương đối cao. Việc chỉ số này cải thiện trong các quốc gia ngoại vi, bao gồm cả Hy lạp, là đặc biệt đáng chú ý. Việc này sẽ dần dần dẫn tới một chu kỳ ổn định về nhu cầu tiêu dùng cao hơn và đầu tư gia tăng, nhưng cho đến khi nó đưa tới giá cả cao hơn, có thể nó sẽ không tác động tới chính sách tiền tệ hay tiền tệ.
 

Tại Mỹ, doanh số bán nhà ở hiện có cho tháng 2 được dự báo tăng đôi chút. Doanh số bán nhà ở mới xây được công bố vào tuần trước ở mức thảm hại, nhưng số giấy phép xây dựng cho khoảng thời gian phía trước đã cải thiện. Chênh lệch giữa hai số liệu có thể là do thời tiết xấu khiến xây dựng gặp khó khăn. Nếu doanh số bán nhà ở hiện có khớp với ước tính đáng khích lệ, nó có thể chứng tỏ có lợi cho USD. Đó có thể là sự đổi chiều được chào mừng trong xu hướng chung đang đi xuống trong thời gian gần đây.
 

Cập nhật liên tục tin tức forex.

Nguồn: Vnrebates.net
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.