Học đầu tư forex cơ bản

Hướng dẫn đặt lệnh Forex qua Metatrader 4 (MT4)

Trong Forex, tất cả các chiến lược hoặc phương pháp hoặc bài học đều trở nên vô nghĩa nếu trader không thể sử dụng được công cụ căn bản nhất – phần mềm giao dịch. Hiện nay Meta Trader đang là phần mềm phổ biến nhất. Bài viết này sẽ hướng dẫn trader cách sử dụng MT4 để vào đặt lệnh Forex với những lệnh căn bản nhất trong Forex.

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
candle-sticks-1-9876660

Tổng quan về Metatrader 4

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các giao dịch ngoại hối cũng như đồng tiền điện tử, các nền tảng giao dịch trực tuyến cũng ngày càng trở nên quen thuộc với cộng đồng người dùng, trong đó có nền tảng phần mềm Metatrader 4 (MT4). Với những trader giàu kinh nghiệm, có thể việc đặt lệnh forex trên nền tảng này đã quá thân thuộc nhưng với những người mới “chập chững” bước chân vào con đường trading forex, phần mềm này rất đáng giá để các bạn bỏ thời gian vào tìm hiểu và trải nghiệm.

Trong bài viết này, Vnrebates sẽ cùng bạn tìm hiểu Metatrader 4 là gì cũng như hướng dẫn đặt lệnh Forex khi giao dịch qua nền tảng Metatrader 4 (MT4) – một trong những phần mềm trading phổ biến nhất hiện nay.

1.    Tổng quan về phần mềm Metatrader 4

a.      Metatrader là gì?

Metatrader 4 là nền tảng giao dịch có hiệu quả cao, dễ sử dụng và được đa số các trader đánh giá tích cực và tin dùng. Đây là phần mềm giao dịch mua bán trực tuyến được MetaQuotes Software cung cấp ra thị trường năm 2005 . Được đánh giá là phần mềm giao dịch forex nhất hiện nay, phần mềm này còn được trang bị các công cụ phân tích kĩ thuật đa dạng và hữu hiệu.

b.     Vì sao Metatrader 4 phổ biến với các trader?

Với MT4, các trader dễ dàng thực hiện các thao tác đóng / mở giao dịch, quản lý tài khoản và sử dụng các chỉ báo phân tích xu hướng giá cũng như thiết lập các chiến lược giao dịch tự động.

MT4 tương thích với cả máy tính cũng như các thiết bị di động. Bạn có thể sử dụng phần mềm này trên PC, điện thoại, Ipad chạy mọi hệ điều hành từ Windows đến Android, IOS… Thậm chí không cần cài đặt, bạn có thể sử dung MT4 ngay trên phiên bản web tại MT4 WebTrader.

MT4 còn hỗ trợ người dùng với tính năng đa ngôn ngữ, cung cấp nhiều công cụ và thị trường, giúp bạn đa dạng hóa danh mục đầu tư. Nó còn có nhiều chỉ báo có sẵn cũng như dễ dàng cài đặt thêm chỉ báo mà bạn muốn. Điều này giúp việc phân tích thị trường của các trader trở nên hiệu quả hơn.

MT4 thường được các broker cung cấp miễn phí tới các khách hàng hoặc bạn cũng có thể sử dụng phần mềm này với mức giá chiết khấu kèm điều kiện duy trì tài khoản tốt.

c.      Một số tính năng nổi bật của MT4

4 tính năng nồi bật của MT4 bao gồm:

  • Bảng giá
  • Navigator
  • Biểu đồ
  • Terminal

Cụ thể như sau:

Tính năng “Bảng giá” trong MT4

Bảng giá là nơi hiển thị danh mục các sản phẩm bạn có thể đầu tư như các cặp tiền tệ, chỉ số chứng khoán, kim loại quý, năng lượng. Các sản phẩm này được trình bày với ký hiệu đi kèm và bảng giá ask và bid.

