VNREBATES

Tuần lễ khủng hoảng – Ngân hàng Trung ương Châu Âu dừng mua Trái phiếu

20.12.2021, 15:51 10 phút đọc

Một tuần lễ sôi động với những nội dung đáng chú ý sau: Các trader sẽ trải qua giai đoạn khó khăn từ đây đến hết tuần lễ giáng sinh vì ảnh hưởng từ quyết định của ngân hàng Trung ương Châu Âu. Kết thúc buổi họp, sau tuyên bố của Cục dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) về việc thắt chặt đồng tiền USD đã tác động lớn đến thị trường.

Một tuần lễ sôi động với những nội dung đáng chú ý sau: Các trader sẽ phải trải qua giai đoạn khó khăn từ đây đến hết tuần lễ giáng sinh vì ảnh hưởng từ quyết định của ngân hàng Trung ương Châu Âu. Kết thúc buổi họp, Cục dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) tuyên bố thắt chặt đồng tiền USD đã tác động lớn đến thị trường. Khi chương trình nghị sự của Mỹ quá bận rộn khi giải quyết vấn đề về đồng USD nên giai đoạn khó khăn này có thể sẽ không thể kết thúc trong tương lai gần. Trong khi đó, cổ phiếu có thể sẽ tăng giá trở lại vào cuối năm nay nếu ngân hàng Trung ương Trung Quốc quan tâm đến lời kêu gọi cắt giảm lãi suất.

Liệu Australia, Canada và New Zealand có thể được lợi gì sau những tuyên bố này?

Một năm ảm đạm đến kì lạ đối với thị trường tiền tệ hàng hóa (commodity). Đầu năm 2021, Đồng Đô-la Úc và New Zealand đã có thời điểm tăng cao nhưng lại rơi vào thời điểm đóng cửa không thể ngờ tới do dịch Covid và với sự phục hồi kinh tế của Mỹ đã làm giảm đi sức hấp dẫn đồng Đô-la của họ. Còn với đồng Đô-la Canada đã tăng nhẹ lên và có thể sẽ không thay đổi cho đến cuối năm nay.

Một năm thất vọng của thị trường Tiền tệ hàng hoá

Sau những thay đổi của Fed, với bối cảnh thị trường lao động của Canada phục hồi mạnh mẽ cộng thêm việc lãi suất được tăng sớm hơn dự kiến có lẽ sẽ làm Ngân hàng Trung ương Canada cảm thấy thoải mái hơn. Phải đến thứ năm này việc thắt chặt tiền tệ mới có thể củng cố thêm số liệu doanh số bán lẻ vào thứ ba và GDP hàng tháng được in cho tháng 10 trước đó.

Tỷ lệ thất nghiệp ở Úc cũng đang giảm nhanh sau những hạn chế của hậu Covid. Nhưng ngay cả khi các thị trường không bị thuyết phục bởi sự “ôn hòa” của RBA, người Úc vẫn không nên kỳ vọng quá nhiều khi các nhà hoạch định chính sách không có ý muốn định giá lại đợt tăng lãi suất vào giữa năm 2022.

Vào thứ ba này, văn bản cuộc họp tháng 12 của RBA sẽ được công bố và có thể sẽ tiết lộ thêm thông tin liên quan đến việc liệu có bất kỳ cuộc thảo luận nào về vấn đề chấm dứt mua trái phiếu vào tháng hai hay không, điều này sẽ giúp cho việc tăng lãi suất sẽ được diễn ra sớm hơn.

Tại New Zealand, khối lượng giao dịch của tháng 11 sẽ bắt đầu vào thứ hai này nhưng người dân New Zealand có vẻ không quá quá mặn mà về vấn đề này.

PBOC có thể cắt giảm lãi suất

Thực ra, đối với người New Zealand có một tin quan trọng hơn là giờ đây các đối thủ nguy hiểm của họ sẽ là tài sản của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc. Còn với PBOC (Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc) vào thứ Hai này sẽ đưa ra quyết định có nên cắt giảm lãi suất hay không trong bối cảnh thị trường ở Trung Quốc tăng trưởng tương đối chậm chạp. Do đó, áp lực ngày càng gia tăng đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc khi phải làm nhiều thứ hơn nữa để kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Sau cùng, lạm phát tiêu dùng nhìn chung vẫn được kiểm soát cho dù giá sản xuất đang tăng cao và tiếp đến là phải giảm tỷ lệ dự trữ các nhu cầu cá nhân. Ngoài ra, có nhiều ý kiến có từ tháng 4 năm 2020, cho rằng động thái tiếp theo sẽ là cắt giảm lãi suất cơ bản cho vay kì hạn 1 năm và 5 năm.

Biểu đồ thể hiện Tỷ số tiêu dùng hằng năm và Tỷ lệ cho vay

Nếu lãi suất cho vay chính giảm xuống ở một mức đáng kể thì sẽ thúc đẩy thị trường tiềm năng chứng khoán châu Á cũng như người Úc đối với các loại đầu tư tài chính rủi ro khác.

Với sự rối loạn của chuỗi cung ứng toàn cầu khiến tốc độ tăng trưởng quá mức cho phép khiến cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ kéo dài sang năm 2022. Tuy nhiên, việc cắt giảm lãi suất có thể giúp giảm bớt sự quá tải hiện nay.

Lạm phát đang tăng cao ở Nhật Bản

Nhật Bản, quốc gia mà hiện nay giá tiêu dùng vẫn đang rất bình ổn với chỉ số tiêu dùng cốt lõi hằng năm chỉ ở mức 0,2% trong tháng 10. Các bài báo được phát hành vào thứ sáu dự báo lạm phát sẽ tăng lên 0,4% trong tháng 11, vì một quốc gia sản xuất lớn như Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng và nguyên liệu thô nên khó có thể tránh được sự gia tăng lạm phát vô thời hạn và do đó xu hướng lạm phát có thể tăng dần đều vào năm 2022.

