Khóa học được đồng tài trợ bởi Broker:

Khóa học Price Action Chuyên sâu

Chiến lược giao dịch theo Gap nâng cao

Bài viết sẽ hướng dẫn bạn về GAP. Bao gồm những ý chính:
1. Gap là gì?
2. Tại sao giá lại xuất hiện gap
3. 5 chiến lược đơn giản sử dụng gap

Trong phạm vi bài viết này tôi sẽ đề cập đến cách sử dụng 5 chiến lược đơn giản sử dụng GAP trong giao dịch Day trading. Vào cuối bài viết, bạn sẽ có thể trả lời được những ý chính sau đây:

  1. Gap là gì
  2. Tại sao giá lại xuất hiện gap
  3. 5 chiến lược đơn giản sử dụng gap

Gap là gì?

Sự khác biệt giữa giá đóng cửa và giá mở cửa gọi là GAP. Một cái gap xuất hiện khi giữa hai giai đoạn bỏ qua một số bước giá nhất định, tạo thành một khoảng trống trên biều đồ giá. Giữa khu vực trống đó không có diễn ra giao dịch nào cả.

Tại sao lại xuất hiện gap?

  • Gap xuất hiện khi có sự mất cân đối lớn giữa cung và cầu. Chẳng hạn như khi Gap up, là do bên mua trở nên quá “hung hãn”, tức là ở đây số lệnh mua tại lúc mở cửa nhiều hơn là số lệnh treo bán. Ngược lại, khi Gap down là khi phe bán đặt lệnh bán quá nhiều, số lệnh bán nhiều hơn hẳn số lệnh mua tại lúc mở cửa. Bởi vì vậy, Giá Gap luôn xuất hiện khi mà có sự mất cân đối giữa cung và cầu
  • Gap cũng thường xuất hiện do cảm tính của các bên tham gia khi xuất hiện bất cứ tin tức chấn động nào trong đêm trước.
  • Dòng tiền lớn đang muốn bỏ qua các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng. Chẳng hạn như nếu họ muốn đẩy giá lên, thì họ vào lệnh đẩy giá lên hẳn khỏi vùng cung (Supply Zone)

GAP hoạt động như một ngưỡng hỗ trợ/ kháng cự

Gap up sẽ hoạt động như một vùng hỗ trợ và Gap down sẽ hoạt động như là một vùng kháng cự.

Lấp Gap (Gap-fill)

Gap fill là trường hợp giá giảm hoặc tăng trở lại và giá trở về mức giá lúc chưa có gap (lấp gap)

Tỷ lệ lấp gap cho gap up càng cao nếu như ngày hôm trước có xu hướng tăng, tương tự, tỷ lệ lấp gap cho gap down cũng tăng nếu như ngày hôm trước có xu hướng giảm.

Thường thì sau khi giá chuyển động để lấp khoảng trống do gap gây ra, thì giá có xu hướng đảo chiều và tiếp tục chuyển động theo xu hướng của GAP trước đó.

Các loại GAP

Gap được chia làm nhiều loại dựa vào biểu hiện của thị trường khi gap xuất hiện

  1. Breakaway Gap
  2. Runaway Gap
  3. Exhaustion Gap
  4. Professional gap
  5. Inside gap

Breakaway GAP là gì?

Breakaway GAP nghĩa là giá phá vỡ các ngưỡng kháng cự hỗ trợ quan trọng dưới dạng GAP. Thường xuất hiện sau khi hoàn thành các mẫu hình quan trọng như phân phối, tích lũy hoặc đảo chiều xu hướng. Khoảng cách GAP không nên được lấp quá nhanh hoặc trong cùng một ngày. Một điểm quan trọng khác là khối lượng giao dịch phải lớn.

Tại sao xuất hiện Breakaway GAP? 

Các tay to biết chính xác vùng kháng cự này ở đâu. Nếu như dòng tiền lớn đang muốn một xu hướng tăng, mong chờ bán ra ở một mức giá cao hơn, thì dĩ nhiên họ mong muốn có một đợt tăng giá. Vậy thì làm thế nào để phá vỡ vùng kháng cự.

  • Sử dụng Gap up, vượt hẳn khỏi vùng cung (supply zone) cũ càng nhanh càng tốt, phương pháp cũ nhưng còn rất hữu dụng, nhằm phá vỡ vùng kháng cự một cách nhanh nhất

Và giờ chúng ta có một dấu hiệu rõ ràng của một xu hướng mạnh. Các tay to dĩ nhiên sẽ không mua ở vùng giá cao, họ đã mua và nắm ở vùng giá thấp.

Họ biết rằng khi mà giá phá vỡ vùng kháng cự cũ sẽ tạo ra làn sóng mua mới. Vì sao?