Khi chọn một ký hiệu, MT4 sẽ cho bạn tùy chọn:

  • Đặt lệnh mới
  • Cửa sổ biểu đồ
  • Biểu đồ Tick
  • Depth of Market
  • Thông số kỹ thuật

Tính năng “Biểu đồ” trong MT4

Mục biểu đồ sẽ thể hiện biến động giá của tài sản bạn muốn giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định. MT4 cung cấp cho bạn biểu đồ dạng nến, thanh giá, dạng đường… Bạn cũng có thể kết hợp nhiều biểu đồ trên 1 màn hình để tiện theo dõi nhiều tài sản nếu muốn. Tương tự, bạn có thể tùy biến biểu đồ với các công cụ phân tích được phần mềm cung cấp.

Tính năng “Navigator” trong MT4

Navigator là nơi trader sử dụng để đăng nhập vào tài khoản giao dịch. Bạn cũng có thể tạo một tài khoản demo để luyện demo trading, thử nghiệm các chiến thuật tại bảng này.

Ngoài ra, navigator còn là nơi để bạn cài đặt thêm các chỉ báo vào biểu đồ. Bạn có thể sử dụng các chỉ báo có sẵn hoặc cài đặt thêm nếu cần.

Tính năng “Terminal” trong MT4

Terminal cho phép các trader có thể truy cập nhanh vào tài khoản và tra cứu lịch sử giao dịch của mình. Bạn có thể kiêm tra các lệnh đang mở/ đang chờ, lịch sử các giao dịch đã thực hiện, những tin tức quan trọng liên quan và danh sách cảnh báo, tin nhắn qua nền tảng…

2.    Các loại lệnh trong Meta trader – Long và Short

Trong phần mềm Meta Trader 4 (MT4) sẽ chia ra làm 2 chức năng chính: Market execution (thực thi lệnh theo thị trường) và Pending Orders (lệnh tạm hoãn).

  • Market execution là loại lệnh sẽ được phần mềm thực hiện ngay trong đợt giá tiếp theo của thị trường. Sau khi trader đặt lệnh này, phần mềm sẽ hiểu, nhận và thực hiện dựa trên giá hiện tại ngay thời điểm đó của thị trường.
  • Pending order là một lệnh trader đặt và sẽ được phần mềm hoãn lại thực hiện chỉ khi nào giá trị trường đã tăng/giảm đúng với giá trị mà trader đã thiết lập. Chức năng pending order bao gồm thêm 2 tính năng phụ nữa là ‘limit order’ và ‘stop order’. Tính năng ‘stop order’ vừa có thể là ‘on-stop entry’ (dừng tại điểm vào lệnh) và vừa có thể là ‘stop loss order’ (lệnh cắt lỗ). Tính năng ‘limit order’ có thể là ‘limit entry’ (giới hạn tại điểm vào lệnh) hoặc là ‘limit profit’ (lệnh chốt lời), lệnh này trong MT4 thường sẽ được gắn tên riêng là ‘Take profit’.

Lưu ý: Đối với chức năng pending order, trader có thể kiểm tra thư mục ‘Expiry’ (quá hạn) bao gồm các lệnh đã được đặt nhưng giá thị trường vẫn chưa được tương xứng để phần mềm thực hiện sau một khoảng thời gian nhất định. Nếu trader không tick chọn tính năng này và giữ ở trạng thái mặc định thì các lệnh được tạm hoãn sẽ nằm đó cho đến khi trader chủ động hủy.

  • Lệnh Long (mua) – trong thuật ngữ, khi trader muốn “long” hoặc gọi là muốn mua khi mà Trader mong đợi thị trường sẽ đi lên, giá tiếp tục tăng. Lúc này thị trường được gọi là đang “bullish”.
  • Lệnh Short (bán) – trong thuật ngữ, khi trader muốn “short” hoặc gọi là muốn bán khi mà trader kì vọng thị trường sẽ đi xuống, giá bị sụt giảm. Lúc này thị trường được gọi là đang “bearish”.

