Khóa học được đồng tài trợ bởi Broker:

Khóa học Price Action Chuyên sâu

Ứng dụng Spring và Upthrust theo VSA

Spring xảy ra khi giá falsebreak 1 vùng hỗ trợ, giá đi xuống thủng vùng hỗ trợ và nhanh chóng đi ngược lên. Nếu bán ra khi thấy giá phá vỡ hỗ trợ, nhiều trader sẽ bị dính bầy “bear trap”. Ngược lại, Upthrust hình thành khi giá falsebreak 1 vùng kháng cự, chọc thủng kháng cự rồi nhanh chóng đi xuống. Nếu trader nào mua theo breakout, thì sẽ bị “bull trap”. Trading sử dụng Spring và Upthrust rất hiệu quả, nhưng luôn luôn cẩn trọng quan sát bối cảnh thị trường xung quanh vùng hỗ trợ và kháng cự đó. Cùng tìm hiểu cách giao dịch Price Action nâng cao sử dụng Spring và Upthrust.

Trong bài viết này, tôi sẽ thảo luận về một chiến lược giao dịch theo khối lượng giao dịch trong Forex  (VSA – Volume Spread Analysis) đó là Spring và Upthrust . Chi tiết bài thảo luận hôm nay sẽ gồm các phần sau:

  • Spring là gì?
  • Logic phía sau Spring
  • Một số yếu tố để xác định Spring
       >> Spring và Xu hướng
       >> Spring và Khối lượng giao dịch
       >> Spring và Follow-through (Nến theo sau)
  • Khi nào nên tránh giao dịch sử dụng Spring
  • Các ví dụ giao dịch sử dụng Spring

Spring là gì?

Spring hình thành khi: (ngược lại là Upthrust (UT))

  • Giá giảm xuống dưới mức hỗ trợ nhưng sau đó tăng lại và đóng cửa mở mức cao hơn mức hỗ trợ
  • Tín hiệu theo sau đó nên là cây nến tăng
  • Không phải tất cả Pin bar tăng là Spring nhưng tất cả Spring đều là Pin bar tăng.

 

 

 

Logic đằng sau Spring

Spring là một ví dụ cụ thể nhất về “bear trap” – “bẫy giảm giá”. TẠI SAO? Bởi vì giá giảm dưới mức hỗ trợ thường dùng để báo hiệu sự tiếp tục của xu hướng giảm. Nhưng trong thực tế, sự giảm giá dưới mức hỗ trợ này lại đánh dấu sự kết thúc của xu hướng giảm, dùng để “bẫy” những trader mà sell sau cùng.

Sức mạnh của Bên Bán có thể được đánh giá bằng Độ sâu của giá khi đâm thủng qua dưới mức hỗ trợ và Khối lượng giao dịch tại đó.

Spring là hiện tượng giá đâm thủng mức Hỗ Trợ với Khối lượng giao dịch ở mức Thấp hoặc Trung bình, chứ không phải là Breakout, vì nếu muốn Breakout thì giá phải đi kèm với một khối lượng giao dịch lớn. Spring chỉ cho thấy giá đang cố gắng phá vỡ và thất bại. Đây là 1 dấu hiệu quan trọng thể hiện sức mạnh tăng của giá (sign of strength)

Một số yếu tố để xác định Spring

Spring và xu hướng

Trong 1 xu hướng tăng giá & Pullback

  • Khi Spring xuất hiện trong một xu hướng tăng, chúng ta vào lệnh mua.
  • Spring xuất hiện tại Vùng hỗ trợ mà trước đó là Kháng cự là một tín hiệu mua tuyệt vời
  • Spring xuất hiện tại các Mức thoái lui Fibonacci cũng hoạt động tốt

Trong 1 xu hướng giảm giá

Trong một xu hướng giảm, khi tín hiệu Spring xuất hiện thì chúng ta cần Testing (kiểm tra) lại Spring đó trước khi chúng ta có thể mua.

Điều kiện

  • Hãy chắc chắn rằng xu hướng trước đó đã kết thúc
  • Bối cảnh thị trường: Bối cảnh cực kỳ quan trọng, bạn nên tìm thấy các tín hiệu Sức mạnh thị trường với các hiện tượng như Stopping Volume, Selling Climax hoặc kết thúc thị trường giảm (end of falling market)
  • Sau đó xuất hiện Spring và Spring đã được test

Spring và Khối lượng giao dịch

Spring với khối lượng giao dịch thấp

Khối lượng giao dịch của Spring phải nhỏ hơn ở cây nến – Nơi mà trước đó giá tạo nên mức hỗ trợ này. Khối lượng thấp cho thấy người bán đã kiệt sức và sau Spring loại này thì ta nên mua ngay lập tức.

Spring với khối lượng giao dịch lớn

Khối lượng giao dịch lớn cho thấy Cầu đang tăng cao, thì nếu chung với xu hướng hiện tại là đang tăng thì Spring này cũng nên được mua ngay lập tức.