  • Nhiều nhà giao dịch với vị thế short cược thị trường xuống sẽ mau chóng đóng vị thế lỗ của mình bằng việc mua mới.
  • Nhiều nhà giao dịch mong chờ giá phá vỡ đường kháng cự để mua vào.
  • Nhiều nhà giao dịch đứng ngoài thị trường không tham gia vào xu hướng tăng của thị trường sẽ cảm thấy cảm giác “lỡ tàu” và sẽ mong muốn tham gia vào thị trường khi giá tăng mạnh.

Ở đây bạn có thể thấy rằng giá đã nhanh chóng tăng lên (do gap) nhờ vào dòng tiền lớn, mà quan điểm của họ đối với thị trường đó là thị trường sẽ tăng. Chúng ta đều biết điều này vì khối lượng tăng lên. Khó có khả năng đây là một cái bẫy tăng giá, bởi vì khối lượng lớn giao dịch hỗ trợ cho xu hướng tăng giá.

Nghiên cứu các biểu đồ cho thấy Breakaway gap khi phá vỡ các đường kháng cự và hỗ trợ thì giá thường sẽ tiếp tục xu hướng diễn ra trước đó.

 

Runaway Gap:

Sau khi xu hướng đã được hình thành một thời gian, đâu đó ở giữa xu hướng, sẽ xuất hiện Gap, Gap này gọi là Runaway gap.

Trong một xu hướng tăng, đây là dấu hiệu xu hướng sẽ tiếp tục.

Tương tự trong một xu hướng giảm, đây cũng là dấu hiệu xu hướng giảm vẫn sẽ tiếp tục.

Exhaustion Gap:

Bạn sẽ luôn thấy rằng các gap yếu luôn nằm quanh các điểm kháng cự và hỗ trợ, Gap up quanh kháng cự, Gap down quanh hỗ trợ. Hành động này thường là bẫy để đẩy các nhà giao dịch vào một vị thế lỗ tạm thời, kích hoạt các lệnh stoploss, và khiến các nhà đầu tư hoảng loạn và đưa ra những quyết định sai lầm.

Chẳng hạn, như khi gần kết thúc một giai đoạn uptrend, exhaustion Gap xuất hiện. Tuy nhiên, khoảng cách tăng đó nhanh chóng biến mất và giá mau chóng giảm thấp hơn so với trước khi có exhaustion gap. Điều này thường cho thấy xu hướng tăng đã kết thúc và lực cầu đã không còn áp đảo. Exhaustion gap thường đi kèm với khối lượng giao dich cực lớn.

Professional GAP:

Những cái gap này xuất hiện ngay khi bắt đầu xu hướng. Thường chủ yếu xuất hiện quanh vùng cung và cầu (Gap up ở quanh vùng cầu và gap down ở quanh vùng cung) khi giá tiệm cận với vùng cung và vùng cầu mạnh.

.

Inside gap

Gap xuất hiện nhưng vẫn ở trong biên độ dao động ngày hôm trước. Thường thì gap dạng này sẽ được lấp gap ngay trong ngày.

Dù thế nào đi nữa, cần quan sát khối lượng, khối lượng thấp có thể là những cái bẫy tăng hoặc bẫy giảm giá.

Chiến lược giao dịch theo gap

Có ba yếu tố cần theo dõi để xác định Gap là thật hay là bẫy, đó là Khối lượng, Giá mở cửa và Pullback

Giá mở cửa và Pullback

Sau khi Gap up xuất hiện

  • Pullback phẳng, thị trường đang đi ngang, giá gần với giá cao nhất trong ngày -> Tín hiệu mua mạnh.
  • Pullback yếu, nhưng giá đóng cửa trên mức giá cao nhất ngày hôm trước -> Tín hiệu mua
  • Pullback mạnh nhưng giá đóng cửa dưới mức cao nhất ngày hôm trước -> Tín hiệu bán

Nếu giá tạo gap up nhưng sau đó xuất hiện việc bán tháo và giá duy trì dưới mức giá mở cửa, thì nhiều khả năng giá đã đạt mức cao nhất trong ngày. Ngược lại, nếu giá tạo gap up và giảm giá sau đợt tăng giá tạo gap up vào buổi sáng, nhưng sau đó giá tăng lại và vượt qua mức giá mở cửa, thì nhiều khả năng đây không phải là bẫy gap và giá có khả năng sẽ tạo đỉnh mới trong ngày.

