Khóa học Price Action Chuyên sâu

Cách giao dịch tại vùng cung và cầu

Bài viết hướng dẫn chi tiết các bạn cách xác định vùng cung và cầu, đồng thời sử dụng các vùng này vào trong giao dịch một cách chuyên sâu

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí

Làm sao giao dịch với vùng Cung và  Cầu (Supply and Demand Zone)

Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày làm sao giao dịch trong vùng cung và cầu một cách chi tiết. Chúng ta sẽ đi theo lần lượt những điểm chính:

  1. Cấu trúc của thị trường vùng cung và cầu là gì?
  2. Cách kiếm những vùng cung và cầu?
  3. Những kiểu vùng cung và cầu khác nhau
  4. Làm sao đo độ mạnh của các vùng
  5. Khi nào thì vùng cung và cầu bị phá vỡ?
  6. Làm sao giao dịch với vùng cung và cầu?
  7. Những mẹo hỗ trợ cho việc giao dịch trong vùng cung và cầu

1. Cấu trúc của thị trường vùng cung và cầu là gì?

1.1 Cấu trúc của thị trường là gì?

Trên thị trường, cấu trúc thị trường được hình thành bởi giá. Và giá sẽ phải trải qua các giai đoạn sau

  1. ACCUMULATION: Tích lũy
  2. REACCUMULATION: Tái tích lũy
  3. UPTREND: Xu hướng tăng
  4. DISTRIBUTION: Phân phối
  5. REDISTRIBUTION: Tái phân phối
  6. DOWNTREND: Xu hướng giảm

ACCUMULATION – Tích lũy: dòng tiền lớn hấp thụ những nguồn cung nhỏ lẻ trên thị trường bằng cách mua vào chúng, giai đoạn này được gọi là giai đoạn tích lũy.

TREND UP – Xu hướng tăng: Dòng tiền lớn đẩy mạnh vào làm xu hướng giá tăng lên

DISTRIBUTION – Phân phối: Các Big Players với Dòng tiền lớn của mình sẽ bắt đầu bán dần để thu lời khi giá tăng lên cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ một cách im lặng

1.2 Quy luật cung cầu là gì?

Tất cả các thị trường tài chính đều vận hành theo quy luật chung là quy luật cung cầu.

Quy tắc cầu – Giá của món hàng cao hơn thì càng ít người muốn mua hơn (Người mua không muốn mua cao) và giá thấp hơn sẽ tạo ra nhiều nhu cầu hơn (Người mua muốn mua giá rẻ).

Quy tắc cung – Giá của món hàng càng cao thì càng nhiều người muốn bán (Người bán muốn bán giá cao) và giá thấp thì sẽ có lực cung yêu hơn (Người bán không muốn bán ở giá thấp)

1.3 Vùng cung và cầu là gì? 

Cung – Cầu thực chất là những vùng hỗ trợ và kháng cự

Trong biểu đồ này ta có thể thấy vùng cầu (Vùng hỗ trợ) và vùng cung (Vùng kháng cự). Cái chúng ta cần tìm ở đây là những vùng giá mà ở đó cung vượt cầu hoặc cầu vượt cung.

  • Đầu tiên ta có thể thấy đầu tiên là vùng cung. Khi thị trường tăng mạnh lên vùng cung, giá sẽ giảm xuống. Sau đó, bạn có thể kiếm tiền bằng cách mở vị thế bán khống (Short).
  • Sau đó thị trường sẽ có sự điều tiết vào vùng cầu. Với sự hỗ trợ từ những lực cầu, giá sẽ tăng trở lại. Ở đây, ta có thể kiếm lợi nhuận bằng vị thế mua (Long).
  • Nếu vùng cung bị phá vỡ thì có khả năng nó sẽ trở thành vùng cầu, sẽ có những nhịp điều chỉnh lại kiểm tra lại vùng cầu và bạn có thể vào vị thế mua mới.

2. Làm thế nào để tìm kiếm Vùng cung và cầu? 

2 bước chính để xác định vùng cung và cầu

  1. Quan sát biểu đồ và cố gắng tìm ra những CÂY NẾN LỚN (Nến Master) – Cho thấy giá đã chuyển động mạnh.
  2. Xác định khu vực (Thường là ở giai đoạn sideway – đi ngang) từ điểm giá bắt đầu tăng nhanh.

2.1 Những kiểu vùng cung và cầu khác nhau

Ở trong thực tế ta sẽ thấy khá nhiều mẫu hình vùng cung và cầu khác nhau. Một vài mẫu hình thường thấy được liệt kê:

Xu hướng tiếp diễn khi chạm vùng

  1. RALLY BASE RALLY(RBR): Xu hướng sau khi kiểm tra lại vùng và tiếp tục xu hướng tăng
  2. DOWN BASE DOWN (DBD): Xu hướng sau khi kiểm tra lại vùng và tiếp tục xu hướng giảm

Xu hướng đảo chiều khi chạm vùng

  1. RALLY BASE DROP (RBD): Xu hướng sau khi kiểm tra lại vùng và đảo chiều thành xu hướng giảm
  2. DOWN BASE RALLY (DBR): Xu hướng sau khi kiểm tra lại vùng và đảo chiều thành xu hướng tăng

Vùng Flip

Khi mà vùng cầu (Supply zone) trở thành vùng cung (Demand zone) và ngược lại.