Còn nếu xu hướng hiện tại là giảm, thì Khối lượng lớn cho thấy sự hiện diện của bên bán và có nhiều khả năng thị trường sẽ test lại spring ngay sau đó hoặc sau một vài điều chỉnh.

Có 2 tiêu chí phải được đáp ứng nếu muốn BUY trong đợt Test theo sau Spring.:

  • Trước hết, khối lượng giao dịch trong đợt test phải thấp hơn so với bản thân Spring. Nếu không, không có gì chứng minh được và không nên mua.
  • Thứ hai, giá phải giữ ở mức cao hơn trong đợt test so với Spring

Nếu cả 2 tiêu chí này được đáp ứng thì ta có thể vào lệnh Buy trong đợt test của Spring. Ngay sau khi test, giá sẽ bắt đầu một đợt tăng mới.

Spring và Follow-through (Tín hiệu nến theo sau)

HÀNH ĐỘNG GIÁ NÀO NÊN THEO SAU SPRING? Nếu sau một Spring mà giá không tăng sau đó và chỉ neo gần với mức thấp nhất của Spring thì có thể có gì đó không đúng đang xảy ra

Khi nào nên tránh giao dịch Spring

Khi bối cảnh thị trường thay đổi

Nguồn cung (Bên bán) đang chiếm ưu thế

Trong một xu hướng giảm mạnh với Sóng Giảm (gồm các Cây nến giảm đi kèm Volume tăng) cho thấy đang có nhiều Cung hơn so với Sóng Tăng thì tỷ lệ thành công của Spring thấp hơn.

  • Momentum nên yếu dần khi giá tiếp cận mức hỗ trợ và Spring cho thấy sức mạnh => đây là bối cảnh thị trường tốt.
  • Nếu động lượng tăng khi tiếp cận hỗ trợ và tiếp theo là một tín hiệu Spring => bối cảnh thị trường không thể hiện sức mạnh và Spring không đáng tin cậy.

Sóng tăng cuối cùng (Last swing high)

Khoảng cách giữa mức Swing High (trong một xu hướng tăng) hoặc các Swings Low (trong một xu hướng giảm) gọi là Thrust.

  • Nếu Thrust tăng là dấu hiệu của xu hướng mạnh.
  • Nếu Thrust giảm là một dấu hiệu của xu hướng yếu.

Nếu con sóng tăng cuối cùng (last swing high) thể hiện Cầu đang giảm thông qua việc Giá vẫn tăng nhưng khối lượng giảm -> Tỷ lệ thành công của Spring sẽ thấp hơn

 

Ví dụ giao dịch sử dụng Spring

(Áp dụng ngược lại cho UPTHRUST)

Trên đây là chiến lược sử dụng Spring và Upthrust theo VSA. Nếu có câu hỏi nào hoặc có điều gì muốn chia sẻ, chúng tôi luôn sẵn sàng hồi đáp! Chúc bạn đầu tư thành công!

Tổng hợp bởi VnRebates

Thảo luận
Khóa học Price Action Chuyên sâu

Khóa học Price Action Chuyên Sâu (Kết hợp Phân tích Khối Lượng - Volume Action)

Bài 1:
Thị trường hoạt động như thế nào và điều gì làm giá di chuyển?
Bài 2:
Cách giao dịch với Dòng tiền lớn
Bài 3:
Cách phân tích Nến nâng cao (Phần 1)
Bài 4:
Cách phân tích Nến nâng cao (Phần 2)
Bài 5:
Cách phân tích chuyên sâu về Price Action (Phần 1)
Bài 6:
Cách phân tích chuyên sâu về Price Action (Phần 2)
Bài 7:
Cách giao dịch tại Vùng Cung và Vùng cầu
Bài 8:
Cách giao dịch với Hỗ Trợ/Kháng cự chuyên sâu
Bài 9:
Phân tích Sóng Đẩy và Sóng Hồi chuyên sâu
Bài 10:
Mô hình Đầu và Vai chuyên sâu
Bài 11:
Cách phân tích chuyên sâu Đa Khung thời gian
Bài 12:
Cách giao dịch Price Action chuyên sâu khi thị trường Sideways
Bài 13:
Cách giao dịch Price Action chuyên sâu trong thị trường có xu hướng
Bài 14:
Chiến lược giao dịch Pullback nâng cao
Bài 15:
Chiến lược giao dịch theo Trendline nâng cao
Bài 16:
Chiến lược giao dịch theo Breakout nâng cao
Bài 17:
Chiến lược giao dịch theo Pin Bar nâng cao
Bài 18:
Chiến lược giao dịch theo Gap nâng cao
Bài 19:
Lưu ý khi phân tích khối lượng (Volume) trong thị trường Forex
Bài 20:
Ba nguyên tắc khi phân tích theo Khối lượng (Volume)
Bài 21:
Hiểu Cấu trúc thị trường (Market Structure) với phân tích Volume
Bài 22:
Phương pháp VSA (Volume Spread Analysis) là gì và các mẫu hình cơ bản
Bài 23:
Ứng dụng VSA và Testing để tìm kiếm các cơ hội vào lệnh
Bài 24:
Ứng dụng Spring và Upthrust theo VSA