Khối lượng 

  • Khi xem xét gap có hợp lý hay không thì việc xem xet khối lượng là một việc rất quan trọng. Nếu như giá tạo gap up đồng thời với khối lượng lớn, giá luôn duy trì trên mức giá mở cửa vào buổi sáng, đây là một dấu hiệu cho thấy giá có nhiều khả năng tiếp tục tăng giá trong uptrend. Nếu không thỏa các điều kiện trên thì có thể đó là một cái bẫy tạo gap up
  • Nếu như khối lượng tăng lên sau khi tạo gap up và giá lập tức gặp áp lực bán, thì có khả năng việc tăng khối lượng này là một dấu hiệu cho thấy người bán đang bán ra.
  • Nếu như khối lượng lớn ngay thanh gap up, và giá tiếp tục tăng cao hơn, như vậy thì nhiều khả năng là do lực mua lớn từ bên mua làm tạo ra gap up ngay từ đầu. Dòng tiền lớn sẽ hỗ trợ cho giá nếu như họ đang nắm vị thế mua, hoặc sẽ đẩy giá xuống lập tức nếu họ nắm giữ vị thế bán. Dòng tiền lớn sẽ không mua đuổi giá khi giá tăng mạnh vào buổi sáng trừ khi họ có lý do nào đó để làm như vậy.

Chiến lược vào lệnh của chúng ta dựa trên 2 loại gap:

  1. Outside gap (thị trường mở cửa với giá nằm ngoài mức giá dao động ngày hôm trước)
  2. Inside gap (thị trường mở cửa với giá vẫn nằm trong mức dao động giá của ngày hôm trước)

Outside gap

  1. Chiến lược GAP và GO: Dựa trên giả thiết tất cả gap đều không được lấp trong ngày

Những tiêu chí của chiến lược GAP và GO

  1. Giá gap up cao hơn mức giá cao của ngày hôm trước
  2. Chờ nến đầu tiên hoàn thành
  3. Khối lượng phải lớn và hỗ trợ xu hướng của gap
  4. Đánh dấu mức giá mở cửa
  5. Mở vị thế khi giá phá vỡ mức giá cao nhất trong ngày
  6. Giá nên cao hơn vwap

2. Chiến lược sử dụng sự đảo chiều khi lấp gap

Khi thị trường tạo gap up, thì gap hoạt động như một mức hỗ trợ cho bất kì xu hướng đảo chiều nào. Nếu việc test gap với khối lượng không đủ lớn chứng tỏ xu hướng giảm giá không đủ mạnh so với xu hướng tăng giá do gap, trong trường hợp này gap trở thành ngưỡng hỗ trợ cho bất kì xu hướng tăng giá nào.

  1. Chờ khi giá gap up.
  2. Chờ giá giảm quay trở lại mức giá đóng của ngày hôm trước và lấp gap.

2 loại pullback

  1. Giá tạo gap up ở trên giá mức cao nhất ngày hôm trước hoặc nằm bên dưới mức giá thấp nhất ngày hôm trước, và sau đó xuất hiện thanh pin bar để lấp gap, khối lượng tại thanh pin bar phải đủ lớn.
  2. Cây nến gap up thứ 2 xuất hiện và giá giảm để lấp gap, phải mất hơn 2 nến để thực hiện quá trình này, và khối lượng phải giảm
  3. Sau đó bạn phải chờ đợi dấu hiệu xem xu hướng có đủ mạnh không và mở vị thế.
  4. Giá của bất kỳ nến nào trong khung thời gian 5 phút không nên nằm trong biên dao động giá của ngày hôm trước.
  5. Bạn đặt stoploss tại điểm thấp nhất của nến.

3. Chiến lược sử dụng sử dụng đảo chiều sau gap

Mô hình xuất hiện ở trên cùng hoặc ở đáy hoặc khi nằm gần bất kỳ vùng cung cầu mạnh nào.

Quá trình này thực hiện như sau

  1. Cần phải tồn tại một xu hướng tăng tồn tại trong ít nhất vài phiên trước đó nhằm xác định được vùng cung (supply zone). Một khi xuất hiện giá gap up tiến gần tới vùng cung mạnh đều cho một cơ hội short với tỷ lệ thanh công cao.
  2. Hoặc là gap up xuất hiện tới vùng cung mạnh trong một thị trường trong xu hướng giảm cũng cho một cơ hội short.
  3. Sau khi gap up hình thành và giá giảm vượt qua mức đóng cửa ngày hôm trước cũng cho tín hiệu short.
  4. Mức stoploss là giá thấp nhất gần mức bạn mở vị thế.

4 & 5. Chiến lược giao dịch Inside GAP

Giả sử rằng bạn đang có thị trường ở một xu hướng giảm, và hôm trước là một ngày giảm điểm. Hôm nay giá tạo gap up nhưng vẫn trong vùng giá cũng ngày hôm trước, vậy cơ hội cho chúng ta có thể là

  • Gap up để short
  • Gap up để long

Trong một xu hướng giảm giá của thị trường, khi một gap up xuất hiện, thì tỷ lệ cược cho việc short sau gap up rất cao nếu thị trường đưa ra bất kì tín hiệu đảo chiều nào. Nói cách khác, trong một thị trường giảm điểm thì khả năng tìm kiếm lợi nhuận cho vị thế mua rất thấp.