2.2 Các vùng cung và cầu trên cùng 1 biểu đồ

Giờ chúng ta sẽ gom tất cả mẫu hình vào một biểu đồ

3. Sức mạnh của vùng cung và cầu 

3.1 Làm thế nào mà giá rồi khỏi những vùng này? Ta quan sát SỨC MẠNH CỦA GIÁ.

Theo logic: Khi mà giá dịch chuyển khỏi vùng cung cầu (Supply Demand zone) càng mạnh thì sẽ tạo ra sự mất cân bằng cung cầu càng lớn. Việc này được diễn ra thường do dòng tiền lớn tác động.

3.2 Mất bao lâu để giá di chuyển quanh những vùng này? THỜI GIAN NẰM TẠI ZONE

Theo logic: Khi giá ở quanh vùng cung cầu càng ít thời gian, càng có nhiều khả năng cao sẽ có sự mất cân bằng cung cầu. Việc này cũng do dòng tiền lớn tham gia vào.

Tại mức giá mà cung và cầu càng mất cân bằng thì giá sẽ lưu lại vùng này càng ít và bị đẩy ra nhanh hơn.

3.3 Giá sẽ rời khỏi vùng này bao xa trước khi quay trở lại Retest?

Theo logic: Nếu giá đi càng xa rồi quay lại Retest vung ban đầu thì ta sẽ có được một tỷ lệ Risk – Reward càng tốt. Vì lúc đó ta có cơ sở để Short (Bán) và đặt mục tiêu lợi nhuận tiếp theo của mình ở đâu vì lúc này ta đã biết Bên Mua đang nằm ở đâu rồi.

3.4 Giá Retest lại vùng cung cầu (Supply Demand zone) bao nhiêu lần?

Khi giá Retest lại vùng cung cầu lần đầu tiên là thời điểm tốt nhất để mở vị thế thì thường nó sẽ là đợt mạnh nhất

Cứ mỗi lần giá quay lại Retest vùng cung cầu thì nó lại hấp thụ đi một ít sức mạnh và làm cho vùng này càng yếu đi.

3.5 Khi nào vùng cung cầu bị phá vỡ?

Khi mà vùng cung cầu bị Retest lại nhiều lần hoặc giá đang trong một xu hướng mạnh thì vùng cung cầu này có khả năng cao sẽ bị phá vỡ. Có thể là do sau nhiều lần Retest vùng này làm cho lượng hàng cung cầu đã cạn kiệt, hoặc là do có một dòng tiền quá lớn đổ vào làm phá vỡ các vùng này.

Price Action lúc này sẽ có các kịch bản như sau:

  • Nếu như giá chuyển động lại gần các vùng cung cầu và neo ở đó, ko bị đẩy ngược lại quá nhiều thì khả năng cao là sẽ Break được
  • Giá di chuyển rất mạnh tới và Break ngay vùng này
  • Giá quay lại test vùng này với khối lượng giao dịch thấp

4. Làm thế nào để vào lệnh tại vùng cung và cầu theo Price Action 

  1. Sử dụng khung thời gian lớn để tìm vùng cung cầu và chờ cho giá đến vùng này
  2. Chờ xem giá có tín hiệu nào Breakout hay bị Từ Chối được vùng này không
  3. Chú ý đến các tín hiệu đảo chiều
  4. Chú ý là nên vào lệnh theo xu hướng chính của thị trường hiện tại:
  • Giả sử đang xu hướng giảm, ta chờ khi giá tăng tới vùng cung, sau đó nếu có tín hiệu đảo chiều thì mở vị thế Short (Bán)
  • Đồng thời, cũng cần chú ý rằng khi giá Retest mà tín hiệu đảo chiều xuất hiện cùng Khối lượng giao dịch thấp thì khả năng cao ta sẽ có một lệnh trade thành công cao

Mẹo: Nếu bạn giao dịch trong ngày thì đỉnh và đáy của ngày hôm trước chính là vùng cung và cầu. Chú ý quan sát sự chuyển động của giá quanh các vùng này.

Hãy làm một ví dụ

Tìm vùng cung và cầu ở khung thời gian cao hơn

Chẳng hạn như chúng ta sử dụng khung thời gian 1 giờ để tìm các vùng này.

Nhìn vào bức tranh tổng thể

  1. Xu hướng tăng hay giảm? Chúng ta sẽ ở bên nào?
  2. Vùng cung và cầu nằm ở đâu?

Chúng ta sẽ chẳng muốn mở vị thế Mua ở dưới vùng cung (Supply zone) đâu.

4.1 Khi giá chạm tới vùng cầu 

Chúng ta sẽ muốn thấy vài dấu hiệu Price Action bên dưới để xác nhận có sự tồn tại của Vùng Cầu tại đó

  1. Momentum giảm (Thể hiện qua Độ dài của đuôi và thân nến giảm)
  2. Các đuôi nến ngắn lại
  3. Pha trộn nhiều nến xanh và đỏ với nhau trong vùng

Cách vào lệnh:

4.2 Điểm vào lệnh từ mẫu hình nến

Những mẫu hình nến sử dụng tại các vùng cung cầu

  1. PIN BAR
  2. ENGULFING
  3. OUTSIDE BAR

Hãy luôn nhớ rằng, “trend is your friend” –  bạn nên giao dịch theo xu hướng chính của thị trường.

Tổng hợp bởi VnRebates