3.    Hướng dẫn đặt lệnh Forex trong Meta Trader 4

Để dễ hiểu, chúng ta thử tưởng tượng là mình đang nhìn biểu đồ và đang muốn tìm điểm vào lệnh để xâm nhập thị trường ngay lúc này. Biểu đồ bên dưới là ví dụ cho cặp AUDUSD, chúng ta đang kỳ vọng thị trường khởi sắc, bullish và giá sẽ tăng. Vì vậy, lúc này ta sẽ vào lệnh ‘Long’ (mua).

đặt-lệnh-forex

Hướng dẫn đặt lệnh Forex trong Meta Trader 4

Để thực hiện lệnh ‘Long’, trader mở phần mềm MT4, click chọn nút “New Order” phía trên bên trái thanh menu. Một khi khung giao diện nhập lệnh hiển thị, chúng ta phải bảo đảm mục ‘Type’ đang được thiết lập là ‘market execution’, rồi sau đó ta click chọn nút ‘Buy by market’, đối với ví dụ này. Riêng trường hợp khác, trader có thể chọn “Sell by Market” nếu trader muốn bán.

đặt-lệnh-forex

Lưu ý:

Trader nhớ phải cân chỉnh mục ‘Volumne’ (khối lượng giao dịch) để quyết định mình muốn vào bao nhiêu lot lệnh.

Giá được phần mềm thực thi ngay tại thời điểm vào lệnh chưa chắc là giá mà trader mong muốn. Do giữa thời điểm trader nhìn thấy giá để đặt lệnh và thời điểm phần mềm bắt đầu nhận diện lệnh thì giá thị trường đã có thể thay đổi, bởi vì giá thay đổi rất nhanh. Vì vậy, nếu trader đặt lệnh bằng chức năng ‘markket excution’ sẽ khá là rủi ro hơn ‘on-stop’ hoặc ‘limit entry’.

a.      Hướng dẫn đặt Stop order (lệnh dừng) trong MT4.

Tiếp tục tưởng tượng là ta đang phân thích thị trường và muốn thực hiện lệnh ‘on-stop order’. Nghĩa là, ta muốn thiết lập để vào lệnh khi giá thị trường rơi đúng vào điểm giá mà ta mong muốn và đã cài đặt.

Nếu trader muốn mua với lệnh ‘on-stop order’ thì trader phải thiết lập giá của lệnh cao hơn giá hiện tại của thị trường. Tương tự, muốn bán với ‘on-stop order’ thì trader phải thiết lập giá của lệnh thấp hơn giá thị trường hiện tại. Khi giá thị trường di chuyển lên/hoặc xuống và cán đúng mức giá mà trader đã thiết lập thì phần mềm sẽ tự động hiểu và vào lệnh.

Trader khi thực hiện các lệnh loại stop entry như thế này thì nhớ phải thiết lập giá cao hơn khoảng chênh lệch giữa giá mua và bán (bid ask spread). Phần mềm sẽ không cho phép trader thiết lập giá nằm trong vùng chênh lệch đó.  Ví dụ như giá của cặp EURUSD đang nằm tại điểm 1.1240/22, trader phải thiết lập giá ngoài khoảng đó. Thông thương, phần mềm MT4 sẽ mặc định cho trader vào lệnh với khoảng cách tối thiểu từ giá hiện tại là 20 pips.

Trong đồ thị ví dụ bên dưới, giả sử ta đang muốn mua cặp AUDUSD bằng lệnh ‘stop entry’ vì ta nghĩ thị trường đang tiềm năng và sẽ đi lên. Lúc này ta sẽ đặt lệnh ‘sopt-entry order’ ngay trên giá thị trường.

đặt-lệnh-forex

Hướng dẫn đặt Stop order (lệnh dừng) trong MT4.