Lạm phát tại Nhật Bản

Tuy nhiên, ngay cả khi lạm phát cao hơn đi nữa, Ngân hàng Trung ương Nhật Bả ít có khả năng siết chặt chính sách nhất là trong năm tới. Vì sau nhiều năm giảm phát, Nhật Bản vẫn đang hưởng lợi từ việc giá Yên tăng cao trong một thời gian dài.

Vì vậy, cho dù có bất kỳ biến động tích cực nào từ dữ liệu CPI ngoài mong đợi cũng ​​sẽ không tạo ra nhiều sự thay đổi đối với đồng yên Nhật.

Euro và bảng Anh phục hồi một cách thần kỳ

Tại châu Âu, mặc dù không có chính sách đáng chú ý nào trong vài ngày qua nhưng đồng Euro và bảng Anh vẫn đang đi đúng hướng.

ECB vừa chỉ ra rằng lạm phát sẽ giảm trở lại dưới 2% vào năm 2023 nên không cần thiết phải tăng lãi suất sớm. Trong lúc đó, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã mắc sai lầm đối với các nhà đầu tư trong cuộc họp thứ hai liên tiếp khi nâng mức chi phí vay lên đến 15bps, tương đương 0,015%.

BoE lúc này đang lo lắng cho thị trường lao động bị thắt chặt đúng thời điểm mà những hạn chế về nguồn cung đang tăng lên khi lạm phát ngày càng nhiều và có vẻ điều này sẽ còn kéo dài trong một thời gian nữa. Tuy nhiên, khu vực sử dụng đồng Euro cũng đang gặp phải vấn đề về thất nghiệp nên khả năng lạm phát tăng cao trở lại cũng khá thấp.

Với lợi nhuận mà đồng Euro đạt được đang làm cho nhiều người cảm thấy khó hiểu, còn đồng bảng Anh đang chờ những phản ứng tích cực sau quyết định được BoE biện minh. Trong khi đó, một số nhà đầu tư đã bày tỏ sự thất vọng khi thấy các nhà hoạch định chính sách đã làm quá ít so với những gì họ cần phải làm để duy trì vị thế ôn hòa của mình và thị trường đã dần quen với việc ECB có những biến động nhẹ vào tháng 12 này. 

Đồng Euro và Bảng Anh liên tục giảm

Hơn nữa, mặc dù Fed khá tinh tường nhưng nhờ có Chủ tịch Powell hỗ trợ nên không đưa FOMC (Ủy ban thị trường mở Liên bang) vào mục thí điểm tự động theo hướng bình thường hóa hoàn toàn. Tất cả điều này có thể hỗ trợ đồng Euro trong nỗ lực hình thành một tường thành bảo vệ 1,13 đô la khi đồng bảng Anh đang đạt đến ngưỡng mức 1,33 đô la.

Dự kiến vào thứ Tư này, việc sửa đổi bản báo cáo dự đoán GDP của Anh cho quý thứ ba dường như không có nhiều tác động đến đồng bảng Anh. Nhưng dữ liệu của Mỹ thì lại có thể làm xáo trộn cả đồng bảng Anh và cả đồng Euro.

Đô la – cặp mắt đo chỉ số PCE lạm phát

Sự xâm chiếm dữ liệu của Mỹ bắt đầu từ việc được theo dõi chặt chẽ chỉ số niềm tin của người tiêu dùng và doanh số bán nhà hiện có vào thứ Tư. Thứ Năm, thu nhập cá nhân và chỉ số giá cả của chi phí tiêu dùng cá nhân cốt lõi (PCE) sẽ là những điểm nổi bật trong tuần. Những món hàng lâu bền, doanh số bán nhà mới và bài viết cuối cùng về thước đo tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan cũng sẽ ra mắt vào thứ Năm này.

Thị trường có vẻ vẫn rất ổn định sau động thái quyết liệt của Fed tại FOMC tháng 12 này. Thông điệp của Powell rất rõ ràng và mạnh mẽ khi sẵn sàng thay đổi hướng đi nếu cần thiết. Một phần làm thị trường yên tâm khi biết Fed muốn kiểm soát lạm phát nhưng cũng muốn dừng tất cả các tác nhân kích giá vượt quá giới hạn mà một số người cho là nguyên nhân của việc giá tăng đột biến.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư có thể hy vọng việc hành động sớm như vậy sẽ giúp lãi suất không tăng lên nhiều. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu dữ liệu về lạm phát tiếp tục càng ngày càng tồi tệ hơn? Sự ổn định của thị trường sẽ được kiểm tra từ các con số lạm phát PCE sau đây:

Lạm phát tiếp tục tăng mạnh ở Mỹ

Chỉ số PCE – thước đo tiêu chuẩn ưa thích của Fed – được dự báo sẽ tăng từ 4,1% lên 4,5% trong tháng 11. Và lượng tiêu thụ được dự đoán sẽ tăng mạnh 0,6% so với tháng trước.

Sau tuyên bố của Fed, đồng Đô-la Mỹ lao dốc và làm lợi nhuận Trái phiếu kho bạc giảm mạnh. Đây có thể chỉ là một trường hợp mua bán tin đồn của đồng Đô-la. Nhưng các nhà đầu tư nên nhớ là phải mất vài tháng nữa bức tranh lạm phát mới được cải thiện, sau đó mọi thứ sẽ quay trở lại sự ổn định vốn có.

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.