Nếu giá và sau đó xuất hiện hiện tượng bán tháo và giá duy trì dưới mức giá mở cửa sau khi tạo gap vào buổi sáng, thì có thể giá đã đạt mức cao trong ngày. Tuy nhiên, nếu giá tăng trở lại sau đợt giảm giá buổi sáng, xuất hiện lực mua và vượt qua mức giá mở cửa vào buổi sáng thì đánh dấu đây không phải là một bẫy gap, giá có khả năng đạt mức cao mới trong ngày.

 

Ngược lại trong up trend, gap down có thể cho cơ hội mua hoặc bán.

Gap up short trong xu hướng giảm 

  • Thị trường xu hướng giảm điểm
  • Chờ ít nhất 5 phút, đánh dấu mức giá mở cửa
  • Sau 5 phút, chờ xem có sự đảo chiều về giá hay không, xác nhận xu hướng giảm giá trong ngắn hạn, liệu đây có phải là một bẫy gap do các tay to làm ra hay không.
  • Mở vị thế short sau cây nến đầu tiên
  • Khối lượng giao dịch phải thấp, nếu như giá thật sự tăng cao sau gap up, thì khối lượng phải lớn để xác nhận. Do đó, nếu giá giảm dưới mức giá mở cửa trong khi khối lượng giao dịch thấp, có khả năng đây là một cái bẫy gap được sắp đặt.

 

Hãy phân tích trường hợp gap down long trong uptrend qua đồ thị dưới đây

Gap up long trong downtrend

Làm sao biết khi nào gap là thật và khi nào là bẫy gap

  • Thị trường mở cửa với một gap up, khối lượng giao dịch phải lớn để giá có thể tiếp tục tăng cao hơn, khi dòng tiền xác nhận hỗ trợ giá tăng bằng việc mua thêm vào.
  • Chờ xác nhận xem giá có luôn tăng trên mức giá mở cửa buổi sáng hay không, nếu có thì gap này là thật.
  • Mở vị thế long
  • Hoặc bạn có thể mở vị thế tại mức giá thấp nhất ngày hôm trước khi mà giá giảm và test thành công mức giá này

NOTE: –Kỹ thuật này rất rủi ro, vì chúng ta chống lại xu hướng của thị trường, cần kiểm tra kỹ trước khi mở vị thế.

 

Tổng hợp bởi VnRebates

Thảo luận
Khóa học Price Action Chuyên sâu

Khóa học Price Action Chuyên Sâu (Kết hợp Phân tích Khối Lượng - Volume Action)

Bài 1:
Thị trường hoạt động như thế nào và điều gì làm giá di chuyển?
Bài 2:
Cách giao dịch với Dòng tiền lớn
Bài 3:
Cách phân tích Nến nâng cao (Phần 1)
Bài 4:
Cách phân tích Nến nâng cao (Phần 2)
Bài 5:
Cách phân tích chuyên sâu về Price Action (Phần 1)
Bài 6:
Cách phân tích chuyên sâu về Price Action (Phần 2)
Bài 7:
Cách giao dịch tại Vùng Cung và Vùng cầu
Bài 8:
Cách giao dịch với Hỗ Trợ/Kháng cự chuyên sâu
Bài 9:
Phân tích Sóng Đẩy và Sóng Hồi chuyên sâu
Bài 10:
Mô hình Đầu và Vai chuyên sâu
Bài 11:
Cách phân tích chuyên sâu Đa Khung thời gian
Bài 12:
Cách giao dịch Price Action chuyên sâu khi thị trường Sideways
Bài 13:
Cách giao dịch Price Action chuyên sâu trong thị trường có xu hướng
Bài 14:
Chiến lược giao dịch Pullback nâng cao
Bài 15:
Chiến lược giao dịch theo Trendline nâng cao
Bài 16:
Chiến lược giao dịch theo Breakout nâng cao
Bài 17:
Chiến lược giao dịch theo Pin Bar nâng cao
Bài 18:
Chiến lược giao dịch theo Gap nâng cao
Bài 19:
Lưu ý khi phân tích khối lượng (Volume) trong thị trường Forex
Bài 20:
Ba nguyên tắc khi phân tích theo Khối lượng (Volume)
Bài 21:
Hiểu Cấu trúc thị trường (Market Structure) với phân tích Volume
Bài 22:
Phương pháp VSA (Volume Spread Analysis) là gì và các mẫu hình cơ bản
Bài 23:
Ứng dụng VSA và Testing để tìm kiếm các cơ hội vào lệnh
Bài 24:
Ứng dụng Spring và Upthrust theo VSA