Tương tự lệnh trước, trader vào MT4 và click chọn nút ‘New Order’. Lúc này mục ‘Type’ sẽ chọn là ‘Pending Order’ thay vì ‘Market Execution’. Sauk hi chon ‘Pending Order’, khung giao diện sẽ tăng xuất hiện thêm các lựa chọn cho tính năng phụ này. Bởi vì ta đang muốn mua, ta sẽ chọn tiếp “Buy Stop” và điền vào mức giá mua mình mong muốn (nhớ là phải nằm ngoài vùng chênh lệch của bid ask spread). Ngược lại, muốn bán thì click chọn “Sell Stop”.

đặt-lệnh-forex

b.      Hướng dẫn đặt limit order (lệnh giới hạn)  trong MT4

Thông thường, limit order (lệnh giới hạn) được sử dụng khi trader muốn vào lệnh hồi quy (retracement) cho thị trường.

Để giải thích cho trader hiểu thế này. Cứ cho là ta đang muốn vào lệnh bán ngay tại đường kháng cự, bời vì xu hướng thị trường đang đi xuống và ta đang muốn xâm nhập đợt xu hướng này dựa vào các đợt giá thoái lui (pullback) về lại đường kháng cự. Trader quyết định đặt lệnh limit order ngay tại điểm kháng cự có giá bán mà trader mong muốn (giả sử giá thị trường đang thấp hơn điểm giá đó), thì một khi xảy ra một đợt hồi giá và giá quay trở lên chạm ngay điểm trader đã thiết lập, lệnh ‘limit order’ sẽ được hệ thống thực hiện với tính năng ‘short’ (bán).

Nhìn vào biểu đồ ví dụ bên dưới cho dễ hiểu. Theo đồ thị, trader tin rằng giá sẽ lại giảm nếu nó thoái lui về đường kháng cự ngay tại điểm giá 0.8400. Đoán trước điều này, trader sẽ chọn ‘Pending Order” theo tính năng ‘sell limit’ trong MT4. Một khi giá thoái lui về đúng điểm thiết lập, MT4 sẽ tự động vào lệnh cho trader.

đặt-lệnh-forex

Hướng dẫn đặt limit order (lệnh giới hạn)  trong MT4

Trong hệ thống MT4, Trader chọn nút “New Order”. Mục “Type” lúc này ta sẽ chọn “Pending Order”, nhưng dưới các tiểu mục mới xuất hiện, trader sẽ chọn “Sell limit” và thiết lập giá mình mong muốn (nhớ là phải nằm ngoài vùng chênh lệch của bid ask spread). Thực hiện tương tự cho lệnh “Buy limit” nếu trader muốn mua.

c.      Hướng dẫn đặt lệnh Stop Loss và Take Profit trong MT4

Cuối cùng, trader phải khắc ghi trong đầu là luôn nhớ đặt lệnh Stop loss (cắt lỗ) và Take Profit (chốt lời) mỗi khi vào lệnh mới. Nếu trader không đặt Stop loss thì đồng nghĩa việc trader đang tự mình đếm số đến ngày mình cháy tài khoản. Vì vậy, để biết được đặt Stop Loss như thế nào trong MT4 rất quan trọng. Tương tự cho lệnh Take Profit.

Để đặt 2 lệnh này cũng không có gì quá khó khan. Đây là 2 mục căn bản trong khung giao diện hiển thị mặc định mỗi khi trader vào lệnh. Xem hình dưới:

Một khi trader đã xác định được loại lệnh mình muốn đặt, khối lương giao dịch, điểm stop loss và điểm take profit, v…v….thì trader cứ tự tin chọn “Place” và bắt đầu giao dịch.

đặt-lệnh-forex

Hướng dẫn đặt lệnh Stop Loss và Take Profit trong MT4

Trong bài viết này, Vnrebates đã chia sẻ cùng bạn những kiến thức tổng quan về nền tảng giao dịch Metatrader 4 cũng như hướng dẫn đặt lệnh forex qua nền tảng này. Hi vọng bài viết này đã hướng dẫn trader một cách đầy đủ nhất cách để sử dụng các tính năng căn bản của MT4 một cách hiệu quả. Nếu có thắc mắc, vui lòng để lại bình luận dưới đây.s

Theo Nial Fuller
Tổng hợp theo Vnrebates